Khái quát về tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP đại chúng việt nam (pvcombank) – chi nhánh thái bình (Trang 25 - 29)

1.2. Cơ sở lý luận về chất lƣợng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.2.3. Khái quát về tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương

thương mại

1.2.3.1. Khái niệm tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng và chủ yếu của NHTM. Hoạt động này cũng là hoạt động mang lại nguồn thu lớn nhất cho các NH. Tuy nhiên cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất đối với các NHTM.

Trong nền kinh tế hàng hoá, trong cùng một thời gian luôn có một số chủ thể tạm thời dƣ thừa vốn, nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi và có nhu cầu cho vay. Bên cạnh đó luôn có một số chủ thể tạm thời thiếu hụt vốn, và có nhu cầu đi vay. Hiện tƣợng này làm nảy sinh mối quan hệ kinh tế mà nội dung của nó là nguồn vốn đƣợc dịch chuyển từ nơi tạm thời dƣ thừa sang nơi thiếu hụt với điều kiện hoàn trả vốn và lãi tiền vay là lợi nhuận thu đƣợc sau khi sử dụng vốn vay. Đây chính là quan hệ tín dụng.

Nhƣ vậy tín dụng là quan hệ vay mƣợn dựa trên nguyên tắc hoàn trả kèm theo lợi tức, nó để thoả mãn nhu cầu của cả 2 bên, do đó nó là một quan

hệ bình đẳng, cả 2 bên cùng có lợi và mang tính thoả thuận lớn. Hay nói cách khác, tín dụng là sự chuyển dịch tạm thời một lƣợng giá trị, lƣợng giá trị này có thể là tiền hoặc bất động sản hoặc động sản từ ngƣời dƣ thừa vốn tới ngƣời thiếu hụt vốn trên cơ sở có sự hoàn trả giữa hai chủ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Phần chênh lệch giữa giá trị hoàn trả và giá trị ban đầu chính là giá phải trả cho việc chiếm dụng vốn (Phan Thị Thu Hà, 2013).

Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ vay mƣợn giữa ngân hàng với tất cả các cá nhân, các tổ chức và các doanh nghiệp khác trong xã hội. Nó không phải là quan hệ dịch chuyển vốn trực tiếp từ nơi thừa sang nơi thiếu mà là quan hệ dịch chuyển vốn gián tiếp thông qua một tổ chức trung gian, đó là ngân hàng. Tín dụng ngân hàng cũng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng, đó là quan hệ vay mƣợn có hoàn trả cả vốn và lãi sau một khoảng thời gian nhất định, là quan hệ chuyển nhƣợng tạm thời quyền sử dụng vốn và là quan hệ bình đẳng cả hai bên cùng có lợi (Cao Thị Ý Nhi, 2016).

Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đƣợc hiểu là việc thỏa thuận giữa ngân hàng và doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo đó ngân hàng chuyển giao tạm thời tài sản cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ nhƣ: cho vay, cho thuê tài chính, chiết khấu, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác (Ngô Thị Thu Mai, 2014).

1.2.3.2. Các sản phẩm tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại

Dựa vào các tiêu thức nhƣ: thời hạn cho vay, mục đích sử dụng vốn vay, loại tài sản đảm bảo, sản phẩm tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ đƣợc phân chia thành nhiều hình thức cấp tín dụng khác nhau:

- Theo thời hạn cho vay

+ Tín dụng ngắn hạn: Đƣợc hiểu là khoản cấp tín dụng có thời hạn nhỏ hơn 12 tháng. Các khoản tín dụng sử dụng để bổ sung nhu cầu vốn lƣu động

cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu thanh toán đến hạn,… ít chịu ảnh hƣởng bởi sự biến động của thị trƣờng.

+ Tín dụng trung hạn: Đƣợc hiểu là khoản cấp tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm, đƣợc dùng để cho vay vốn phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.

+ Tín dụng dài hạn: Đƣợc hiểu là các khoản tín dụng có thời hạn trên 5 năm, với những khoản tín dụng dài hạn với mục đích cho vay để mua sắm tài sản cố định, đầu tƣ vào nhà xƣởng, tài trợ dự án, mở rộng quy mô....

Các khoản tín dụng trung và dài hạn chủ yếu phục vụ cho mục đích đầu tƣ vào tài sản cố định nhƣ nhà xƣởng, máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc tài trợ dự án đầu tƣ.

