Phƣơng pháp phân tích tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP đại chúng việt nam (pvcombank) – chi nhánh thái bình (Trang 53 - 56)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

2.5. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp

Phƣơng pháp phân tích tổng hợp có ý nghĩa rất lớn trong quá trình quản lý kinh tế. Nhờ có phƣơng pháp và lý luận phong phú mà có thể vạch ra nguyên nhân của việc hoàn thành kế hoạch, cùng với việc phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố đến nguồn lực, xác định các mối liên hệ, các tính quy luật chung của hệ thống.

Theo hƣớng phân tích đối tƣợng nghiên cứu đƣợc tách ra thành nhiều các yếu tố cấu thành, các nguyên nhân ảnh hƣởng đến sự biến động của đối tƣợng cũng đƣợc chia ra làm nhiều nguyên nhân nhỏ hơn nhằm tạo các kết quả nghiên cứu một cách sâu sắc và chi tiết đối tƣợng. Do việc phân tích các

nhân tố nhƣ trên ta có thể khảo sát và biết đƣợc nhân tố nổi trội tác động đến đối tƣợng cần nghiên cứu. Mức độ chi tiết của việc nghiên cứu phân tích nhân tố phụ thuộc vào nhiệm vụ phân tích thống kê và khả năng thực tế của sự phân tích nhân tố.

Bƣớc tiếp theo của phân tích là tổng hợp. Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái khái quát, cái chung của vấn đề. Từ những kết quả phân tích từng mặt, phải tổng hợp lại để tìm ra bản chất, rút ra kết luận của những thay đổi ảnh hƣởng đến giá trị các nhân tố.

Phƣơng pháp phân tích tổng hợp số liệu thống kê dựa trên cơ sở các số liệu hiện tại của PVcomBank chi nhánh Thái Bình, thực hiện phân chia dƣ nợ, nguồn vốn tại thời điểm 31/12 giai đoạn 2016 - 2018 theo các tiêu chí để đánh giá chất lƣợng tín dụng đối với khách hàng DNVVN và so sánh tăng giảm tuyệt đối, tƣơng đối giữa các thời kỳ nhƣ: dƣ nợ phân theo đối tƣợng khách hàng, dƣ nợ phân theo ngành kinh tế, dƣ nợ phân theo tài sản đảm bảo, nợ quá hạn DNVVN, nợ xấu DNVVN...

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phƣơng pháp phân tích SWOT. Mô hình phân tích SWOT là một công cụ hữu dụng đƣợc sử dụng nhằm hiểu rõ Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Nguy cơ (Threats) trong một dự án hoặc tổ chức kinh doanh. Thông qua phân tích SWOT, tác giả đánh giá đƣợc những điểm mạnh của ngân hàng cần phải đƣợc duy trì, sử dụng chúng làm nền tảng và đòn bẩy; những điểm yếu mà ngân hàng cần đƣợc sửa chữa, thay thế hoặc chấm dứt; những cơ hội mà ngân hàng nên tận dụng, ƣu tiên, nắm bắt kịp thời và cuối cùng là những nguy cơ mà ngân hàng phải đối mặt cần phải có phƣơng án phòng bị, giải quyết, quản lý.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chƣơng này, luận văn đã trình bày hệ thống các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong luận văn. Phƣơng pháp thu thập số liệu: căn cứ từ các Báo cáo tổng kết hoạt động của PVcomBank Thái Bình qua 3 năm 2016 - 2018; Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu nhằm mục đích giải quyết các vấn đề nghiên cứu.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG PVCOMBANK - CHI NHÁNH THÁI BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP đại chúng việt nam (pvcombank) – chi nhánh thái bình (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)