Phƣơng pháp thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện đô lương, tỉnh nghệ an (Trang 47 - 49)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp thiết kế nghiên cứu

2.2.1. Khung nghiên cứu

Hình 2.1: Sơ đồ khung nghiên cứu 2.2.2. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu đề tài đƣợc mô tả qua 6 bƣớc dƣới đây:

Bước 1: Phát hiện lỗ hổng nghiên cứu

Qua quá trình tổng hợp, xem xét, tham khảo các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, một số vấn đề mà các tác giả chƣa đề cập đến hoặc đề cập chƣa chi tiết, cụ thể nhƣ:

+ Chƣa nghiên cƣ́u sâu về các nô ̣i dung của công tác QLT đối với HKD, đă ̣c biê ̣t là chƣa phân tích để làm rõ tầm quan tro ̣ng của quy trình quản lý thuế, xuyên suốt từ khâu quản lý danh bạ NNT đến khâu kết thúc là kiểm tra theo dõi thu nộp.

Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

Thực trạng quản lý thuế hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế huyện Đô Lƣơng

-Xác định mục tiêu, đối tƣợng quản lý. -Bộ máy quản lý thuế. -Vận dụng quy trình quản lý thuế -Vận dụng công cụ quản lý thuế -Công tác thanh kiểm tra quản lý thuế

Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý thuế đối với

hộ kinh doanh cá thể

Giải pháp tăng cƣờng quản lý thuế đối với hộ kinh

doanh cá thể -Quá trình hội nhập kinh tế và các quy định quốc tế về thuế quan -Môi trƣờng quản lý thuế -Nguồn nhân lực của bộ máy quản lý thuế

-Cơ sở vật chất để thực hiện

-Xác định mục tiêu quản lý thuế -Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý -Sử dụng tốt công cụ quản lý thuế -Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra -Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý thuế

-Tăng cƣờng sự phối hợp của các ban ngành liên quan

+ Chƣa đề cập thực trạng công tác QLT đối với HKD cá thể trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An.

+ Phân tích, đánh giá thƣ̣c tra ̣ng và đề xuất giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản QLT với HKD cá thể chƣa đƣơ ̣c quan tâm đúng mƣ́c và đầy đủ

Bước 2: Xác định câu hỏi nghiên cứu.

Để đạt đƣợc các mục tiêu đặt ra của đề tài, câu hỏi nghiên cứu chính là các nội dung cần tiếp cận, triển khai dựa trên cơ sở lý luận logic và khoa học. Trong phạm vi của đề tài, các câu hỏi nghiên cứu bao gồm:

- Cơ sở lý luận của quản lý thuế là gì?

- Đâu là những hạn chế của QLT đối với HKD cá thể trên địa bàn huyện Đô Lƣơng? Nguyên nhân của những hạn chế đó ?

- Định hƣớng QLT đối với HKD cá thể trên địa bàn huyện Đô Lƣơng trong thời gian tới là gì?

Những câu hỏi nghiên cứu trên nhằm đi tìm câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu chính của đề tài, đó là: Hệ thống các giải pháp nào để QLT đối với HKD cá thể trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới?

Bước 3: Thu thập dữ liệu

Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp để làm luận cứ cho nghiên cứu đề tài. Cụ thể:

- Về dữ liệu thứ cấp:

+ Tìm hiểu và nghiên cứu văn bản pháp luật: Luật Quản lý thuế, các Nghị định của Chính phủ, Thông tƣ, văn bản hƣớng dẫn của Bộ Tài chính

+ Các quyết định, quy định, văn bản hƣớng dẫn của Tổng Cục Thuế.

+ Các số liệu thống kê đƣợc thu thập thông qua các tài liệu thống kê, báo cáo của ngành Thuế, Chi cục Thuế huyện Đô Lƣơng, Chi cục Thuế huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), Chi cục Thuế huyện Diễn Châu (Nghệ An), và các phòng, ban, đơn vị liên quan trên địa bàn huyện Đô Lƣơng;

+ Sách báo, tạp chí, nguồn thông tin điện tử tin cậy đề cập các vấn đề về quản lý thuế nói chung và QLT đối với HKD cá thể nói riêng. Tổng hợp, kế thừa các

nghiên cứu khác để đƣa ra các ý kiến, nhận định cho nghiên cứu này.

- Về dữ liệu sơ cấp: thu thập qua những thông tin khảo sát bằng cách tiếp xúc trực tiếp, phỏng vấn tham khảo ý kiến, trao đổi với lãnh đạo và cán bộ CQT, là những ngƣời có trình độ và kinh nghiệm trong công tác QLT đối với HKD, nhằm thực tế hơn những bất cập trong công tác quản lý thuế hiện nay trên địa bàn.

Bước 4: Phân tích dữ liệu.

Trên cơ sở các dữ liệu , số liệu thu thập đƣợc , tác giả tiến hành phân tích , so sánh, đánh giá giữa thực trạng công tác QLT đối với HKD cá thể trên địa bàn so với yêu cầu của luật pháp chính sách thuế, so với tình hình quản lý thuế HKD của các địa phƣơng trong nƣớc và so với điều kiện, tiềm năng, xu thế phát triển kinh tế - xã hội địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An.

Bước 5: Phát hiện, tổng hợp và kết luận tình hình

Đánh giá những thành tựu, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý thuế đối với HKD cá thể trên địa bàn huyện Đô Lƣơng giai đoạn 2010 - 2014. Từ đó, tổng hợp, kết luận những thuận lợi cũng nhƣ thách thức trong công tác quản lý thuế ở hiện tại và tƣơng lai.

Bước 6: Đề xuất các giải pháp

Từ những kết luận rút ra tại bƣớc 5, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm góp phần tăng cƣờng QLT đối với HKD cá thể trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An đáp ứng với yêu cầu phát triển và hội nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện đô lương, tỉnh nghệ an (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)