CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
1.3. Nội dung chủ yếu của kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm của doanh
theo sơ đồ sau:
Hình 1.7 - Sơ đồ phân loại kế hoạch SXKD theo nội dung
1.3. Nội dung chủ yếu của kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm của doanh nghiệp của doanh nghiệp
1.3.1. Kế hoạch 5 năm
Các nội dung chủ yếu của kế hoạch 5 năm của doanh nghiệp bao gồm: Thị phần (khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng); Đổi mới; Năng suất; Các nguồn lực vật chất và tài chính; Kỹ năng quản lý; Thái độ và kết quả hoạt động của cán bộ công nhân viên; Trách nhiệm xã hội [13].
Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Kế hoạch giá thành Kế hoạch tài chính Kế hoạch đời sống xã hội Kế hoạch đầu tƣ cơ bản Kế hoạch nghiên cứu và áp dụng tiến bộ KHKT Kế hoạch lao động và tiền lƣơng Kế hoạch cung cấp vật tƣ thiết bị Kế hoạch cơ giới hóa
1.3.2. Kế hoạch hàng năm
Nội dung chủ yếu của kế hoạch hàng năm của doanh nghiệp bao gồm: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: phản ánh toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là kế hoạch trung tâm nhất, quan trọng nhất và là tiền đề để xây dựng các kế hoạch khác liên quan nhƣ kế hoạch tiền lƣơng, cung ứng, giá thành….
Kế hoạch nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật: Kế hoạch này tập trung giải quyết yêu cầu về đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tiết kiệm vật tƣ, sử dụng nguyên vật liệu mới thay thế, các biện pháp cải thiện điều kiện sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Kế hoạch lao động và tiền lƣơng: kế hoạch này đảm bảo phân phối và sử dụng đúng số lƣợng và chất lƣợng của lao động, xây dựng bộ máy quản lý hợp lý, thời gian lao động, sử dụng đúng quỹ lƣơng và đảm bảo năng suất lao động và thu nhập ngƣời lao động.
Kế hoạch cung cấp vật tƣ - kỹ thuật: đảm bảo cho kế hoạch sản xuất đƣợc liên tục, rút ngắn thời gian thi công, đẩy nhanh quá trình chu chuyển của vốn lƣu động. Xây dựng kế hoạch tốt là nhân tố đảm bảo thắng lợi của kế hoạch sản xuất.
Kế hoạch cơ giới hóa: kế hoạch này đảm bảo sử dụng cơ giới hóa sản xuất làm tăng năng suất lao động, giảm nhẹ mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của thực tế sản xuất, góp phần thực hiện kế hoạch sản xuất trong thời gian ngắn nhất, hiệu quả nhất.
Kế hoạch giá thành: là một chỉ tiêu quan trọng và tổng hợp nhất, phản ánh toàn diện các hoạt động của doanh nghiệp về trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật, về hoàn thiện tổ chức sản xuất, hiệu quả của quản lý tài chính - kinh tế.
Kế hoạch tài chính, dòng tiền: phản ánh kế hoạch huy động và sử dụng vốn, dòng tiền phục vụ kế hoạch SXKD của doanh nghiệp.
Kế hoạch đời sống xã hội: nhằm cải thiện điều kiện sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe, mở rộng phúc lợi cho cán bộ công nhân viên.
Kế hoạch đầu tƣ cơ bản: đƣợc xây dựng trên cơ sở của các kế hoạch sản xuất, kế hoạch đời sống, kế hoạch nghiên cứu và áp dụng tiến bộ kỹ thuật, kế hoạch tài chính của doanh nghiệp. Kế hoạch đầu tƣ cơ bản đƣợc xây dựng trên cơ sở khoa học, hợp lý, vững chắc sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định đem lại hiệu quả kinh tế cao [13,Tr11-13].