Một số định hƣớng, bối cảnh mới có tác động đến hoạt động sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh của tập đoàn công nghiệp tàu thủy việt nam (Trang 94 - 106)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

3.5. Một số định hƣớng, bối cảnh mới có tác động đến hoạt động sản xuất

kinh doanh của Tập đoàn Vinashin

Để cơ cấu lại Tập đoàn Vinashin nhằm tập trung năng lực của Tập đoàn vào lĩnh vực đóng và sửa chữa tàu biển, thực hiện chiến lƣợc biển của Việt Nam đến năm 2020 ; đồng thời có thể khai thác, sử dụng có hiệu quả các dự án, các năng lực sản xuất kinh doanh đã và đang đầu tƣ. Thủ tƣớng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 926/QĐ-TTg ngày 18/6/2010 về việc tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Theo đó, điều chuyển nguyên trạng các doanh nghiệp, dự án của Tập đoàn Vinashin về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.

Thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 06/8/2010 của Bộ Chính trị về Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 2108/QĐ-TTg ngày 18/11/2010 về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam với mục tiêu là sớm ổn định sản xuất kinh doanh của Tập đoàn, từng bƣớc củng cố uy tín, thƣơng hiệu, giảm lỗ, có lãi, trả đƣợc nợ, tích lũy và phát triển. Tập trung vào 03 lĩnh vực chính là công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển với quy mô phù hợp ; công nghiệp phụ trợ phục vụ việc đóng và sửa chữa tàu biển ; đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân công nghiệp tàu biển. Xây dựng Tập đoàn làm nòng cốt của ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế hàng hải và thực hiện chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Thủ tƣớng Chính phủ yêu cầu việc thực hiện Đề án tái cơ cấu Tập đoàn không để ảnh hƣởng lớn đến ổn định kinh tế vĩ mô và môi trƣờng đầu tƣ chung của nền kinh tế ; duy trì đội ngũ ngƣời lao động, đặc biệt là cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính ; đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ hợp pháp

Đồng thời khai thác, sử dụng có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại những tài sản đã và đang đầu tƣ; thu hồi tối đa các khoản đã đầu tƣ vào các lĩnh vực không liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính để tập trung cho phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển. Mô hình của Tập đoàn sau tái cơ cấu bao gồm công ty mẹ và 17 công ty con, 02 công ty liên doanh, 01 công ty liên kết và 02 đơn vị sự nghiệp. Các doanh nghiệp còn lại thực hiện sắp xếp, tái cơ cấu theo các hình thức : cổ phần hóa, bán doanh nghiệp, bán nợ, chuyển nợ thành vốn góp, chuyển nhƣợng phần vốn góp, giải thể, phá sản…

Thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 06/6/2013 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 90/NQ-CP ngày 26/7/2013 của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 1224/QĐ-TTg ngày 26/7/2013 về việc phê duyệt Đề án tiếp tục tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Chính phủ và Thủ tƣớng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt các Bộ ngành và Tập đoàn Vinashin thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp. Trong đó đẩy mạnh chỉ đạo công tác tái cơ cấu, giảm đầu mối doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn theo các hình thức nhƣ: rút vốn thƣơng hiệu, chuyển nhƣợng vốn góp, cổ phần hóa, phá sản, giải thể, sáp nhập, rút giấy phép kinh doanh….Đồng thời, thực hiện Quyết định số 1224/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải ký ban hành Quyết định số 3287/QĐ-BGTVT ngày 21/10/2013 về việc thành lập Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy trên cơ sở tổ chức lại Công ty mẹ và một số đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam chấm dứt hoạt động kể từ ngày Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy đƣợc cấp giấy đăng ký doanh nghiệp. Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy kế thừa, thực hiện các Quyền và nghĩa vụ hợp pháp của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Ngày 18/12/2013, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố Hà Nội đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy.

