Chỉ tiêu kế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh của tập đoàn công nghiệp tàu thủy việt nam (Trang 40)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

1.4. Chỉ tiêu kế hoạch

1.4.1. Khái niệm chỉ tiêu kế hoạch

Chỉ tiêu kế hoạch đƣợc hiểu là thƣớc đo (số lƣợng và chất lƣợng) cụ thể nhiệm vụ cần đạt đƣợc trong thời kỳ kế hoạch, qua đó xác định đƣợc tốc độ và tỉ lệ phát triển kinh tế, khoa học - kĩ thuật và xã hội, xác định quy mô và hiệu quả sử dụng các nguồn lực đƣợc cấp [3].

Nhờ có các chỉ tiêu kế hoạch mà kế hoạch có đƣợc tính xác định cụ thể. Ở cấp kinh tế quốc dân, các chỉ tiêu kế hoạch biểu hiện quá trình tái sản xuất, các tỉ lệ cân đối quan trọng (tổng sản phẩm trong nƣớc, thu nhập quốc dân, tỉ lệ giữa quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng...) và một số sản phẩm chủ yếu. Ở cấp ngành, các chỉ tiêu biểu hiện các yếu tố phát triển kinh tế và kĩ thuật của ngành (nhƣ giá trị tổng sản lƣợng ngành công nghiệp, năng suất lao động bình quân...), và một số sản phẩm chủ yếu. Ở cấp quản lí trên lãnh thổ, các chỉ tiêu biểu hiện sự phát triển tổng hợp và chuyên môn hoá sản xuất của các ngành trên lãnh thổ và các vùng kinh tế. Ở cấp các liên hiệp, công ty, xí nghiệp và các tổ chức kinh tế - xã hội khác, các chỉ tiêu biểu hiện sự phát triển kinh tế, số lƣợng, chất lƣợng sản phẩm và hiệu quả kinh tế của đơn vị [3].

1.4.2. Phân loại chỉ tiêu kế hoạch

a) Theo góc độ phạm vi tính toán: Chỉ tiêu kế hoạch bao gồm các chỉ tiêu kế hoạch quốc gia; các chỉ tiêu kế hoạch tỉnh/thành phố và các chỉ tiêu phát triển ngành. Các chỉ tiêu kế hoạch quốc gia nhƣ: chỉ tiêu phản ánh chƣơng trình phát triển kinh tế đất nƣớc, các dự báo kinh tế-xã hội, các chỉ tiêu của hệ thống tài khoản quốc gia, nguồn ngân sách Chính phủ và tài chính Nhà nƣớc. Các chỉ tiêu kế hoạch của tỉnh/thành phố nhƣ: các chỉ tiêu phản ánh chƣơng trình phát triển của các vùng và ngân sách địa phƣơng. Các chỉ tiêu phát triển của từng ngành (nội bộ ngành) nhƣ công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn, giao thông, bƣu chính viễn thông…

b) Theo góc độ nội dung: Chỉ tiêu kế hoạch đƣợc chia thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế và các chỉ tiêu phát triển xã hội. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế đặt ra nhiệm vụ về tăng trƣởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và những cân đối nguồn lực chủ yếu. Một số chỉ tiêu nhƣ GDP, tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm, tốc độ tăng trƣởng bình quân từng ngành, cơ cấu ngành kinh tế theo GDP, tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm...

c) Theo góc độ quản lý: Chỉ tiêu kế hoạch gồm có chỉ tiêu pháp lệnh; chỉ tiêu hƣớng dẫn và chỉ tiêu dự báo.

Chỉ tiêu pháp lệnh đƣợc Quốc hội và Chính phủ phê duyệt và trở thành bắt buộc phải hoàn thành trong thời kỳ kế hoạch.

Chỉ tiêu hƣớng dẫn thƣờng mang tính định hƣớng hoạt động của các ngành, địa phƣơng, các đơn vị kinh tế và dùng để phân tích, so sánh đánh giá mức độ phát triển của các đối tƣợng kế hoạch hoá.

Các chỉ tiêu dự báo ở tầm vĩ mô làm cơ sở luận chứng cho các chỉ tiêu pháp lệnh phê chuẩn và đƣợc xem nhƣ các số liệu, thông tin kinh tế cho các đơn vị kinh tế, các ngành, địa phƣơng và các cơ quan có liên quan tham khảo

d) Theo phạm vi đơn vị đo lƣờng (hình thức biểu hiện): Chỉ tiêu kế hoạch gồm có các chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu giá trị.

