Mục tiêu và đối tƣợng quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện đô lương, tỉnh nghệ an (Trang 26 - 27)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.3. Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

1.3.2. Mục tiêu và đối tƣợng quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

1.3.2.1. Mục tiêu quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

Quản lý thuế đối với HKD cá thể nhằm đạt các mục tiêu cơ bản sau:

Một là, QLT nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho NNT nộp đúng, đủ, kịp thời tiền

thuế vào NSNN

Hai là, phải tối thiểu hóa chi phí nâng cao hiệu quả quản lý thuế.

Chi phí cho QLT không phải chỉ tính đến chi phí đối với bộ máy hành thu nhƣ chi phí trả lƣơng cho đội ngũ cán bộ thuế, chi phí in ấn tài liệu, cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc,… mà còn phải tối thiểu hóa chi phí tuân thủ của NNT, trong đó tối thiểu hóa về thời gian, thủ tục hành chính thuế là một ví dụ để giảm chi phí QLT. Nếu NNT trƣớc những chi phí tuân thủ cao sẽ tìm cách tránh thuế, trốn thuế gây khó khăn cho CQT.

Ba là, phát huy tối đa vai trò của thuế trong nền kinh tế.

Vai trò của thuế mang tính toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô, điều tiết thu nhập, giảm bớt chênh lệch giàu nghèo, thuế góp phần kiểm tra, giám sát các hoạt động SXKD..

Bốn là, tăng cƣờng ý thức chấp hành pháp luật cho ngƣời dân.

nƣớc. Giống nhƣ các hoạt động quản lý khác, QLT đối với HKD cá thể cũng phải thông qua công cụ luật pháp, chính sách để điều chỉnh hành vi của NNT. Đồng thời, trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách đó, bằng công tác thanh tra, kiểm tra đối tƣợng nộp thuế, ý thức chấp hành pháp luật thuế của ngƣời dân đƣợc nâng cao. Ý thức chấp hành pháp luật biểu hiện một xã hội văn minh, hiện đại. Nhà nƣớc phải quản lý bằng luật pháp, mọi ngƣời dân trong nƣớc phải sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật

1.3.2.2. Đối tượng quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

Theo quan niệm về HKD cá thể, đây là loại hình kinh doanh do một cá nhân hoặc một hộ gia đình, hoặc một nhóm ngƣời có năng lực pháp luật và đủ năng lực hành vi thành lập để kinh doanh và không đƣợc sử dụng thƣờng xuyên quá 10 lao động. HKD cá thể có thể là: các hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân có thu nhập từ hoạt động kinh doanh trong các ngành nghề nhƣ thƣơng nghiệp, sản xuất, vận tải, ăn uống, dịch vụ, xây dựng và ngành khác. Trong số này bao gồm cả hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp, làm muối và những ngƣời bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lƣu động, khai thác tài nguyên thủ công, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh…

Cơ quan thuế sẽ căn cứ vào quy mô, ngành nghề hoạt động và mức độ thực hiện ghi chép sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ để phân nhóm, phân loại HKD, từ đó có phƣơng pháp tính thuế và cách thức quản lý sao cho phù hợp. Nội dung cụ thể của QLT đối với HKD cá thể bao gồm các hoạt động: quản lý đăng ký thuế, quản lý kê khai thuế, quản lý nộp thuế, xử lý miễn, giảm thuế, xử lý hoàn thuế, quản lý thông tin NNT, kiểm tra - thanh tra thuế, cƣỡng chế - xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện đô lương, tỉnh nghệ an (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)