KẾT LUẬN

Thông qua đề tài nghiên cứu “Tăng cường quản lý kế hoạch sản xuất

kinh doanh tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam”, tác giả đã bƣớc đầu

tìm hiểu, nghiên cứu về công tác quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy nói riêng, một số kết quả đạt đƣợc nhƣ sau :

1. Cơ sở lý luận công tác quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã đƣợc tìm hiểu và nghiên cứu bao gồm: khái niệm, vai trò, các tính chất của kế hoạch SXKD; các phân loại về kế hoạch; các chỉ tiêu kế hoạch; các phƣơng pháp luận về lập kế hoạch sản xuất kinh doanh (căn cứ, các bƣớc lập, phƣơng pháp lập kế hoạch, các yếu tố tác động đến công tác lập kế hoạch và một số nội dung chủ yếu của kế hoạch năm năm, kế hoạch hàng năm của doanh nghiệp); phƣơng thức theo dõi, kiểm tra và đánh giá kế hoạch.

2. Thực trạng công tác quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã đƣợc tìm hiểu và nghiên cứu:

Công tác lập kế hoạch (tổ chức bộ máy cơ bản đƣợc kiện toàn, nhân sự cho công tác kế hoạch còn thiếu và yếu, thiếu công cụ hỗ trợ công tác lập kế hoạch), các căn cứ để lập kế hoạch (có căn cứ vào chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nƣớc để xây dựng kế hoạch; căn cứ vào năng lực sản xuất của các đơn vị; tuy nhiên căn cứ vào kết quả điều tra nghiên cứu thị trƣờng còn hạn chế).

Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch: Do không chủ động về thiết kế kỹ thuật và bƣớc đầu thực hiện thiết kế công nghệ nên khâu tổ chức thực hiện kế hoạch còn nhiều hạn chế. Dẫn đến tiến độ thi công và bàn giao sản phẩm chƣa đảm bảo, đáp ứng theo hợp đồng đã ký; công tác quản lý doanh nghiệp còn

nhiều yếu kém, chi phí cao dẫn đến hạch toán giá thành sản phẩm cao so với hợp đồng.

3. Đề xuất nhóm các giải pháp tăng cƣờng quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam bao gồm:

Nhóm giải pháp tăng cƣờng công tác lập kế hoạch: kiện toàn công tác nhân sự và công cụ quản lý kế hoạch; định hƣớng phát triển thị trƣờng và tìm kiếm hợp đồng trong nƣớc và quốc tế; huy động nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.

Nhóm giải pháp tăng cƣờng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch: giải pháp kiểm soát và giảm thiểu chi phí trong phƣơng án xây dựng giá thành sản phẩm để chào hàng ; giải pháp nâng cao năng lực và chất lƣợng công tác thiết kế thi công ; giải pháp cải tiến công tác chuẩn bị sản xuất ; giải pháp cải tiến công tác cung ứng vật tƣ, thiết bị ; giải pháp tập trung chỉ đạo và điều hành sản xuất tại các nhà máy; giải pháp cải tiến công tác bán hàng.

Nhóm giải pháp tăng cƣờng công tác theo dõi, giám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch.

Nhóm giải pháp tăng cƣờng hiệu quả thực hiện kế hoạch: giải pháp tiết kiệm nguyên vật liệu, nhiên liệu và năng lƣợng; giải pháp tăng năng suất lao động, giảm chi phí tiền lƣơng;

Việc triển khai đồng thời, triệt để các giải pháp trên tại Công ty mẹ và các đơn vị thành viên chắc chắn sẽ tăng cƣờng công tác quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Đức Ân (2003), Công nghệ đóng và sửa chữa tàu thủy, NXB

Đại học Quốc gia, TP Hồ Chí Minh.

2. David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch (2008). Kinh tế học

(tái bản lần 8), sách dịch, NXB Thống kê, Hà Nội.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2014), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ công tác

thống kê viên (Trình độ Đại học, Cao đẳng), NXB Thống kê, Hà Nội.

4. Phan Huy Đƣờng (2010), Quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Đại học

Quốc gia, Hà Nội.