Chỉ tiêu hiện vật xác định mặt vật chất của sản xuất, đƣợc đo lƣờng bằng các đơn vị đo hiện vật nhƣ: Cái, trọng lƣợng, kích thƣớc, dung tích v..v.. Chỉ tiêu hiện vật có tác dụng xác định cụ thể quy mô của sản xuất và dịch vụ, nó đƣa ra khả năng thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữa mục tiêu sản xuất sản phẩm với khối lƣợng nhu cầu cung cấp các hàng hoá trung gian.

Chỉ tiêu giá trị đo lƣờng các nhiệm vụ, mục tiêu và quy mô phát triển của nền kinh tế dƣới hình thái tiền tệ, nó đƣợc sử dụng để hình thành các cân đối vĩ mô, cá con số phản ánh tổng hợp nội dung phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hƣớng phát triển của các ngành, vùng …

1.4.3. Một số chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu đối với quản lý nhà nƣớc

Các chỉ tiêu kế hoạch kinh tế chủ yếu đối với quản lý nhà nƣớc bao gồm: Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) ; tăng trƣởng kinh tế ; cơ cấu kinh tế đƣợc phân theo các ngành; giá trị xuất khẩu hàng hóa, nhập khẩu hàng hóa ; đầu tƣ phát triển; thu ngân sách nhà nƣớc; chi ngân sách nhà nƣớc.

Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP): là giá trị của tổng sản lƣợng của tất cả cƣ dân sống trong nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thƣờng là một năm tài chính). Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của tất cả các đơn vị thƣờng trú trong nền kinh tế của một nƣớc trong một thời kỳ nhất định [2, Tr.710].

Tăng trƣởng kinh tế: là sự gia tăng thu nhập thực tế hay sản lƣợng thực tế hay tổng sản lƣợng quốc gia (GNP) trong một thời gian nhất định. Tốc độ tăng GDP phản ánh tăng trƣởng về mặt khối lƣợng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng của nền kinh tế đƣợc tạo ra trong một thời gian nhất định (quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm) [2, Tr.699].

Cơ cấu kinh tế : là một tổng thể các bộ phận hợp thành kết cấu (hay cấu trúc) của nền kinh tế trong quá trình tăng trƣởng sản xuất xã hội. Cơ cấu kinh tế đƣợc phân theo đƣợc phân loại theo ngành (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); theo vùng - lãnh thổ (Trung du và miền núi bắc bộ, Tây nguyên, Đồng bằng sông cửu long và các vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Miền Trung, Phía Nam) ; theo thành phần kinh tế (kinh tế nhà nƣớc, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế hỗn hợp, kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài).

Giá trị xuất khẩu hàng hóa: là tổng giá trị hàng hóa của Việt Nam đƣa ra nƣớc ngoài, làm giảm nguồn của cải vật chất của đất nƣớc. Hàng hoá xuất khẩu gồm toàn bộ hàng hoá có xuất xứ trong nƣớc và hàng tái xuất, đƣợc đƣa

ra nƣớc ngoài.

Giá trị nhập khẩu hàng hóa: là toàn bộ giá trị hàng hóa đƣa từ nƣớc ngoài vào Việt Nam, làm tăng nguồn của cải, vật chất của đất nƣớc. Hàng hoá nhập khẩu gồm toàn bộ hàng hoá có xuất xứ nƣớc ngoài và hàng tái nhập, đƣợc đƣa từ nƣớc ngoài vào Việt Nam.

Đầu tƣ phát triển: là đầu tƣ tài sản vật chất và sức lao động trong đó ngƣời có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tăng thêm hoặc tạo ra tài sản mới cho mình đồng thời cho cả nền kinh tế, từ đó làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động sản xuất khác, là điều kiện chủ yếu tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi ngƣời dân trong xã hội.

Thu ngân sách nhà nƣớc là toàn bộ các khoản thu do nhà nƣớc huy động vào quỹ ngân sách trong một thời kỳ nhất định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình, các khoản thu này không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả cho đối tƣợng nộp.

Chi ngân sách nhà nƣớc là toàn bô ̣ các khoản chi của Nhà nƣớc đƣợc thực hiện trong một thời kỳ để thƣ̣c hiê ̣n các chƣ́c năng, nhiê ̣m vu ̣.

1.4.4. Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu đối với doanh nghiệp

Chỉ tiêu sản lƣợng: là số lƣợng sản phẩm sản xuất ra trong một thời gian nhất định [3].

