Tình hình chung về sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh của tập đoàn công nghiệp tàu thủy việt nam (Trang 68 - 71)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

2.3. Thực trạng về công tác tổ chức thực hiện kế hoạch SXKD

2.3.2 Tình hình chung về sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên

viên

Quỹ việc làm lĩnh vực đóng mới và sửa chữa tàu còn ít và không ổn định, ngoại trừ một số đơn vị đang thực hiện các chƣơng trình đóng mới phục vụ quốc phòng an ninh (Công ty đóng tàu Thịnh Long, đóng tàu Hạ Long) và các đơn vị liên doanh, liên kết với đối tác nƣớc ngoài (Hyundai Vinashin, Công ty cổ phần đóng tàu Sông Cấm).

Các đơn vị thực hiện tái cơ cấu tổ chức và lao động ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp tới lực lƣợng lao động. Lực lƣợng lao động có tay nghề, có chứng chỉ, có kinh nghiệm đang có xu hƣớng rời bỏ doanh nghiệp, tìm kiếm cơ hội việc làm ở các doanh nghiệp khác.

Hệ thống quản trị, điều hành sản xuất kinh doanh của các đơn vị ít nhiều phải thay đổi theo hƣớng giảm đầu mối, giảm khâu trung gian.

Máy móc thiết bị, dụng cụ lao động phục vụ sản xuất kinh doanh của các nhà máy bị hƣ hỏng, thiếu kinh phí duy tu, bảo dƣỡng.

Yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thƣơng mại các hợp đồng của chủ tàu ngày càng đòi hỏi cao hơn cùng sự bổ sung các công ƣớc hàng hải quốc tế mới.

Trang thiết bị của các dự án đóng tàu bị chủ tàu hủy, hoặc trì hoãn kế hoạch bàn giao bị hao mòn, hƣ hỏng vô hình và hƣ hỏng hữu hình.

2.3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới xây dựng giá thành chào hàng đóng mới tàu thủy

Yếu tố 1: Chất lƣợng thiết kế và công tác chuẩn bị sản xuất

Khi thi công đóng mới tàu thủy với thiết kế có chất lƣợng cao (ít sai sót nghiêm trọng) và công tác chuẩn bị sản xuất tốt thì sẽ tạo ra sản phẩm có chất lƣợng, đảm bảo tiến độ, giá thành hợp lý và thỏa mãn yêu cầu khách hàng.

Yếu tố 2: Công nghệ sản xuất

Công nghệ sản xuất có ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất, chất lƣợng sản phẩm và mức tiêu hao vật tƣ năng lƣợng.

Việc lựa chọn công nghệ sản xuất phù hợp với mức độ yêu cầu của sản phẩm; điều kiện thực tế của doanh nghiệp, với trình độ của cán bộ công nhân viên là rất quan trọng.

Nếu công suất thiết bị lớn, công nghệ sản xuất hiện đại nhƣng điều kiện thực tế không khai thác hết công suất, sẽ dẫn đến chi phí khấu hao trong quá trình sản xuất một đơn vị sản phẩm cao. Ngƣợc lại, nếu công nghệ lạc hậu, năng suất và chất lƣợng thi công sản phẩm sẽ thấp, không tận dụng hết khả năng các nguồn lực của doanh nghiệp, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm, giảm uy tín thƣơng hiệu và chi phí trong giá thành đơn vị sản phẩm có thể tăng cao.

Yếu tố 3: Nguyên vật liệu phục vụ thi công sản phẩm

Yếu tố đầu vào (đặc biệt là yếu tố nguyên vật liệu chính) có ảnh hƣởng quyết định đến chất lƣợng sản phẩm và giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, giá cả hợp lý là cơ hội và điều kiện cần để sản xuất ra sản phẩm chất lƣợng tốt, tiêu hao thấp, giá thành hạ. Và ngƣợc lại, nếu nguyên vật liệu chất lƣợng kém sẽ gây khó khăn cho sản xuất và sẽ sản xuất

ra sản phẩm có chất lƣợng không tốt, khả năng phế phẩm cao, tiêu hao nguyên liệu và giá thành cao.

Yếu tố 4: Trình độ tổ chức và quản lý sản xuất

Tổ chức sản xuất là bố trí, sắp xếp công việc, nhân công sao cho giảm đến mức thấp nhất thời gian lãng phí, nhằm nâng cao thời gian hữu ích, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí năng lƣợng.

Trình độ tổ chức tốt hay không tốt sẽ ảnh hƣởng đến năng suất lao động và đến giá thành sản phẩm, thông qua chi phí nhân công trực tiếp trong quá trình sản xuất và những chi phí gián tiếp đƣợc phân bổ cho từng sản phẩm.

Trình độ quản lý sản xuất đƣợc thể hiện trong chi phí quản lý doanh nghiệp. Cán bộ quản lý trong doanh nghiệp phải là những ngƣời có năng lực, tận tâm với công việc, có trách nhiệm cao, có khả năng kiêm nhiệm nhiều việc, có sức khoẻ tốt ... Bộ máy quản lý phải gọn nhẹ, có kỷ cƣơng trong thực thi nhiệm vụ thì hiệu quả quản lý sẽ tốt hơn, chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ giảm.

Yếu tố 5: Ảnh hƣởng của thị trƣờng

Thị trƣờng là yếu tố khách quan có ảnh hƣởng tới giá thành sản phẩm và nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp nhƣ: Giá nguyên vật liệu, giá nhân công ... Giá bán sản phẩm cũng do thị trƣờng quyết định, bởi vậy đối với bất kì một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển thì sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra phải đƣợc thị trƣờng chấp nhận về giá cả và chất lƣợng.

Bởi vậy doanh nghiệp không thể sản xuất sản phẩm bằng mọi giá mà phải cân nhắc, lựa chọn và phân tích phƣơng án giá thành chế tạo sản phẩm trƣớc khi đặt bút ký hợp đồng với khách hàng.

Một trong các yếu tố quan trọng là cạnh tranh về giá hợp đồng đóng tàu. Doanh nghiệp muốn cạnh tranh trên thị trƣờng thì sản phẩm của doanh nghiệp phải có giá phù hợp (giá hợp đồng không cao hơn so với đối thủ) đồng thời vẫn bảo đảm chất lƣợng và tiến độ giao hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh của tập đoàn công nghiệp tàu thủy việt nam (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)