Sử dụng tốt công cụ quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện đô lương, tỉnh nghệ an (Trang 89 - 93)

Chƣơng 4 : PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG

4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn

4.3.3. Sử dụng tốt công cụ quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

4.3.3.1. Thực hiện tốt hệ thống luật pháp và các chính sách có liên quan

Chính sách thuế cần đƣợc triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời. Việc áp dụng các sắc thuế, thuế suất phải bao quát đầy đủ các thành phần kinh tế, đúng đối tƣợng nộp thuế để tạo công bằng xã hội trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đối NSNN, đồng thời để mở rộng và phát triển nguồn thu.

Tăng cƣờng tuyên truyền, hỗ trợ thuế. Chú trọng đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tạo điều kiện cho NNT tiếp cận thông tin về thuế dễ dàng, giúp NNT nắm đƣợc đầy đủ, kịp thời chính sách thuế mới. Quyết liệt thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại Chi cục Thuế tạo điều kiện thuận lợi và tháo gỡ khó khăn cho NNT trong việc chấp hành các thủ tục về thuế. Thành lập đƣờng dây nóng để hỗ trợ giải đáp kịp thời những vƣớng mắc về chính sách và thủ tục thuế giúp ngƣời dân yên tâm, tin tƣởng để tiếp tục duy trì và phát triển SXKD.

Tăng cƣờng tính minh bạch, công khai trong công tác QLT đối với HKD. Công khai rộng rãi mức doanh thu, mức thuế phải nộp của từng HKD, danh sách HKD đƣợc miễn, giảm và gia hạn nộp thuế, danh sách HKD nợ thuế để có sự giám sát đầy đủ của các ban ngành và ngƣời dân đối với công tác quản lý thuế.

Trong qua trình triển khai chính sách thuế, cần có sự kiểm tra tính hiệu quả và sâu sát tình hình thực thi nhiệm vụ của cán bộ thuế cũng cũng nhƣ khả năng chấp hành của NNT để nắm bắt và giải quyết kịp thời những bất cập, khó khăn, hoặc phát hiện những điểm chƣa phù hợp của chính sách để từ đó có đề xuất kiến nghị lên cấp trên tiếp tục cải cách hoàn thiện, làm sao để chính sách thuế ngày càng thực tiễn với cuộc sống, đƣợc đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ.

4.3.3.2. Vận dụng tốt các biện pháp nghiệp vụ, quy trình quản lý thuế

Thứ nhất, vận dụng sáng tạo các biện pháp nghiệp vụ.

Một là, công bố các thủ tục về thuế trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng

(báo, đài phát thanh, đài truyền hình) và tại các trụ sở Chi cục thuế để NNT biết và thực hiện. Niêm yết công khai mẫu biểu theo quy định hiện hành về các thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, miễn giảm thuế, hoàn thuế tại trụ sở CQT, trụ sở UBND xã, thị trấn hoặc tại các địa điểm trung tâm, Ban quản lý chợ...để HKD chủ động nắm bắt, hạn chế thời gian đi lại làm thủ tục.

Hai là, công tác tuyên truyền, hỗ trợ bên cạnh những biện pháp nghiệp vụ và

hình thức truyền thống nhƣ qua phƣơng tiện truyền thông loa đài báo chí, tổ chức các cuộc hội nghị đối thoại, tập huấn chính sách thuế, giải đáp bằng văn bản hoặc qua điện thoại những vƣớng mắc về thuế khi có yêu cầu của NNT,..., thì cần phải đa

dạng, cải tiến hình thức để có sức thuyết phục cao, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện thực tế ở địa phƣơng và trình độ nhận thức của ngƣời dân. Có thể đề xuất một số hình thức nhƣ: sáng tác thơ ca, hò vè, dàn dựng những tác phẩm kịch ngắn, soạn những câu đố hỏi (có phần thƣởng động viên), nội dung nhằm truyền tải các chính sách, luật thuế mới, đƣợc lồng ghép tổ chức tuyên truyền tại các buổi sinh hoạt tập thể của khối, xóm hoặc trong những hội nghị tập huấn chính sách thuế. Tuyên dƣơng khen thƣởng kịp thời NNT có hiểu biết sâu rộng chính sách thuế và tự giác chấp hành pháp luật về thuế.

Ba là, tăng cƣờng các giải pháp thu tiền nợ thuế, khẩn trƣơng triển khai việc

giao chỉ tiêu thu nợ và chỉ đạo các bộ phận, cá nhân đƣợc phân công quản lý nợ thuế, đối chiếu xác định chính xác số tiền thuế nợ của từng HKD; phân loại các khoản nợ thuế; theo dõi, nắm bắt diễn biến, tình trạng nợ để xây dựng kế hoạch, biện pháp thu nợ chi tiết đến từng đối tƣợng nợ thuế; thƣờng xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ công tác quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế, kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm đối với các trƣờng hợp chậm nộp, chây ỳ nợ thuế. Tiến hành thu thập, xác minh thông tin ngƣời nợ thuế một cách linh hoạt, phù hợp để có thông tin chính xác. Thực hiện phối hợp giữa các bộ phận: quản lý thu thuế, kiểm tra thuế và kê khai kế toán thuế nhằm xác định đầy đủ, chính xác số tiền thuế còn nợ để kịp thời đôn đốc thu nợ thuế, kiểm tra tình hình tài chính, tài sản xác định thông tin chính xác phục vụ công tác cƣỡng chế thu hồi nợ thuế; phối kết hợp chặt chẽ với Kho bạc Nhà nƣớc, Ngân hàng để thực hiện cƣỡng chế thu hồi nợ thuế.

