Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch SXKD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh của tập đoàn công nghiệp tàu thủy việt nam (Trang 73 - 78)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

2.5. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch SXKD

2.5.1. Về số tàu bàn giao và giá trị hợp đồng

Từ năm 2000 - 2013, Tập đoàn đã hoàn thành thi công và bàn giao 431 tàu với trị giá 2.589 triệu USD, trong đó có 160 tàu xuất khẩu trị giá 1.121 triệu USD, 270 tàu trong nƣớc trị giá 1.468 triệu USD (Phụ lục 1.4). Số tàu bàn giao từ năm 2000 – 2013 của Tập đoàn đƣợc thể hiện ở biểu sau:

Biểu 2.5. Số tàu bàn giao từ năm 2000 - 2013 của Tập đoàn

(Nguồn: Số liệu tổng hợp theo dõi về số tàu bàn giao của Tập đoàn) Biểu 2.6. Số tàu xuất khẩu, nội địa bàn giao từ năm 2000 - 2013

(Nguồn: Số liệu tổng hợp theo dõi về số tàu bàn giao của Tập đoàn) Số tàu bàn giao từ năm 2010 - 2013 của Tập đoàn là 217 tàu chiếm 50,33% tổng số tàu bàn giao từ năm 2000 - 2013 của Tập đoàn, tổng giá trị đạt 1.415 triệu USD chiếm 54,67% tổng giá trị hợp đồng số tàu bàn giao từ năm 2000 - 2013 của Tập đoàn. Trong đó, 13 đơn vị có tổng số tàu bàn giao từ năm 2010 - 2013 là 147 tàu bằng 67,74% tổng số tàu bàn giao từ năm 2010-2013 của Tập đoàn (Phụ lục 1.4).

Bảng 2.3 - Số tàu bàn giao từ năm 2010-2013 của 13 đơn vị thành viên

STT Số tàu bàn giao (tàu) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng cộng

1 Tổng cộng 64 74 32 47 217

2 13 đơn vị thành viên 38 60 19 30 147

3 Tỷ lệ (%) 59,38% 81,08% 59,38% 63,83% 67,74%

(Nguồn: Số liệu tổng hợp theo dõi về số tàu bàn giao của Tập đoàn) Tổng giá trị hợp đồng các tàu bàn giao từ năm 2010-2013 của 13 đơn vị thành viên là 1.283 triệu USD bằng 90,67% tổng giá trị hợp đồng các tàu bàn

giao từ năm 2010-2013 của Tập đoàn. Vì vậy, việc khảo sát, nghiên cứu về công tác quản lý kế hoạch tại 13 đơn vị là phù hợp.

Tỷ lệ giá trị hợp đồng đóng tàu của 13 đơn vị thành viên trong Tập đoàn từ năm 2010 – 2013 đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.4 - Giá trị hợp đồng các tàu bàn giao từ năm 2010 -2013 của 13 đơn vị

STT Giá trị hợp đồng (Triệu USD) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng cộng 1 Tổng cộng 597 525 145 148 1.415 2 13 đơn vị thành viên 555 478 122 128 1.283 3 Tỷ lệ (%) 92,96% 91,05% 84,14% 86,49% 90,67%

(Nguồn: Số liệu tổng hợp các hợp đồng đóng tàu của Tập đoàn)

2.5.2. Về năng lực đóng tàu

Hiện nay, đơn vị tính toán cơ sở phản ánh năng lực đóng tàu ở phạm vi kinh tế vĩ mô (phạm vi thế giới, các quốc gia, Tập đoàn và các nhà máy đóng tàu) là tấn trọng tải bù CGT (Compensated Gross Ton). Việc sử dụng CGT phù hợp hơn so với các đơn vị thƣờng đƣợc sử dụng trƣớc đây nhƣ tấn tổng hợp (GT) và tấn trọng tải (DWT). CGT cũng liên quan mật thiết với mức độ hiện đại, tính phức tạp và giá trị gia tăng của các loại tàu đóng mới.

