CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
1.1. Khái niệm, mục tiêu, bộ máy quản lý, nội dung quản lý kế hoạch SXKD
1.1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý kế hoạch SXKD của doanh
doanh nghiệp
a) Những yếu tố tác động đến công tác lập kế hoạch SXKD
Một là, Quan điểm của các nhà lập kế hoạch:Việc lập kế hoạch là do các
nhà lập kế hoạch hoạch định vì vậy các kế hoạch vẫn sẽ bị chi phối bởi quan điểm chủ quan của những nhà làm công tác kế hoạch. Giữa cấp quản lý trong một doanh nghiệp và các loại kế hoạch đƣợc lập ra có mối quan hệ với nhau. Cấp quản lý mà càng cao thì việc lập kế hoạch càng mang tính chiến lƣợc. Các nhà quản lý cấp trung và cấp thấp thƣờng lập các kế hoạch tác nghiệp. Sự tác động của các cấp quản lý đến công tác lập kế hoạch SXKD của doanh nghiệp thể hiện ở sơ đồ sau:
Nhà quản lý cấp trung Nhà quản lý cấp thấp Nhà quản lý cấp cao Lập các kế hoạch chiến lƣợc Lập các kế hoạch tác nghiệp
Hình 1.2 - Sơ đồ tác động của cấp quản lý đến công tác lập kế hoạch SXKD
Hai là, Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp: Mỗi chu kỳ kinh doanh
của doanh nghiệp đều trải qua bốn giai đoạn là hình thành, tăng trƣởng, chín muồi và suy thoái. Với mỗi giai đoạn thì việc lập kế hoạch có những đặc điểm về độ dài và tính cụ thể khác nhau:
Trong giai đoạn hình thành (hay giai đoạn bắt đầu đi lên của chu kỳ kinh doanh): các nhà quản lý thƣờng phải dựa vào kế hoạch định hƣớng. Thời kỳ này các kế hoạch rất cần tới sự mềm dẻo và linh hoạt vì mục tiêu có tính chất thăm dò, nguồn lực chƣa đƣợc xác định rõ, và thị trƣờng chƣa có gì chắc chắn. Kế hoạch định hƣớng trong giai đoạn này giúp cho những nhà quản lý nhanh chóng có những thay đổi khi cần thiết.
Trong giai đoạn tăng trƣởng: kế hoạch ngắn hạn đƣợc sử dụng nhiều và thiên về cụ thể vì các mục tiêu đƣợc xác định rõ hơn, các nguồn lực đang đƣợc đƣa vào và thị trƣờng cho đầu ra đang tiến triển .
Trong giai đoạn chín muồi: doanh nghiệp nên có các kế hoạch dài hạn và cụ thể vì ở giai đoạn này tính ổn định và tính dự đoán đƣợc của doanh nghiệp là lớn nhất.
Trong giai đoạn suy thoái: kế hoạch lại chuyển từ kế hoạch dài hạn
sang kế hoạch ngắn hạn, từ kế hoạch cụ thể sang kế hoạch định hƣớng. Cũng
giống nhƣ giai đoạn đầu, giai đoạn suy thoái cần tới sự mềm dẻo, linh hoạt vì các mục tiêu phải đƣợc xem xét và đánh giá lại, nguồn lực cũng đƣợc phân phối lại cùng với những điều chỉnh khác.
Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp tác động lên công tác lập kế hoạch SXKD của doanh nghiệp thể hiện ở sơ đồ sau:
Hình 1.3 - Sơ đồ chu kỳ kinh doanh doanh nghiệp
Ba là, Tính không chắc chắn của môi trƣờng kinh doanh: Lập kế hoạch
là quá trình chuẩn bị để đối phó với sự thay đổi và tình huống không chắc chắn của môi trƣờng kinh doanh (chủ yếu là các nhân tố trong môi trƣờng nền kinh tế và môi trƣờng ngành). Môi trƣờng càng bất ổn định bao nhiêu thì kế hoạch càng mang tính định hƣớng và ngắn hạn bấy nhiêu. Những doanh nghiệp hoạt động trong môi trƣờng tƣơng đối ổn định thƣờng có những kế hoạch dài hạn, tổng hợp và phức tạp, còn những doanh nghiệp hoạt động trong môi trƣờng hay có sự thay đổi lại có những kế hoạch hƣớng ngoại và ngắn hạn. Các nhà lập kế hoạch cần phải tính toán, phán đoán đƣợc sự tác động của môi trƣờng kinh doanh, sự không chắc chắn của môi trƣờng kinh doanh đƣợc thể hiện dƣới ba hình thức sau:
Tình trạng không chắc chắn: xảy ra khi toàn bộ hay một phần của môi trƣờng kinh doanh đƣợc coi là không thể tiên đoán đƣợc.
Hậu quả không chắc chắn: là trƣờng hợp mặc dù đã cố gắng nhƣng nhà quản lý không thể tiên đoán đƣợc những hậu quả do sự thay đổi của môi
Thời gian Kết quả kinh doanh Hình thành Tăng trƣởng Chín muồi Suy thoái
trƣờng tác động đến các doanh nghiệp, do vậy mà dẫn đến sự không chắc chắn.
Sự phản ứng không chắc chắn: là tình trạng không thể tiên đoán đƣợc những hệ quả của một quyết định cụ thể, sự phản ứng của doanh nghiệp đối với những biến động của môi trƣờng kinh doanh.
Vì vậy các nhà lập kế hoạch phải đánh giá tính chất và mức độ không chắc chắn của môi trƣờng kinh doanh để xác định giải pháp phản ứng của doanh nghiệp và triển khai các kế hoạch thích hợp. Với những lĩnh vực có mức độ không chắc chắn thấp thì việc xây dựng kế hoạch là ít phức tạp, nhƣng những lĩnh vực có mức độ không chắc chắn cao thì đòi hỏi kế hoạch phải đƣợc xác định rất linh hoạt.
