Các nhân tố ảnh hƣởng quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện đô lương, tỉnh nghệ an (Trang 35 - 37)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.4.1. Các nhân tố ảnh hƣởng quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

1.4.1.1. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và những quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế có liên quan đến thuế quan

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, với những cam kết về thuế quan của các nƣớc trên thế giới, đòi hỏi chính sách thuế phải mang lại hiệu quả cao nhất, đảm bảo công bằng, rõ ràng minh bạch và đơn giản nhất, nhƣng cũng thể hiện tính linh hoạt, thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế nhằm tạo động lực khuyến khích mọi chủ thể tích cực bỏ vốn đầu tƣ, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế.

Tính công bằng, công khai, minh bạch của thuế thể hiện trƣớc hết ở nội dung các quy định trong chính sách rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng cho mọi đối tƣợng. Chính sách minh bạch là cơ sở cho việc thực thi chính sách thuận lợi, việc thu thuế đảm bảo công bằng, nhanh chóng có hiệu quả, hạn chế phát sinh tiêu cực. Chính sách minh bạch là yếu tố đảm bảo công bằng xã hội về nghĩa vụ giữa NNT, giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế, từ đó, củng cố lòng tin của các chủ thể kinh tế nói riêng, của ngƣời dân nói chung đối với Nhà nƣớc. Một chính sách thuế minh bạch sẽ làm tăng tính trung lập của thuế, đồng thời, góp phần thực hiện đƣợc các mục tiêu kinh tế xã hội của Nhà nƣớc trong từng thời kỳ.

1.4.1.2. Môi trường quản lý thuế

của một nƣớc.Tất cả tầng lớp dân cƣ trong xã hội, các vùng địa giới hành chính của một quốc gia: ở đâu có hoạt động kinh tế (mua bán hay cung cấp dịch vụ…) hay có thu nhập đới với một tổ chức, cá nhân thì ở đó có hoạt động quản lý thuế. Vì vậy, để có một cơ chế QLT tốt, môi trƣờng xã hội, môi trƣờng pháp lý nói chung hay về thuế nói riêng, một số thể chế quản lý kinh tế và xã hội liên quan cũng phải đƣợc ban hành và thực hiện một cách đồng bộ.

Thu thuế nhằm mục đích đảm bảo nguồn chi, ngoài việc nuôi sống bộ máy Nhà nƣớc còn để đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành trong công tác quản lý thuế một mặt sử dụng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để hỗ trợ CQT trong tổ chức và QLT, mặt khác để giám sát công tác QLT của CQT. Ngoài ra, với mục tiêu gắn thu chi Ngân sách cho các cấp chính quyền sẽ làm cho chính quyền gắn đƣợc trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo nguồn chi, từ đó sẽ sát sao trong công tác phối hợp quản lý đối với NNT.

1.4.1.3 Nhân lực của cơ quan thuế

Đội ngũ cán bộ thuế có vị trí rƣờng cột và có vai trò quyết định trong tổ chức, hoạt động của CQT. Vì vậy để đạt đƣợc các nội dung, mục tiêu và yêu cầu nhiệm vụ QLT thì CQT phải có đội ngũ cán bộ đảm bảo về số lƣợng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực, phẩm chất thi hành công vụ, phục vụ nhân dân. Cán bộ thuế phải đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng thƣờng xuyên để đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; hiện đại hóa quản lý thuế bằng ứng dụng tin học; cán bộ thuế phải có khả năng tuyên truyền giáo dục, tƣ vấn cho NNT, thái độ phục vụ và phong cách ứng xử của cán bộ thuế phải tận tụy, công tâm, khách quan giữa quyền lợi của Nhà nƣớc với quyền lợi của NNT, là ngƣời bạn đồng hành đáng tin cậy của NNT trong việc thực hiện chính sách, pháp luật thuế. Cán bộ thuế phải có phẩm chất, đạo đức tốt và phải đƣợc rèn luyện, tu dƣỡng thƣờng xuyên để không làm trái pháp luật và các quy định đã đề ra.

Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, việc đổi mới, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức không chỉ góp phần xây dựng một nền hành chính trong

sạch, vững mạnh, thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả mà còn có tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội.

1.4.1.4. Sự thay đổi phương thức quản lý thuế và cơ sở vật chất để thực hiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

Theo phƣơng thức truyền thống, cơ quan QLT tính thuế, gửi thông báo tới từng đơn vị và NNT. Điều này tạo nên gánh nặng về nghiệp vụ cho ngành thuế và mang tính áp đặt không phát huy đƣợc trách nhiệm và nghĩa vụ của NNT. Nhƣng hiện nay, với cơ chế tự khai tự nộp thuế và cơ quan thuế quản lý theo các chƣ́c năng nên NNT đã có ý thức hơn trong việc tự xác định mức thuế phải nộp của đơn vị, cá nhân mình. Tạo nên sự thông suốt cũng nhƣ phát huy đƣợc hết tính tƣơng tác hai chiều giữa cơ quan quản lý và NNT.

Mặt khác, cơ sở vật chất cũng là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến công tác quản lý thuế, làm thay đổi giảm chi phí việc thực hiện quản lý thuế. Nó bao gồm: trụ sở cơ quan, văn phòng làm việc, công cụ, dụng cụ và trang thiết bị cần thiết để phục vụ và hỗ trợ cán bộ CQT trong quá trình làm việc. Một trong những cơ sở vật chất quan trọng để thực hiện mục tiêu cải cách, hiện đại công tác quản lý thuế đó là hệ thống công nghệ thông tin của CQT. Thông qua việc ứng dụng công nghệ tin sẽ giảm thiểu thời gian, công sức cho cán bộ thuế cũng nhƣ của NNT. Một hệ thống thuế hiệu quả đƣợc đánh giá thông qua chi phí bỏ ra để thu đƣợc thuế, do đó chi phí thực hiện công tác thu thuế, duy trì bộ máy phải đƣợc CQT cân nhắc và sắp xếp tính toán hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện đô lương, tỉnh nghệ an (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)