Thứ hai, vận dụng linh hoạt quy trình QLT đối với HKD.

Để khắc phục tính hình thức, rƣờm rà, máy móc đồng thời hạn chế thời gian thực hiện các khâu của quy trình, Chi cục Thuế cần phải cải tiến và vận dụng linh hoạt quy trình sao cho phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị. Đối với các địa bàn xã miền núi và những địa bàn xã trung tâm, tổng số HKD thƣờng chỉ xấp xỉ vài chục hộ, thay vì thực hiện quy trình theo trình tự 8 bƣớc nhƣ trƣớc đây có thể gộp lại còn 5 bƣớc. Cụ thể gộp từ bƣớc 1 đến bƣớc 4 thành 1 bƣớc (Quản lý danh bạ NNT và duyệt sổ thuế ổn định năm) bằng việc: Chi cục Thuế thành lập tổ triển khai

quy trình, thành phần gồm có lãnh đạo Chi cục quản lý thuế HKD, cán bộ chuyên quản địa bàn đƣợc phân công, cán bộ bộ phận tuyên truyền, kê khai và kiểm tra thuế. Tổ triển khai phối hợp với Hội đồng tƣ vấn thuế xã tổ chức họp toàn bộ HKD, trƣớc đó có thông báo qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng của xã về kế hoạch họp để HKD chuẩn bị các thủ tục hồ sơ cần thiết. Tại cuộc họp sẽ thực hiện lấy thông tin để đăng ký thuế cho hộ mới ra kinh doanh, hƣớng dẫn kê khai thuế, thu hồi tờ khai và phân loại HKD. Trực tiếp duyệt và công khai doanh thu mức thuế phải nộp tại cuộc họp để lấy ý kiến của hộ và của Hội đồng tƣ vấn thuế làm căn cứ lập sổ thuế ổn định năm. Nhƣ vậy các quy trình nghiệp vụ vẫn đƣợc thực hiện đầy đủ và công khai minh bạch nhƣng giảm thiểu thời gian đáng kể cho cả cán bộ thuế và HKD. Đối với khâu tổ chức thu thuế cần vận động HKD nộp hết tiền thuế một lần hoặc hai lần trong năm để hạn chế việc đi lại nộp thuế hàng tháng mất thời gian.

4.3.3.3 Ứng dụng có hiệu quả công nghệ hiện đại vào công tác quản lý thuế

Tăng cƣờng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế góp phần tích cực trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế, giảm thiểu thất thu thuế và cải thiện chất lƣợng phục vụ NNT, đáp ứng yêu cầu cải cách và hiện đại hóa ngành Thuế.

Trƣớc hết tập trung triển khai hiệu quả chƣơng trình cải cách hành chính, mở rộng, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử, nộp thuế qua ngân hàng, giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát việc quản lý đăng ký, kê khai thuế trên các hệ thống quản lý thông tin NNT. Đồng thời, thực hiện tốt hiện đại hoá thu nộp ngân sách đối với mọi khoản nộp của NNT, kết nối thông tin giữa các ngành: Thuế - Hải quan - Kho bạc - Tài chính - Ngân hàng, đảm bảo thông tin dữ liệu đƣợc cập nhật kịp thời phục vụ công tác điều hành ngân sách trên địa bàn.

Để góp phần thực hiện thành công mục tiêu chiến lƣợc cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 của nƣớc ta đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê, ngay từ bây giờ CQT cần có kế hoạch tăng cƣờng áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế HKD. Trƣớc hết CQT cần tổ chức quy hoạch đội ngũ cán bộ phụ trách

công tác tin học để có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức cho cán bộ trong đơn vị, phấn đấu đến hết năm 2016 tối thiểu 90%, và đến năm 2020 là 100% cán bộ có thể khai thác và vận hành một cách hiệu quả các trang thiết bị, cũng nhƣ sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng vào công tác quản lý thuế. Song song với đó, CQT cần xây dựng dự toán kinh phí để đầu tƣ cơ sở hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin nhƣ hệ thống máy móc, đƣờng truyền, từng bƣớc hiện đại hóa trang thiết bị đáp ứng tốt cho nhu cầu tiếp nhận và vận hành các phần mềm hỗ trợ quản lý.

Ngoài ra CQT cần tăng cƣờng công tác tuyên truyền, khuyến khích để NNT tích cực sử dụng công nghệ thông tin vào việc tra cứu pháp luật về thuế, việc kê khai, nộp thuế cũng nhƣ thực hiện các thủ tục hành chính về thuế; làm nền tảng cho việc kê khai thuế theo hình thức tự nguyện của NNT qua Internet, hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp giữa NNT và cán bộ thuế nhằm giảm thiểu mọi tiêu cực phát sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện đô lương, tỉnh nghệ an (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)