Bốn là, Hệ thống mục tiêu, chiến lƣợc: Mục tiêu là nền tảng của việc lập
kế hoạch. Do vậy các nhà lập kế hoạch cần phải dựa vào hệ thống mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp mình để có các kế hoạch dài hay ngắn cho phù hợp nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra.
Năm là, Sự hạn chế của các nguồn lực: Khi lập kế hoạch các nhà lập kế
hoạch phải dựa vào nguồn lực hiện có của doanh nghiệp. Nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm: Nguồn về con ngƣời (nguồn nhân lực); nguồn lực về tài chính; cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị, khoa học công nghệ.
- Nguồn nhân lực: Lực lƣợng lao động mặc dù có thể thừa về số lƣợng nhƣng lại yếu về chất lƣợng. Số lƣợng lao động có trình độ quản lý, tay nghề cao còn thiếu nhiều, lực lƣợng lao động trẻ ít kinh nghiệm vẫn cần phải đào tạo nhiều .
- Nguồn lực về tài chính: Nguồn lực tài chính yếu sẽ cản trở sự triển khai các kế hoạch và nó cũng giới hạn việc lựa chọn những phƣơng án tối ƣu.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị, khoa học công nghệ của doanh nghiệp cũng là nguồn lực hạn chế. Thực tế hiện nay ở các doanh
nghiệp nƣớc ta hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu, thiếu và lạc hậu, trình độ khoa học công nghệ còn thấp. Điều này đã cản trở việc xây dựng và lựa chọn những kế hoạch sản xuất tối ƣu.
Sáu là, Hệ thống thông tin: Trong quá trình lập kế hoạch, thông tin sẽ
giúp bộ phận lãnh đạo của doanh nghiệp có đƣợc các quyết định đúng đắn kịp thời.
Trong nền kinh tế thị trƣờng thì thông tin là quan trọng nhất, thông tin là cơ sở của công tác lập kế hoạch. Khi lập kế hoạch nhà quản lý cần dựa vào thông tin về các nguồn nhân lực, tài lực, vật lực và mối quan hệ tối ƣu giữa chúng, làm cho chúng thích nghi với sự biến động của môi trƣờng, giảm thiểu tính mù quáng của hoạt động kinh tế, đảm bảo tạo ra khối lƣợng sản phẩm lớn nhất bằng chi phí nhỏ nhất. Đồng thời trong quá trình thực hiện kế hoạch thì chúng ta cũng cần phải dựa vào các thông tin phản hồi để có những điều chỉnh phù hợp.
Bảy là, Hệ thống kiểm tra: Kiểm tra đảm bảo cho các kế hoạch đƣợc
thực hiện với hiệu quả cao. Thông qua kiểm tra cho phép chủ động phát hiện những sai lầm và kịp thời đƣa ra những cảnh báo, giải pháp để khắc phục và sửa chữa các sai lầm đó trƣớc khi chúng trở nên nghiêm trọng để mọi hoạt động của tổ chức đƣợc tiến hành theo đúng kế hoạch đã đề ra.
Tám là, Năng lực của các chuyên gia lập kế hoạch: Năng lực của các
chuyên gia lập kế hoạch có ảnh hƣởng lớn đến công tác xây dựng kế hoạch, các nhà lập kế hoạch phải có kiến thức và trình độ tổng hợp để lập kế hoạch.
Chín là, Cơ chế quản lý kinh tế và kế hoạch hóa của Nhà nƣớc: Đây là
nhân tố có ảnh hƣởng sâu sắc đến công tác lập kế hoạch SXKD của doanh nghiệp. Một cơ chế quản lý phù hợp sẽ có tác dụng thúc đẩy hoạt động kế hoạch sản xuất phát triển, ngƣợc lại nó sẽ kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Thực tế trong những năm chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế của Nhà
nƣớc ta đã cho thấy, càng đi sâu vào cơ chế thị trƣờng thì càng phát sinh thêm nhiều vấn đề mới cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết để hoàn thiện cơ chế quản lý và kế hoạch hoá của Nhà nƣớc. Nhà nƣớc cần phải tiếp tục giải quyết các tồn đọng , vƣớng mắc trong nhiều năm chuyển đổi để thực sự tạo quyền tự chủ cho doanh nghiệp nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc yêu cầu quản lý tập trung thống nhất của Nhà nƣớc .
Những yếu tố tác động lên công tác lập kế hoạch SXKD của doanh nghiệp thể hiện ở sở đồ sau:
Hình 1.4 - Sơ đồ các yếu tố tác động đến công tác lập kế hoạch SXKD
b) Những yếu tố tác động đến công tác thực hiện kế hoạch SXKD của doanh nghiệp
Năng lực sản xuất bao gồm trình độ tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh, tay nghề ngƣời công nhân lao động, cơ sở vật chất hạ tầng, máy móc thiết bị…
Nguồn vốn : nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh ; biến động tỷ giá ; lãi suất vay vốn….
Quan điểm của nhà lập kế hoạch
Chu kỳ kinh
doanh Tính không chắc chắn của môi
trƣờng kinh doanh Hệ thống mục tiêu, chiến lƣợc Công tác lập kế hoạch SXKD Sự hạn chế của các nguồn lực Hệ thống thông tin Hệ thống kiểm tra Năng lực của chuyên gia lập kế hoạch
Cơ chế quản lý kinh tế của nhà nƣớc
Thị trƣờng : Thị trƣờng cung cấp vật tƣ, thiết bị, nguyên nhiên liệu, máy móc…