5. Phan Huy Đƣờng, Nguyễn Hồng Sơn (2013), Giáo trình Khoa học

Quản lý, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

6. Nguyễn Thành Độ (1993), Đổi mới công tác kế hoạch hóa trong các

doanh nghiệp công ngiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Luận án phó

tiến sỹ khoa học kinh tế, Trƣờng đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

7. Ngô Đình Giao (1997), Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp trong

các doanh nghiệp, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

8. Vũ Thị Hòa (1996), Một số vấn đề hoàn thiện phương pháp lập kế

hoạch sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp trong điều kiện

kinh tế thị trường, Luận án phó tiến sỹ kinh tế, Trƣờng đại học Xây

dựng, Hà Nội.

9. Ngô Thắng Lợi (2002), Giáo trình kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã

hội, NXB Thống kê, Hà Nội.

10. Ngô Thắng Lợi (2011), Hoạch định phát triển kinh tế: Lý luận và thực

11.Vũ Minh Phú (2014), “Quản lý, điều hành sản xuất tại các đơn vị đóng

tàu của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam”, Tạp chí Công

nghiệp tàu thủy, (123),Tr. 11-14.

12. Vũ Minh Phú (2014), “ Khái quát về quản lý nhà nƣớc đối với ngành

công nghiệp tàu thủy Việt Nam ”, Tạp chí Công nghiệp tàu thủy, (119-

122).

13. Nguyễn Xuân Thủy (1996), Tổ chức quản lý và điều hành sản xuất

trong doanh nghiệp, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội

Tiếng Anh

14. ECORYS (2010), Study of the Vietnamese Shipbuilding/Maritime

Sector - Final report, Norwegian Agency for Development

Cooporation (Norad).

15. Duck Hee Won (2010), A study Korean Shipbuilders’ Strategy for

Sustainable Growth, Massachusett Institute of Technology

Website 16. www.chinhphu.vn 17. www.mpi.gov.vn 18.www.mt.gov.vn 19. http://vi.wikipedia.org 20.http://voer.edu.vn/

DANH SÁCH PHỤ LỤC

STT Số hiệu Tên Phụ lục Ghi chú

1 Phụ lục 1.1

Danh sách các đơn vị thành viên là công ty TNHH nhà nƣớc một thành viên (hoạt động trong lĩnh vực đóng và sửa chữa tàu) của Tập đoàn Vinashin

2 Phụ lục 1.2 Danh sách các Ban chuyên môn thuộc công ty mẹ - Tập đoàn Vinashin

3 Phụ lục 1.3 Năng lực sản xuất của các đơn vị thành viên

4 Phụ lục 1.4 Số tàu bàn giao của Tập đoàn Vinashin từ năm 2000 - 2013

5 Phụ lục 1.5

Văn bản số 1276/TB-CNT ngày 19/4/2012 về việc Quy ƣớc tính toán, đánh giá tỉ lệ hoàn thành công việc trong quá trình đóng tàu

6 Phụ lục 1.6

Quyết định số 653/QĐ-CNT ngày 17/8/2012 về việc ban hành quy định tạm thời Quy định chế độ báo cáo thống kê cơ sở của Tập đoàn Vinashin

7 Phụ lục 1.7

Văn bản 896/CNT-KHTH ngày 26/4/2013 v/v báo cáo tình hình hoạt động thống kê, kế hoạch của đơn vị

8 Phụ lục 1.8 Quy trình lập, giao, giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch

9 Phụ lục 1.9

Công văn số 5849/CNT-KHTH ngày 15/11/2011 v/v hƣớng dẫn xây dựng kế hoạch 2011-2015

10 Phụ lục 1.10

Quyết định số 25/QĐ-CNT ngày 18/1/2013 v/v ban hành biểu mẫu hƣớng dẫn xây dựng kế hoạch SXKD năm 2013 và 3 năm 2013-2015

