Nâng cao chất lượng công tác thẩm định các yêu cầu Bảo lãnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố nam định (Trang 84 - 86)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động bảo lãnh NHNo&PTNT – Ch

4.2.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định các yêu cầu Bảo lãnh

Để đảm bảo đƣa ra quyết định chấp nhận hay từ chối phát hành BL, NH cần nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định, đây là giải pháp tối ƣu để hạn chế rủi ro mở rộng quy mô cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng BL. Khi xem xét BL cho doanh nghiệp, cán bộ NH phải nghiên cứu kỹ lƣỡng hợp đồng kinh tế, dự án, phƣơng án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó thông qua việc xem xét, nghiên cứu, tính toán các chỉ tiêu, các thông số, từ đó đƣa ra kết luận về tính khả thi của dự án. Nhƣng, thực tế việc thẩm định ở chi nhánh cho thấy, đối với hầu hết các bộ hồ sơ BL, các bản thẩm định dự án chỉ là sao chép lại các bản tính toán các chỉ tiêu hiệu quả của khách hàng. Nguyên nhân ở đây là do trình độ năng lực hạn chế của cán bộ

thẩm định, ngoài nghiệp vụ chuyên môn còn hạn chế, họ cũng không thể am hiểu tƣờng tận các chuyên môn khác thuộc các lĩnh vực kinh tế khác dẫn đến bản thân cán bộ khó có thể đƣa ra kết luận chính xác. Thêm vào đó, cơ chế hạch toán kế toán kiểm toán của nƣớc ta hiện nay chƣa đồng bộ, chƣa chặt chẽ, nhiều kẽ hở tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thiếu trung thực, vì thế mà kết quả thẩm định tại chi nhánh có thể sai lệch. Các lý do trên làm cho công tác thẩm định dự án bị vô hiệu dẫn đến khả năng rủi ro cao cho NH khi chấp nhận BL, hoặc làm NH có thể bỏ qua cơ hội tốt nếu từ chối BL. Các giải pháp cho tình trạng trên của chi nhánh:

 Chi nhánh cần xây dựng hệ thống các chỉ tiêu định lƣợng chuẩn mực, thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để so sánh, đối chiếu, đảm bảo tính chính xác về nguồn thông tin thu thập đƣợc, kết hợp kinh nghiệm thực tế để đƣa ra những đánh giá tổng quan, từ đó quyết định đồng ý hay từ chối BL. Trong quá trình thẩm định, thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng, chi nhánh có thể thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ: Thông tin thu thập đƣợc trong quá trình phỏng vấn khách hàng, kiểm tra thực tế tại nơi SXKD dịch vụ của khách hàng, thông tin từ các nguồn khác (CIC, cơ quan quản lý doanh nghiệp, cơ quan thuế, thông tin từ phòng quản lý rủi ro tín dụng ở ngân hàng…), hoặc đề nghị ngƣời có thẩm quyền quyết định mua thông tin (nếu xét thấy các thông tin thu thập đƣợc chƣa đủ/chƣa đủ tin cậy). Tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại BL để thu thập thông tin thích hợp.

 Các cán bộ nghiệp vụ phải phối hợp thƣờng xuyên với cơ quan chuyên môn, hữu quan và đặc biệt là chuyên gia trong từng lĩnh vực cụ thể để nâng cao chất lƣợng, đảm bảo tính kinh tế cũng nhƣ tính pháp lý của quá trình thẩm định.

 Khi xem xét các dự án của khách hàng cần đặt nó trong môi trƣờng bên ngoài để có thể đánh giá một cách khách quan nhƣ: tính chất mùa vụ, nhu cầu thị trƣờng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, vị trí của doanh nghiệp trên thị trƣờng… từ đó mới đánh giá đƣợc tính khả thi của dự án.

Để làm đƣợc những điều này điều quan trọng là NH cần tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức và kỹ năng thẩm định dự án cho các cán bộ nghiệp vụ. Trong

quá trình thẩm định cán bộ nghiệp vụ phải kiểm tra đƣợc tính chính xác của số liệu làm căn cứ tính toán, từ đó xem xét, đánh giá tính khả thi của dự án trên cả ba phƣơng diện: kỹ thuật, tài chính, kinh tế - xã hội để có thể đƣa ra những quyết định BL đúng đắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố nam định (Trang 84 - 86)