- Theo các biện pháp bảo đảm tiền vay

+ Tín dụng có tài sản đảm bảo: Hình thức cấp tín dụng mà các khoản cho vay phát ra đều có tài sản tƣơng ứng với khoản cấp tín dụng cụ thể với các hình thức nhƣ: ký quỹ, cầm cố, thế chấp, chiết khấu và bảo lãnh.

+ Tín dụng không có tài sản đảm bảo: Hình thức cấp tín dụng dựa trên uy tín của khách hàng hoặc cho vay theo chỉ định của Chính phủ, cho vay dựa vào uy tín của bên thứ ba (có thể là tổ chức chính trị - xã hội).

- Theo vào mục đích sử dụng vốn vay, tín dụng ngân hàng chia thành hai loại:

+ Tín dụng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh: là loại hình cấp tín dụng cho các doanh nghiệp để họ phục vụ sản xuất và kinh doanh nhƣ: để đầu tƣ mua sắm máy móc thiết bị mới, đầu tƣ khác hay bổ sung vốn lƣu động.

+ Tín dụng tiêu dùng: là loại hình tín dụng đƣợc cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Loại hình tín dụng này thƣờng đƣợc dùng để mua sắm nhà cửa, xe cộ, các trang thiết bị trong gia đình... Tín dụng tiêu dùng ngày càng có xu hƣớng phát triển và gia tăng.

- Theo hình thức cấp tín dụng

+ Hạn mức tín dụng: Hình thức cấp tín dụng trong đó doanh nghiệp đƣợc quyền rút vốn theo hạn mức tín dụng đã đƣợc cấp trong một khoảng thời gian nhất định (tối đa không quá 12 tháng). Doanh nghiệp chỉ phải lập 01 hồ sơ duy nhất trong cả quá trình vay vốn của doanh nghiệp mình. Hình thức này chỉ giới hạn dƣ nợ, không giới hạn doanh số, do vậy tổng doanh số cho vay trong thời gian cho vay có thể lớn hơn hạn mức tín dụng nếu doanh nghiệp thƣờng xuyên trả nợ.

+ Thấu chi: Hình thức cấp tín dụng trong đó ngân hàng cho phép doanh nghiệp chi vƣợt số tiền có trên tài khoản thanh toán của mình. Hình thức này đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp mà không cần phải làm thủ tục nhƣ các khoản vay thông thƣờng, do đó sẽ tiết kiệm đƣợc thời gian vay vốn.

+ Cho vay từng lần: Hình thức cấp tín dụng trong đó mỗi lần có nhu cầu vay vốn, khách hàng lập một bộ hồ sơ gửi đến ngân hàng. Với hình thức cho vay từng lần, doanh số cho vay đối với khách hàng chỉ đƣợc vay tối đa bằng mức dƣ nợ. Hình thức này phục vụ các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn không thƣờng xuyên, hoạt động kinh doanh theo mùa vụ, uy tín với ngân hàng không cao. Mỗi khoản vay đƣợc lƣu trữ thành hồ sơ độc lập và đƣợc quản lý, kiểm soát tách biệt.

+ Chiết khấu giấy tờ có giá: Hình thức ngân hàng mua hoặc mua có kì hạn các công cụ chuyển nhƣợng, giấy tờ có giá mà khách hàng mang đến chiết khấu tại ngân hàng.

+ Cho vay đầu tƣ dự án: Đƣợc hiểu là NH cho vay nhằm đáp ứng các nhu cầu hình thành TSCĐ của khách hàng nhƣ đầu tƣ mới, đầu tƣ mở rộng công suất, đầu tƣ đổi mới công nghệ hoạt động SXKD.

(bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên đƣợc bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã đƣợc trả thay.

+ Cho vay hợp vốn (cho vay đồng tài trợ): là hình thức cấp tín dụng thông qua việc tham gia tài trợ vốn của từ hai tổ chức tín dụng trở lên, trong đó có một tổ chức tín dụng đứng ra làm đầu mối.

+ Cho vay bằng vốn tài trợ ủy thác đầu tƣ: Hình thức cấp tín dụng theo đó ngân hàng cho vay đối với doanh nghiệp bằng nguồn vốn ủy thác, bên ủy thác chịu mọi rủi ro, bên nhận ủy thác đƣợc hƣởng phí ủy thác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP đại chúng việt nam (pvcombank) – chi nhánh thái bình (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)