PHỤ LỤC 1.1: DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN

TT Tên đơn vị thành viên Địa chỉ doanh nghiệp Ghi chú

1 Công ty TNHH MTV đóng tàu Hạ Long Kinh Đồng, phƣờng Giếng Đáy, TP Hạ Long, Quảng Ninh

2 Tổng công ty CNTT Nam Triệu Xã Tam Hƣng, huyện Thủy Nguyên, Tp Hải Phòng

3 Tổng công ty CNTT Phà Rừng Thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, Tp Hải Phòng

4 Tổng công ty CNTT Bạch Đằng Số 3 Phan Đình Phùng, phƣờng Hạ Lý, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng

5

Công ty TNHH MTV công nghiệp tàu thủy và xây dựng Sông Hồng

Tổ 21, phƣờng Trần Phú, Hoàng Mai,

Hà Nội

6 Công ty TNHH MTV đóng tàu Cam Ranh Km03, phƣờng Cam Phú, thị xã Cam Ranh, Khánh Hòa

7 Công ty TNHH MTV công nghiệp tàu thủy Sài Gòn 1027 Phạm Thế Hiển, phƣờng 5, quận 8, Tp Hồ Chí Minh

8

Công ty TNHH MTV đóng tàu & công nghiệp hàng hải Sài gòn

Số 2, đƣờng Đào Trí, phƣờng Phú

Thuận, quận 7, Tp Hồ Chí Minh

9 Công ty TNHH MTV đóng tàu 76 30/7 Phạm Hữu Lầu, phƣờng Phú Mỹ, quận 7, Tp Hồ Chí Minh

10 Công ty TNHH MTV đóng tàu Thịnh Long Thị trấn Thịnh Long, Hải Hậu, Nam Định

11 Công ty TNHH MTV công nghiệp tàu thủy Quảng Bình Tiểu khu 5, thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình

Phụ lục 1.2. Danh sách Ban chuyên môn thuộc Công ty mẹ - Tập đoàn Vinashin

TT Tên Ban chuyên môn Chức năng Nhiệm vụ Ghi chú

1 Ban Kế hoạch tổng hợp

- Tham mƣu về lĩnh vực kế hoạch và định hƣớng, chiến lƣợc phát triển của toàn Tập đoàn.

- Tổng hợp việc lập kế hoạch và kiểm tra, giám sát, lập các báo cáo việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị thành viên và của Tập đoàn

- Chủ trì xây dựng kế hoạch SXKD (5 năm và hàng năm) của Tập đoàn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch và đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng tháng, hàng quý, hàng năm của Tập đoàn.

- Cân đối và điều phối các hoạt động của Tập đoàn trên cơ sở kế hoạch và yêu cầu của sản xuất kinh doanh, đầu tƣ.

2 Ban Kinh doanh thƣơng mại

Tham mƣu về công tác kinh doanh thƣơng mại và phát triển thị trƣờng, quản lý thông tin khách hàng, thị trƣờng của Tập đoàn

- Xây dựng kế hoạch về phát triển thị trƣờng đóng mới và sửa chữa tàu, sản phẩm công nghiệp phụ trợ của Tập đoàn.

- Chủ động tìm kiếm các chủ tàu, đơn hàng (trong và ngoài nƣớc) về đóng mới và sửa chữa tàu, sản phẩm công nghiệp phụ trợ phù hợp với năng lực và kế hoạch SXKD của Tập đoàn và của từng đơn vị đóng tàu thành viên.

3 Ban Kỹ thuật sản xuất và an toàn

Tham mƣu về lĩnh vực quản lý công nghệ sản xuất và công tác quản lý an toàn nhằm mục tiêu an toàn và hiệu quả

- Xây dựng kế hoạch sản xuất, thi công các hợp đồng đóng tàu tại các đơn vị thành viên của Tập đoàn.

4 Ban Tài chính kế toán Tham mƣu về công tác tài chính, kế toán của Tập đoàn

- Xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch và chính sách tài chính của Tập đoàn.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc cân đối, thu xếp, quản lý và sử dụng vốn, các quỹ tài chính tập trung của Tập đoàn.

- Xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch dòng tiền phù hợp với kế hoạch SXKD của Tập đoàn.

5 Ban Đầu tƣ phát triển Tham mƣu, tổng hợp về chiến lƣợc, kế hoạch đầu tƣ phát triển của Tập

đoàn.

- Chủ trì tổ chức xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch đầu tƣ phát triển dài hạn, 05 năm và hàng năm của Tập đoàn

trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

6 Ban Khoa học công nghệ

Tham mƣu về công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh trong Tập đoàn.

- Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh của tập đoàn công nghiệp tàu thủy việt nam (Trang 94 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)