Chỉ tiêu giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của những sản phẩm vật chất và dịch vụ do các cơ sở sản xuất thuộc tất cả các ngành kinh tế tạo gia trong một thời gian nhất định. Giá trị sản xuất đƣợc tính theo công thức sau:

Đối với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và các ngành dịch vụ (ngoại trừ ngành buôn bán, bán lẻ ; hoạt động ngân hàng, bảo hiểm ; hoạt động kinh doanh bất động sản) :

GO = Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (ở đây doanh thu không bao gồm thuế sản phẩm) + Trợ cấp sản phẩm (nếu có) ± Chênh lệch cuối kỳ trừ đầu kỳ thành phẩm tồn kho, hàng đang gửi bán, sản phẩm dở dang.

Đối với ngành bán buôn bán lẻ ; hoạt động kinh doanh bất động sản : GO = Doanh số bán – Trị giá vốn hàng bán ra, hoặc trị giá vốn hàng chuyển bán, hoặc chi phí từ các khoản chi hộ khách hàng + Trợ cấp sản phẩm (nếu có).

Đối với hoạt động SXKD đặc thù (hoạt động ngân hàng, kinh doanh tiền tệ, bảo hiểm):

Đối với ngân hàng : GO dịch vụ ngầm = Thu nhập sở hữu phải thu – Tổng tiền lãi phải trả.

Đối với bảo hiểm : GO = Phí bảo hiểm – Bồi thƣờng bảo hiểm – Dự phòng phí + Thu nhập do đầu tƣ.

Tổng doanh thu (TR): là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu đƣợc nhờ bán hàng.

Tổng doanh thu đƣợc xác định theo công thức : TR = TR(q) = P.q, trong đó: P là mức giá tính cho mỗi đơn vị hàng hóa, q là sản lƣợng bán ra.

Tổng doanh thu bao gồm doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh (hoạt động sản xuất công nghiệp, thƣơng mại, vận tải kho bãi cảng biển, dịch vụ khác, hoạt động xây dựng), doanh thu từ hoạt động tài chính (lãi tiền gửi, cổ tức, cổ phiếu…) và thu nhập khác (thanh lý tài sản, vật tƣ, thiết bị và tái cơ cấu nợ).

Tổng chi phí (TC) : là toàn bộ chi phí tối thiểu mà doanh nghiệp phải bỏ ra khi sản xuất khối lƣợng hàng hóa trong điều kiện kỹ thuật, công nghệ nhất định.

Ứng với mỗi mức sản lƣợng là một mức tổng chi phí, khi cần sản xuất ra một lƣợng đầu ra lớn hơn thì doanh nghiệp cần bỏ ra nhiều chi phí hơn. Vì

vậy, tổng chi phí là một hàm số của sản lƣợng : TC = TC (q) = aq3 + bq2 + cq

+ d (trong đó a,b,c,d là các tham số).

Tổng chi phí bao gồm chi phí từ hoạt động sản xuất kinh doanh (hoạt động sản xuất công nghiệp, thƣơng mại, vận tải kho bãi cảng biển, dịch vụ khác, hoạt động xây dựng), chi phí tài chính (lãi vay, chênh lệch tỷ giá) và các chi phí khác.

Giá thành toàn bộ sản phẩm (giá thành tiêu thụ) = giá vốn hàng bán + chi phí quản lý kinh doanh (bao gồm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp) + chi phí lãi vay sản xuất.

Giá vốn hàng bán = chi phí sản xuất trong kỳ + kết chuyển chi phí dở dang + tồn kho thành phẩm trong kỳ;

Chi phí sản xuất trong kỳ = chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + chi phí nhân công trực tiếp + chi phí sản xuất chung (bao gồm chi phí nhân viên phân xƣởng; chi phí vật liệu và công cụ dụng cụ sản xuất; chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác).

Lợi nhuận (π): là phân chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Trong kinh tế học, lợi nhuận là phần tài sản mà nhà đầu tƣ nhận thêm nhờ đầu tƣ sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tƣ đó, bao gồm cả chi phí cơ hội [3].

Nộp ngân sách: bao gồm các loại thuế, các loại phí, lệ phí phải nộp cho ngân sách nhà nƣớc theo quy định.

Năng suất lao động: là tỷ số doanh thu sản xuất kinh doanh và tổng số lao động bình quân trong niên độ tính toán.

Thu nhập bình quân ngƣời lao động: là tổng số thu nhập của ngƣời lao động (bao gồm lƣơng và các khoản có tính chất lƣơng, bảo hiểm xã hội trả thay lƣơng và các khoản thu nhập khác) trong tháng.

