Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP đại chúng việt nam (pvcombank) – chi nhánh thái bình (Trang 44 - 48)

1.4. Kinh nghiệm và bài học rút ra cho PVcomBank Thái Bình để nâng cao

1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở

ở một số ngân hàng thương mại trong nước

1.4.1.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Vietinbank

Vietinbank đã ban hành nhiều chính sách thuận lợi cho DNVVN nhƣ: Cho vay tín chấp hoặc chỉ yêu cầu một tỷ lệ tài sản bảo đảm nhất định đối với những doanh nghiệp có hồ sơ và tình hình tài chính lành mạnh; áp dụng những gói lãi suất ƣu đãi trong các chƣơng trình “Kết nối khách hàng tiềm năng”, “Tiếp sức thành công”,… Vietinbank cũng có đội ngũ nhân viên đƣợc đào tạo bài bản sẵn sàng hỗ trợ, tƣ vấn cho các DNVVN tại hơn 150 chi nhánh trên toàn quốc.

Không chỉ ƣu đãi về lãi suất, Vietinbank còn chủ trƣơng ƣu đãi các dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng tiếp cận đƣợc nguồn vốn dễ dàng, thuận tiện, nhanh chóng giải ngân kịp thời phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong năm 2016, để giúp doanh nghiệp đứng vững trong suy thoái khôi phục lại sản xuất kinh doanh đón đầu cơ hội mới, song song với các việc duy trì các chƣơng trình tín dụng ƣu đãi, Vietinbank tiếp tục tích cực triển khai các sản phẩm dịch vụ mới dành cho DNVVN. Nếu trƣớc đây các doanh nghiệp này bị đánh đồng với các đối tƣợng cho vay có độ rủi ro cao và để đƣợc vay vốn phải có tài sản đảm bảo.

1.4.1.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (Seabank)

thù, năm 2018, SeABank chủ động đầu tƣ đồng bộ từ sản phẩm, thủ tục, cán bộ kinh doanh đến các khâu phê duyệt với mục tiêu chung đảm bảo am hiểu và chuyên môn hóa theo ngành toàn diện và sâu sắc, phục vụ khách hàng hiệu quả.

SeABank tập trung xây dựng các sản phẩm riêng phục vụ theo từng ngành: Thi công xây lắp, vật liệu xây dựng, nhựa, thiết bị y tế, dƣợc, dệt may… đƣa ra thị trƣờng và nhận đƣợc sự đón nhận nhiệt tình của các doanh nghiệp.

SeABank đã nghiên cứu, phát triển và đƣa ra những giải để giải quyết những khó khăn của doanh nghiệp, đặc biệt xây dựng sản phẩm dựa trên chính trải nghiệm của khách hàng cũng nhƣ khả năng cung cấp dịch vụ tín dụng tổng thể nhƣ tỷ lệ ký quỹ, tín chấp trong bảo lãnh, tài sản đảm bảo nhận linh hoạt… hoàn toàn dựa trên đặc trƣng ngành nghề, đặc thù kinh doanh, chính sách bán hàng và khả năng phát triển của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch…

Song song với đầu tƣ phát triển sản phẩm, đội ngũ bán hàng đƣợc SeABank xây dựng phục vụ khách hàng.

Điểm đặc biệt hơn, SeABank đang tiến tới việc triển khai hình thức nhóm phê duyệt theo ngành với sự tham gia đồng thời của cả chi nhánh và hội sở. Do đó, khẩu vị rủi ro đƣợc thống nhất trên toàn hệ thống.

1.4.1.3. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng TMCP Quân đội (MBbank)

MB dành nguồn vốn ƣu đãi với quy mô 20.000 tỷ đồng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời, phát triển các sản phẩm tài trợ sản xuất kinh doanh cho nhóm khách hàng này với quy định linh hoạt về tài sản đảm bảo và mức lãi suất cho vay phù hợp.

Bên cạnh đó, MB còn triển khai các chính sách, sản phẩm ƣu đãi cho các nhóm ngành ƣu tiên (phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; thực hiện phƣơng án, dự án sản xuất - kinh doanh hàng xuất khẩu; phục vụ sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển ngành công nghiệp

hỗ trợ; phục vụ sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao), các doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua gói sản phẩm start-up, chính sách thu hút khách hàng doanh nghiệp mới, tạo kênh liên kết với doanh nghiệp thông qua các hiệp hội, Sở Kế hoạch đầu tƣ tại các tỉnh.

