Phân loại kế hoạch SXKD của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh của tập đoàn công nghiệp tàu thủy việt nam (Trang 35 - 38)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

1.2. Phân loại kế hoạch SXKD của doanh nghiệp

1.2.1. Theo mức độ tổng quát

Theo mức độ tổng quát, Kế hoạch SXKD của doanh nghiệp bao gồm kế hoạch chiến lƣợc và kế hoạch tác nghiệp.

Kế hoạch chiến lƣợc: là những kế hoạch đƣa ra những mục tiêu tổng thể, dài hạn và phƣơng thức cơ bản để thực hiện nó trên cơ sở phân tích môi trƣờng và vị trí của tổ chức trong môi trƣờng đó. Các kế hoạch chiến lƣợc do những nhà quản lý cấp cao của doanh nghiệp thiết kế với mục đích là xác định những mục tiêu tổng thể cho doanh nghiệp. Các kế hoạch chiến lƣợc liên quan đến mối quan hệ giữa con ngƣời của doanh nghiệp với các con ngƣời của những doanh nghiệp khác.

Kế hoạch tác nghiệp : là các kế hoạch chi tiết cụ thể hoá cho các kế hoạch chiến lƣợc, nó trình bày rõ chi tiết tổ chức cần phải làm nhƣ thế nào để đạt đƣợc những mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch chiến lƣợc. Kế hoạch tác nghiệp thể hiện chi tiết kế hoạch chiến lƣợc thành những hoạt động hàng năm, hàng quý , hàng tháng bao gồm các kế hoạch nguyên vật liệu, kế hoạch nhân công , kế hoạch tiền lƣơng, kế hoạch sản phẩm …. Kế hoạch tác nghiệp nhằm mục đích bảo đảm cho mọi ngƣời trong tổ chức đều hiểu về các mục tiêu của tổ chức và xác định rõ ràng trách nhiệm của họ trong việc thực hiện mục tiêu chung đó và các hoạt động cần đƣợc tiến hành ra sao để đạt đƣợc những kết quả dự định trƣớc. Các kế hoạch tác nghiệp chỉ liên quan đến những ngƣời trong cùng một tổ chức.

Phân loại kế hoạch SXKD của doanh nghiệp theo mức độ tổng quát đƣợc thể hiện theo sơ đồ sau:

Hình 1.5 - Sơ đồ phân loại kế hoạch SXKD của doanh nghiệp theo mức độ tổng quát

1.2.3. Theo thời gian

Theo thời gian, Kế hoạch SXKD của doanh nghiệp bao gồm kế hoạch kinh tế kỹ thuật và kế hoạch tác nghiệp. Trong đó:

Kế hoạch kinh tế kỹ thuật: phản ánh các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, bao gồm: kế hoạch dài hạn (5 năm hoặc 10 năm), kế hoạch trung hạn (2 hoặc 3 năm) và kế hoạch ngắn hạn (kế hoạch năm).

Kế hoạch dài hạn và kế hoạch trung hạn thƣờng gắn liền với chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp. Nội dung chủ yếu của 2 loại kế hoạch là những dự án phát triển doanh nghiệp trong đó đề ra mục tiêu, xác lập nguồn lực và biện pháp chủ yếu để thực hiện các mục tiêu đề ra.

Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có quan hệ hữu cơ với nhau. Trong đó, kế hoạch dài hạn giữ vai trò trung tâm, chỉ đạo trong hệ thống kế hoạch SXKD của doanh nghiệp và là cơ sở để xây dựng kế hoạch trung hạn và kế hoạch hằng năm.

Kế hoạch năm mang tính tổng hợp và cụ thể, đƣợc xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu thị trƣờng, kết quả phân tích khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp trong kỳ, kết quả dự báo tình hình và mục tiêu của kế hoạch chiến lƣợc (nếu có).

Kế hoạch chiến lƣợc Đƣờng lối - Sứ mệnh

Các chỉ tiêu đề ra trong các nội dung của kế hoạch phải là kết quả phân tích trên cơ sở khoa học về kinh tế kỹ thuật xuất phát từ mục tiêu của doanh nghiệp, cùng với các chỉ tiêu đó là các biện pháp phù hợp để thực hiện [13, Tr 11-14].

Kế hoạch tác nghiệp: là cụ thể hóa kế hoạch năm ra từng giai đoạn để thực hiện và bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu kế hoạch ngắn hạn hàng năm đã đề ra.

Mục đích của kế hoạch tác nghiệp là nhằm tăng cƣờng quản lý việc triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm trong từng giai đoạn, ngƣời quản lý có thể kịp thời phát hiện các mặt mạnh để phát huy khai thác, phát hiện các thiếu sót, mất cân đối để có biện pháp khắc phục và điều chỉnh kịp thời, tạo điều kiện chủ động thực hiện kế hoạch năm. Vì vậy, quản lý tốt kế hoạch tác nghiệp sẽ tạo tiền đề quan trọng để thực hiện kế hoạch năm và hạch toán kinh tế nội bộ, xác nhận phần đóng góp, thực hiện thù lao thỏa đáng cho ngƣời lao động [9].

Phân loại kế hoạch SXKD của doanh nghiệp theo thời gian đƣợc thể hiện theo sơ đồ sau:

Hình 1.6 - Sơ đồ phân loại kế hoạch SXKD theo thời gian

1.2.4. Theo nội dung

Theo nội dung, Kế hoạch SXKD của doanh nghiệp đƣợc phân thành các kế hoạch: kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; Kế hoạch cung cấp vật tƣ -

Kế hoạch kinh tế kỹ thuật

Kế hoạch Kế hoạch dài hạn Kế hoạch trung hạn Kế hoạch ngắn hạn tác nghiệp Kế hoạch

kỹ thuật; Kế hoạch lao động và tiền lƣơng; Kế hoạch nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; Kế hoạch cơ giới hóa; Kế hoạch giá thành; Kế hoạch tài chính, dòng tiền; Kế hoạch đời sống xã hội; Kế hoạch đầu tƣ cơ bản [13].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh của tập đoàn công nghiệp tàu thủy việt nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)