Ngoài ra, một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh, tình hình tài chính, tài sản của doanh nghiệp nhƣ : tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần SXKD, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (đối với doanh nghiệp nhà nƣớc)…

Đối với doanh nghiệp nhƣ công ty nƣớc ngoài, công ty liên doanh, công ty cổ phần (doanh nghiệp đƣợc quản lý theo hƣớng tiếp cận thị trƣờng) thì chỉ tiêu về lợi nhuận và năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng nhất. Các doanh nghiệp tìm mọi giải pháp để tăng năng suất lao động, tăng doanh thu, giảm chi phí và tăng lợi nhuận (tối đa hóa lợi nhuận).

Đối với doanh nghiệp nhà nƣớc, các chỉ tiêu kế hoạch về sản lƣợng, doanh thu, nộp ngân sách, số lao động, thu nhập bình quân ngƣời lao động đƣợc quan tâm hơn các chỉ tiêu khác nhƣ lợi nhuận, năng suất lao động, chi phí…

KẾT LUẬN CHƢƠNG I

Qua tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, một số nội dung về kế hoạch SXKD đƣợc đúc kết nhƣ sau:

1. Kế hoạch SXKD của doanh nghiệp là công cụ chủ yếu để tổ chức quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, động viên và khai thác các nguồn lực của doanh nghiệp một cách tốt nhất. Kế hoạch SXKD phải đƣợc xây dựng dựa vào các căn cứ nhƣ: chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nƣớc; kết quả điều tra nghiên cứu thị trƣờng; phân tích và dự báo về tình hình kinh doanh, khả năng nguồn lực có thể khai thác.

2. Kế hoạch SXKD phải đảm bảo tính khoa học; tính tiên tiến và hiện thực; tính toàn diện và cân đối; tính thích ứng; tính quần chúng.

3. Kế hoạch SXKD cần đảm bảo các yêu cầu về hiệu quả, khả thi, đồng bộ, kết hợp mục tiêu chiến lƣợc và tình thế, kết hợp lợi ích kinh tế và lợi ích xẫ hội. Trong đón yêu cầu về hiệu quả là yêu cầu quan trọng nhất. Đối với doanh nghiệp nói chung tính hiệu quả đƣợc phản ánh qua chỉ tiêu về lợi nhuận, đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc thì ngoài chỉ tiêu lợi nhuận cần xem xét các chỉ tiêu khác thể hiện yêu cầu về hiệu quả nhƣ: năng suất lao động, thu nhập bình quân ngƣời lao động, nộp ngân sách, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (hoặc trên doanh thu từ SXKD).

3. Đối với mỗi doanh nghiệp, để phát triển cần phải xây dựng chiến lƣợc phát triển (xác định sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu lâu dài, các giải pháp chủ yếu và điều kiện để thực hiện). Từ đó làm căn cứ để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm và hàng năm.

4. Có nhiều phƣơng pháp lập kế hoạch SXKD khác nhau trong đó phƣơng pháp cân đối là phƣơng pháp quan trọng nhất.

CHƢƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI TẬP ĐOÀN VINASHIN 2.1. Đặc điểm về sản xuất kinh doanh của Tập đoàn

2.1.1. Một số đặc điểm chung của ngành đóng tàu

Phát triển theo chu kỳ và chịu ảnh hƣởng tác động trực tiếp từ nền kinh tế toàn cầu và ngành vận tải:

Khi kinh tế toàn cầu phát triển, thƣơng mại về đƣờng biển tăng và ngành vận tải phát triển dẫn đến cƣớc vận tải biển tăng, nhu cầu đóng mới tàu tăng lên, các chủ tàu chủ động ký kết các hợp đồng đóng mới tàu tại các nhà máy đóng tàu trên thế giới làm cho ngành đóng tàu đi lên, năng lực đóng tàu tăng lên dẫn đến dƣ thừa năng lực đóng tàu, thừa tàu, cạnh tranh của các hãng vận tải tăng cao làm cho cƣớc vận tải biển giảm xuống.

Khi kinh tế toàn cầu suy thoái, thƣơng mại đƣờng biển giảm, cƣớc vận tải biển giảm, vận tải biển bị suy thoái, các hợp đồng đóng mới giảm làm cho ngành đóng tàu bị suy thoái, năng lực đóng tàu giảm, đóng tàu giảm dẫn đến thiếu tàu vận tải, cạnh tranh của các hãng vận tải giảm xuống làm cho cƣớc vận tải biển tăng lên.

(Nguồn : Viện kinh tế công nghiệp và thƣơng mại Hàn Quốc)

Đầu tƣ lớn: các dự án đầu tƣ chủ yếu của các nhà máy đóng tàu là đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh của tập đoàn công nghiệp tàu thủy việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)