1.4.1.4. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank)

Đầu tháng 1.2019, Tạp chí The Asian Banker đã công bố bình chọn VPBank là “Ngân hàng tốt nhất dành cho SME” (Best SME Bank) tại Việt Nam trong chƣơng trình giải thƣởng The Asian Banker Vietnam Country Awards. Với VPBank, từ năm 2012 ngân hàng đã xây dựng chiến lƣợc đồng hành cùng với các DNVVN (SME). Cho tới nay, VPBank đã phục vụ hơn 75.000 SME, chiếm hơn 10% tổng số doanh nghiệp trên cả nƣớc. Ngân hàng cũng đã 81 trung tâm chuyên biệt phục vụ nhu cầu của các SME trên toàn quốc.

Các yếu tố đƣa VPBank trở thành ngân hàng phục vụ SME tốt nhất tại Việt Nam nằm ở sự sáng tạo và tỷ lệ tăng trƣởng khách hàng tốt. Điểm sáng của sự sáng tạo trong phân khúc SME chính là sự ra đời của sản phẩm riêng dành cho các SME do phụ nữ làm chủ. Giải pháp của VPBank bao gồm cả các hoạt động hỗ trợ phi tài chính và gói sản phẩm tài chính đã đƣợc thiết kế phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và dễ dàng đƣợc các doanh nghiệp tiếp cận hơn.

Sự sáng tạo của VPBank nhằm đáp ứng nhu cầu của các SME còn thể hiện ở sản phẩm “Tài trợ hóa đơn VAT”. Đây là sản phẩm tài chính giao thoa giữa hình thức vay vốn có tài sản đảm bảo và không tài sản đảm bảo, với thủ tục vay vốn đƣợc tinh giản tối đa nhằm giúp các doanh nghiệp có thể lo đƣợc nguồn vốn nhanh chóng cho những đơn hàng trong ngắn hạn.

Bên cạnh hai sản phẩm kể trên, các gói sản phẩm cho vay tín chấp dành cho các doanh nghiệp siêu nhỏ (micro-SME) tiếp tục đƣợc ngân hàng đẩy mạnh. Đây cũng là sản phẩm mang lại sự khác biệt cho VPBank trong phân

khúc SME, do các sản phẩm này không đòi hỏi phải có tài sản thế chấp - yếu tố đƣợc coi là rào cản lớn khiến đa số các SME khó tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng trong nhiều năm qua.

Cuối cùng, nhƣng không kém phần quan trọng đƣa VPBank trở thành ngân hàng phục vụ SME tốt nhất, đó là quá trình chuyển đổi số hóa tại VPBank đã đóng góp đáng kể nâng cao chất lƣợng dịch vụ của ngân hàng, cũng nhƣ tạo ra một sân chơi mới thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng SME. Trái tim của quá trình số hóa này là sự ra đời của nền tảng trực tuyến SME Connect. Nền tảng này hoạt động nhƣ một diễn đàn của cộng đồng SME nhằm chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận những chủ đề vƣớng mắc mà các doanh nghiệp đang gặp phải. Thông qua đó, chính các SME có thể hỗ trợ, hợp tác với nhau và VPBank cũng thấu hiểu nhu cầu của các doanh nghiệp nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phù hợp hơn, với chất lƣợng tốt hơn.

1.4.1.5. Kinh nghiệm của doanh nghiệp vừa và nhỏ khi tiếp cận vốn ngân hàng

Để vay đƣợc vốn trƣớc hết DNNVV cần phải để ngân hàng xác định đƣợc nhu cầu cần vốn thực sự của mình. Tiếp đó, doanh nghiệp cần đƣa ra một phƣơng án sử dụng vốn hiệu quả, đem lại lợi ích cho khách hàng cũng nhƣ nền kinh tế để thuyết phục đƣợc ngân hàng.

Các điều kiện mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng để đƣợc vay vốn tại các ngân hàng nhƣ sau:

Ngƣời đại diện vay tiền phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự.

- Mục đích sử dụng vay vốn phải là mục đích chính đáng, minh bạch, rõ ràng;

- Doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, không quá yếu kém, đủ khả năng để chi trả khoản nợ cả gốc và lãi;

hoạch trả nợ, kế hoạch này phải có tính thực tế, khả thi;

- Doanh nghiệp phải đảm bảo tài sản của mình phù hợp với các quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP đại chúng việt nam (pvcombank) – chi nhánh thái bình (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)