Một số tồn tại, hạn chế về công tác quản lý kế hoạch SXKD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh của tập đoàn công nghiệp tàu thủy việt nam (Trang 78 - 81)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

2.6. Một số tồn tại, hạn chế về công tác quản lý kế hoạch SXKD

2.6.1. Trong công tác lập kế hoạch SXKD

Sự quan tâm của lãnh đạo các đơn vị thành viên về công tác lập kế hoạch SXKD còn chƣa sâu sát, chƣa phản ánh đúng với tình hình của doanh nghiệp, kế hoạch SXKD đƣợc lập ra nhƣng khi thực hiện thì không bám sát kế hoạch để thực hiện (đặc biệt là kế hoạch tài chính, dòng tiền đƣợc lập không sát làm ảnh hƣởng đến tiến độ mua sắm vật tƣ máy móc thiết bị và tiến độ thi công đóng mới tàu).

Nhân sự thực hiện công tác quản lý kế hoạch SXKD tại Công ty mẹ - Tập đoàn và các đơn vị thành viên còn thiếu về số lƣợng, yếu về trình độ và kinh nghiệm.

Công cụ để hỗ trợ xây dựng kế hoạch còn thiếu, thiếu thông tin thị trƣờng cần thiết (trong nƣớc và quốc tế) để làm cơ sở xây dựng kế hoạch SXKD của các đơn vị thành viên và của Tập đoàn.

Công tác thị trƣờng và hợp đồng: Thực tế hiện nay nhiều đơn vị còn chƣa chủ động trong việc tìm kiếm các hợp đồng, đặc biệt là một số đơn vị đóng tàu do đặc thù của thị trƣờng đóng mới trong nhiều năm trƣớc đây có nhiều thuận lợi nên chủ tàu, nhà môi giới chủ động tìm đến hoặc do Tập đoàn tìm kiếm và chỉ định Nhà máy đóng tàu.

Công tác tìm hiểu về thị trƣờng đóng mới chỉ thực hiện ở bƣớc tìm kiếm các thông tin về thị trƣờng nhƣ: thị trƣờng đóng mới, thị trƣờng vận tải và thị trƣờng vật liệu từ các nguồn tin trên internet nhƣ: Tradewinds, Asiasis, Clarksons, Steel guru, Fearnleys, Maersk Broker….mà không có nhiều phân tích, đánh giá và xác định phƣơng án xúc tiến, tiếp cận các đối tác/ chủ tàu để

Kế hoạch SXKD của các đơn vị xây dựng còn sơ sài, không đủ các chỉ tiêu kế hoạch trong biểu mẫu hƣớng dẫn, hầu hết xây dựng giá vốn cao, hạch toán lợi nhuận là lỗ (trong đó có nguyên nhân là chi phí sản xuất cao; khấu hao tài sản cố định, chi phí quản lý doanh nghiệp cao).

2.6.2. Trong công tác tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch SXKD Tiến độ thi công đóng mới: Trong nhiều năm qua, tiến độ thi công Tiến độ thi công đóng mới: Trong nhiều năm qua, tiến độ thi công luôn là vấn đề nan giải của các đơn vị đóng tàu của Tập đoàn, mặc dù đã có nhiều lần tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và đƣa ra nhiều giải pháp nhƣng hiệu quả mang lại còn rất thấp. Cần phải có giải pháp đồng bộ từ chuẩn bị sản xuất đến thi công, kiểm tra, giám sát và bàn giao.

Chất lƣợng sản phẩm: Phần thi công vỏ tàu đƣợc các cơ quan đăng kiểm và chủ tàu đánh giá cao về chất lƣợng, tuy nhiên phải làm đi làm lại nhiều lần dẫn tới thời gian thi công kéo dài và tăng chi phí. Phần hoàn thiện tàu (lắp đặt thiết bị và nội thất) chất lƣợng chƣa tốt, thƣờng gặp trục trặc khi lắp đặt và bị chủ tàu khiếu nại về chất lƣợng máy móc thiết bị.

