CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
3.4. Nhóm giải pháp tăng cƣờng hiệu quả thực hiện kế hoạch SXKD
3.4.1. Giải pháp tiết kiệm nguyên vật liệu, nhiên liệu và năng lƣợng
a)Tiết kiệm nguyên vật liệu
Thực hiện quản lý vật tƣ xuyên suốt từ khâu chuẩn bị sản xuất cho đến bàn giao sản phẩm, quyết toán vật tƣ thi công cho sản phẩm bằng quy trình
sau: Lập phƣơng án sản xuất kinh doanh Duyệt phƣơng án sản xuất kinh
doanh Triển khai sản xuất thi công Cấp nguyên vật liệu theo định mức
Kiểm soát quá trình cung cấp nguyên vật liệu hàng ngày; khi có phát sinh
Trên cơ sở thống kê theo dõi tình hình thực hiện định mức vật tƣ để xem xét điều chỉnh giảm các định mức cao bất hợp lý.
Quy định sau khi nghiệm thu bàn giao sản phẩm thì tất cả các tổ/đội thi công phải nộp toàn bộ vật tƣ còn thừa tại tổ/đội cho kho vật tƣ của đơn vị và tổ chức kiểm tra các tổ theo định kỳ, thu hồi toàn bộ vật tƣ thừa mà tổ không nộp kho (không thƣởng tiết kiệm và bị phạt nếu vật tƣ bị hƣ hỏng). Vật tƣ tiết kiệm thì Công ty sẽ mua lại từ 70% đến 100% (nhƣ là khoản thƣởng tiết kiệm) tùy loại vật tƣ.
Bên cạnh việc quản trị vật tƣ để tiết giảm chi phí, đơn vị cần đề ra biện pháp phát động phong trào tiết kiệm nguyên vật liệu đƣợc ký kết tại Đại hội công nhân viên chức và đƣa nội dung tiết kiệm thành mục tiêu chất lƣợng trong hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9001-2008 hàng năm tại các đơn vị và có kiểm điểm thực hiện hàng tháng.
Bố trí thợ có tay nghề đúng với công việc yêu cầu. Nếu bố trí thợ chƣa đủ theo yêu cầu thì ngƣời thợ sẽ thi công không đạt chất lƣợng phải làm lại gây tốn kém vật tƣ và thời gian. Ngƣợc lại nếu bố trí thợ bậc cao làm những công việc đơn giản thì chi phí giá thành sản phẩm sẽ cao.
b)Tiết kiệm nhiên liệu và năng lƣợng
Tất cả thiết bị sử dụng nhiều điện đều đƣợc trang bị hoặc bổ sung (nếu chƣa có) biến tần theo Chƣơng trình tiết giảm năng lƣợng điện.
Tổ chức công việc tốn nhiều năng lƣợng (nhƣ hàn, cắt) tránh giờ cao điểm sử dụng về điện nhằm giảm giá thành điện. Tuy nhiên, cần lƣu ý đến việc sắp xếp lại tổ chức thời gian làm việc sao cho hợp lý nhằm tránh các chi phí phát sinh khác phải chi cho ngƣời lao động.
Tất cả các thiết bị dùng chung (nhƣ đèn bảo vệ, nƣớc sinh hoạt….) phải bố trí bộ phận chịu trách nhiệm mở hoặc tắt theo giờ giấc quy định. Đồng thời có bộ phận giám sát việc thực hiện sử dụng.
Tất cả máy lạnh khối gián tiếp phục vụ (nhƣ phòng nghiệp vụ, văn phòng… ) phải tắt trƣớc 15 phút thời gian nghỉ.
Phân công cho một bộ phận chuyên trách việc quản lý sử dụng năng lƣợng thực hiện báo cáo và có phân tích hàng tháng.
Tất cả công việc quản trị về nguyên vật liệu, nhiên liệu và năng lƣợng cần đƣợc thực hiện theo phần mềm.
3.4.2 Giải pháp tăng năng suất lao động, giảm chi phí tiền lƣơng
Quản lý giờ giấc lao động bằng máy nhận dạng vân tay.
Đối với lao động gián tiếp: Quản lý công việc (giao việc, báo cáo kết quả giải quyết công việc, nhật ký công việc, báo công lao động…) bằng phần mềm trên website sẽ giúp nâng cao đƣợc tiến độ và giảm các chi phí về in ấn, văn phòng phẩm, thời gian giao/nhận việc, có nhiều thời gian để nâng cao chất lƣợng giải quyết công việc.
Đối với lao động trực tiếp sản xuất:
Các tổ/đội sản xuất phải báo cáo phân công lao động, tiến độ sản xuất và kết quả sản xuất thực hiện ngày hôm trƣớc và kế hoạch ngày hôm sau. Hàng ngày có bộ phận giám sát lao động giám sát và xác nhận.
Công tác an toàn lao động phải đƣợc quan tâm và coi trọng hàng đầu nhằm giảm rủi ro về ngƣời và tài sản. Cần phải xây dựng quy trình thi công và giám sát một cách khoa học và hiệu quả.
Mua bảo hiểm về con ngƣời đối với những lao động trực tiếp sản xuất, làm những công việc có nhiều rủi ro.
Ngoài ra, đối với các thiết bị, máy móc văn phòng, xe ô tô đƣa đón CBCNV nên mạnh dạn lựa chọn hình thức thuê thay vì đầu tƣ mua sắm thì chi phí thƣờng xuyên sẽ giảm một cách đáng kể và tất cả các chi phí đều cần có định mức để quản lý.