CGT đƣợc xác định dựa trên GT và theo công thức:

CGT =A* GTB

Trong đó, A là hệ số tùy thuộc ảnh hƣởng của loại tàu, B là hệ số tùy thuộc ảnh hƣởng của cỡ tàu và GT. Các hệ số A và B đƣợc xác định theo loại tàu nhƣ sau:

Bảng 2.5 - Hệ số tùy thuộc của loại tàu (A) và cỡ tàu (B) để tính CGT STT Loại tàu A B 1 Tàu dầu vỏ kép 48 0,57 2 Tàu hóa chất 84 0,55 3 Tàu hàng rời 29 0,61 4 Tàu hàng hỗn hợp 33 0,62 5 Tàu hàng khô 27 0,64 6 Tàu đông lạnh 27 0,68 7 Tàu Container 19 0,68 8 Tàu Ro Ro 32 0,63 9 Tàu chở ô tô 15 0,70 10 Tàu chở khí hóa lỏng (LPG) 62 0,57

11 Tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) 32 0,68

12 Phà 20 0,71

13 Tàu khách 49 0,67

14 Tàu cá 24 0,71

15 Tàu không chở hàng 46 0,62

(Nguồn: Compensated Gross Ton CGT System - OECD 2007) Tỷ lệ quy đổi giữa các đơn vị tấn trọng tải (DWT) và sức ngựa (HP) nhƣ sau: 1 HP = 0,746 DWT;

Căn cứ thông số kỹ thuật của các tàu bàn giao từ năm 2000 - 2013 của Tập đoàn, năng lực đóng tàu của Tập đoàn thể hiện qua chỉ số CGT nhƣ sau (Phụ lục 1.4). Năng lực đóng tàu của Tập đoàn (từ năm 2000 – 2013) thể hiện thông qua CGT đƣợc thể hiện ở biểu sau:

(Nguồn: Số liệu tổng hợp theo dõi về số tàu bàn giao của Tập đoàn) Năng lực đóng tàu của Tập đoàn tăng nhanh từ năm 2004 đến năm 2008. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế năm 2008 đã ảnh hƣởng nặng nề tới sản xuất kinh doanh của Tập đoàn (hàng loạt các chủ tàu nƣớc ngoài thực hiện hủy, dừng, giãn hợp đồng đóng tàu đã ký với Tập đoàn). Do đó năm 2009 Tập đoàn có số tàu bàn giao giảm so với năm 2008, giá trị CGT thấp hơn nhiều so với năm 2008.

Trƣớc khó khăn trên, năm 2010 Chính phủ đã cấp vốn hỗ trợ Tập đoàn để phục vụ sản xuất để hoàn thiện các tàu dở dang, các tàu bị hủy hợp đồng (nếu không thiệt hại về kinh tế sẽ rất lớn), đồng thời triển khai đề án tái cơ cấu toàn diện Tập đoàn. Vì vậy, năm 2010 - 2011 Tập đoàn hoàn thành phần lớn các tàu dở dang của những năm trƣớc nâng số tàu bàn giao đạt 64 tàu (năm 2010) và 74 tàu (năm 2011). Năm 2012, Tập đoàn vẫn chịu tác động của thị trƣờng đóng tàu thế giới, không ký đƣợc hợp đồng nƣớc ngoài nào, chủ yếu ký đƣợc các hợp đồng đóng tàu trong nƣớc theo chƣơng trình biển đông của Chính phủ. Vì vậy số tàu bàn giao năm 2012 của Tập đoàn bị sụt giảm (32 tàu

trong đó 18 tàu nội địa, 14 tàu xuất khẩu là các tàu đã ký hợp đồng từ những năm trƣớc chuyển sang).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh của tập đoàn công nghiệp tàu thủy việt nam (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)