Quản lý hiện trƣờng: công tác quản lý hiện trƣờng còn nhiều yếu kém nên chi phí tài chính nhƣ chi phí bảo hiểm, chi phí lãi vay, chi phí bảo lãnh…tăng cao; chi phí quản lý bao gồm chi phí sử dụng nguyên nhiên liệu, điện năng, bảo hiểm, đăng kiểm, chi phí lƣu kho, vận chuyển và logistic…vƣợt dự toán và gây lỗ cho các hợp đồng đóng tàu. Do năng suất thấp, tính chuyên nghiệp chƣa cao, hay phải làm đi làm lại, tổ chức sản xuất không hợp lý, kém hiệu quả,… dẫn đến tiến độ thi công kéo dài, nên dù trả lƣơng thấp (trung bình khoảng 110 USD/ngƣời/tháng) nhƣng tổng chi phí nhân công thực hiện rất cao so với các nƣớc trong khu vực.

Do quá trình thi công đóng tàu kéo dài và việc mua sắm vật tƣ thiết bị chƣa chủ động phù hợp với tiến độ đóng tàu nên nhiều vật tƣ thiết bị mua về để lâu ngày đến khi lắp đặt gặp trục trặc và không còn bảo hành, dẫn đến các

khiếu nại về chất lƣợng thiết bị đáng ra do nhà cung cấp chịu trách nhiệm thì lại thành trách nhiệm về chất lƣợng của phía Nhà máy của Tập đoàn.

Do uy tín và thƣơng hiệu của Tập đoàn giảm sút, thị trƣờng đóng tàu quốc tế tuy đã bƣớc đầu đƣợc phục hồi nhƣng chƣa đủ hấp dẫn các nhà đầu tƣ và ngân hàng bỏ vốn ra đầu tƣ nên việc ký đƣợc hợp đồng đóng tàu và vay vốn ngân hàng để thực hiện hợp đồng đối với Tập đoàn là rất khó khăn. Trong khi chi phí thƣờng xuyên, dù không sản xuất vẫn phát sinh hàng năm vẫn rất lớn, hầu hết các nhà máy đóng tàu của Tập đoàn hiện sản xuất đều không đủ bù đắp đƣợc các chi phí cố định nhƣ khấu hao, chi phí quản lý, chi phí tài chính…

2.6.3. Trong công tác theo dõi, kiểm soát thực hiện kế hoạch SXKD

Việc chấp hành quy định về báo cáo định kỳ kết quả SXKD hàng tháng, quý, 6 tháng và cả năm của các đơn vị thành viên chƣa đạt yêu cầu, các đơn vị gửi báo cáo muộn về Tập đoàn, số liệu báo cáo chƣa chuẩn (phải chỉnh sửa và gửi đi gửi lại nhiều lần).

Sự phối hợp giữa Ban chức năng thuộc Công ty mẹ - Tập đoàn trong việc trao đổi, chia sẻ và sử dụng các thông tin số liệu theo dõi, kiểm soát về kế hoạch SXKD của các đơn vị nhƣ thông tin về thị trƣờng, tình hình sản xuất, tài chính cho các dự án đóng mới, lao động, việc làm còn hạn chế, chƣa hiệu quả.

2.6.4. Trong đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh

Thực tế nhiều năm qua, Tập đoàn đã đạt đƣợc những thành quả nhất định về thị trƣờng (Vinashin đã có thƣơng hiệu trong ngành đóng tàu thế giới), sản phẩm (nhiều sản phẩm đạt chất lƣợng tốt, sản phẩm có nhiều hàm lƣợng kỹ thuật, công nghệ cao) nhƣng khi xét về hiệu quả kinh tế mang lại thì chƣa đạt hiệu quả, hầu hết các đơn vị thành viên (công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn sở hữu 100% vốn điều lệ) hoạt động trong lĩnh vực

đóng tàu đều có kết quả SXKD lỗ. Điều này có rất nhiều nguyên nhân nhƣng nguyên nhân cơ bản vẫn là quản trị doanh nghiệp, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn bị xem nhẹ, yếu kém.

Các chỉ tiêu kết quả SXKD nhƣ sản lƣợng (số tàu đóng mới và sửa chữa hoàn thiện, bàn giao), giá trị sản xuất, doanh thu, nộp ngân sách, số lao động, thu nhập bình quân ngƣời lao động đơn vị có thể phấn đấu hoàn thành theo kế hoạch đề ra.

Một số chỉ tiêu về hiệu quả SXKD nhƣ: chi phí so với định mức đƣợc duyệt, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (và trên doanh thu thuần từ hoạt động SXKD) thì đa số các đơn vị đều không đạt đƣợc.

Chƣa có cơ chế thƣởng/phạt một cách rõ ràng đối với lãnh đạo các đơn vị khi không hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đây cũng là một thách thức đối với doanh nghiệp nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh của tập đoàn công nghiệp tàu thủy việt nam (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)