Phƣơng hƣớng tăng cƣờng quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện đô lương, tỉnh nghệ an (Trang 84 - 86)

Chƣơng 4 : PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG

4.2. Phƣơng hƣớng tăng cƣờng quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa

thì dự tính đến năm 2016 số lƣợng HKD trên địa bàn khoảng 4.700 hộ và đến năm 2020 lên tới gần 5.900 hộ.

Nhƣ vậy, trong thời gian tới HKD cá thể vẫn sẽ duy trì và không ngừng phát triển. Đây là lực lƣợng không hề nhỏ góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong cả nƣớc nói chung và trên địa bàn huyện Đô Lƣơng nói riêng, góp phần tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, rút ngắn chênh lệch về sự phát triển giữa thành thị và nông thôn và đóng góp làm tăng nguồn thu cho NSNN.

4.2. Phƣơng hƣớng tăng cƣờng quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Đô Lƣơng địa bàn huyện Đô Lƣơng

Thứ nhất, tăng cường QLT đối với HKD cá thể góp phần tập trung, huy động số thu cho NSNN, hoàn thành các chỉ tiêu dự toán được giao, đảm bảo các tiêu chí "thu đúng, thu đủ, thu kịp thời" trên cơ sở không ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu đối với khu vực kinh tế này.

Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Việc phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu về số thu đối với NSNN là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi CQT. Vì vậy, quản lý thuế phải hƣớng đến việc khai thác tối đa nguồn thu này. Tuy nhiên, để tăng trƣởng và ổn định số thu của NSNN trong tƣơng lai, công tác quản lý thuế cũng cần chú ý duy trì và phát triển các cơ sở tạo ra nguồn thu thuế. Không nên thu thuế với thuế suất quá cao, thu thuế bằng mọi giá. Xây dựng một chính sách thuế phải phối hợp với việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Công tác quản lý thuế dù trực tiếp hay gián tiếp đều có tác động đến thu nhập của các các nhân và tổ chức kinh tế, tác động đến các hoạt động kinh tế - cơ sở tạo ra nguồn thu thuế trong tƣơng lai.

Thứ hai, tăng cường QLT đối với HKD cá thể nhằm thực hiện tốt pháp luật về thuế, góp phần hoàn thiện hệ thống luật pháp, cải cách chính sách thuế, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện.

Quản lý thuế phải thông qua công cụ luật pháp, chính sách để điều chỉnh hành vi của các cá nhân và tổ chức kinh tế. Đồng thời, trong quá trình triển khai thực hiện, bằng công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra sẽ phát hiện những điểm bất cập, chƣa phù hợp của luật pháp, chính sách, từ đó có các giải pháp khắc phục, điều chỉnh kịp thời giúp NNT hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế của mình và CQT thực thi nhiệm vụ quản lý thuế có hiệu lực, hiệu quả. Các thông tin về thuế cần đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, cập nhật, hệ thống, dễ tiếp cận, dễ hiểu, dễ xử lý. Bên cạnh đó, công khai, minh bạch trong quy trình xử lý nghiệp vụ quản lý, cơ chế giải đáp thắc mắc, trao đổi, thảo luận, đối thoại về thuế đảm bảo thông tin thông suốt từ cơ quan quản lý thuế đến đối tƣợng nộp thuế và toàn xã hội, cũng nhƣ phản hồi từ xã hội đến các cơ quan quản lý có liên quan, hạn chế tình trạng thông tin một chiều, áp đặt từ trên xuống.

Thứ ba, tăng cường QLT đối với HKD cá thể góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, khuyến khích thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế và đầu tư từ nước ngoài từ đó chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.

Chính sách thuế đặt ra không chỉ đơn thuần nhằm mang lại số thu cho NSNN mà yêu cầu cao hơn là qua công tác thu sẽ góp phần thực hiện chức năng việc kiểm kê, kiểm soát, quản lý hƣớng dẫn và khuyến khích phát triển SXKD, mở rộng lƣu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế trong thời kỳ hội nhập. Vai trò của thuế mang tính toàn diện trên nhiều lĩnh vực trong đó có vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô, điều tiết thu nhập, giảm bớt chênh lệch giàu nghèo, tạo đƣợc công ăn việc làm đầy đủ cho ngƣời lao động, ổn định giá cả, chống lạm phát, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối trong nền kinh tế quốc dân. Vì thế tăng cƣờng QLT đối với HKD cá thể nhằm phát huy tối đa những vai trò của thuế vừa nói trên.

Thứ tư, tăng cường QLT đối với HKD cá thể góp phần hoàn thiện bộ máy quản lý thuế hiện đại, hiệu lực, hiệu quả phù hợp với yêu cầu thực thi nhiệm vụ của cơ quan thuế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đáp ứng yêu

cầu quản lý thuế chuyên sâu, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, tự động hóa theo nguyên tắc tập trung thống nhất; phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác thu ngân sách.

Để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao công tác quản lý thuế trong quá trình đất nƣớc hội nhập và phát triển kinh tế đòi hỏi bộ máy quản lý thuế phải không ngừng nỗ lực để hoàn thiện về mọi mặt trong đó nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thuế kiện toàn về số lƣợng, có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt, có trình độ chuyên môn cao, chuyên sâu và chuyên nghiệp, có kỹ năng quản lý thuế tiên tiến, hiện đại. Triển khai thực hiện tốt các ứng dụng hiện đại hóa công tác quản lý thuế, đi đầu trong công cuộc cải cách hành chính, thực hiện giảm thiểu thời gian làm thủ tục thuế ngang bằng với các nƣớc tiên tiến trong khu vực. Bên cạnh đó, tăng cƣờng công tác phối hợp với cơ quan ban ngành các cấp có liên quan công tác thuế nhằm góp phần phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của toàn xã hội đối với NSNN, hƣớng tới mục tiêu quản lý thuế đồng bộ, minh bạch và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện đô lương, tỉnh nghệ an (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)