4.2 Giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng Nông nghiệp và
4.2.2 Nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ đối với dịch vụ bảo lãnh
Khi hợp đồng bảo lãnh có hiệu lực, chi nhánh phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc khách hàng của mình thực hiện hợp đồng đã được ngân hàng bảo lãnh đứng ra bảo lãnh nhằm giảm thiểu rủi có thể xảy ra. Bộ phận kiểm soát nội bộ cần tập trung các cán bộ có trình độ nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức tốt làm nhiệm vụ ngăn ngừa và phát hiện cán bộ vi phạm từ phía các bộ ngân hàng. Ngân hàng cần xử lí công khai, nghiêm minh với cán bộ vi phạm, trái lại cần khen thưởng các thành quả chi nhánh một cách kịp thời nhất. Đây cũng là vấn đề quan trọng trong khâu hoàn thiện được hệ thống đánh giá năng lực khách hàng.
Ngay từ khi ký kết hợp đồng bảo lãnh, cán bộ Marketing của chi nhánh đã có khâu thẩm định sơ bộ về khả năng trả nợ cũng như rủi ro khi ký kết hợp đồng. Sau khi đã ký kết hợp đồng, cán bộ thẩm định, cùng bộ phận đòi nợ… kết hợp thường xuyên theo dõi tình hình, tiến độ của hợp đồng, từ đó tránh phần nào rủi ro. Ngoài ra chi nhánh luôn có chiến lược kiểm tra tính gian lận của cán bộ nhân viên, đạo đức nghề nghiệp, nằm giảm rủi ro trong việc làm dụng chức vụ cấu kết khách hàng lừa đảo chi nhánh. Vậy nâng cao kiểm soát nội bộ này không chỉ đối với khách hàng mà còn đối với chính cán bộ chi nhánh.
Chi nhánh cần thực hiện một chuỗi các công việc mang tính đồng bộ, có quy trình chặt chẽ, tuân thủ quy định pháp luật và nội bộ chi nhánh, từ đó có thể kiểm soát nghiêm ngặt từ mọi khâu chứ không phải riêng lẻ một dịch vụ. Điều này giúp chi nhánh kiểm soát tốt trong việc cung ứng dịch vụ, giảm thiểu tối đa rủi ro thông việc kiểm tra tính chính xác, so sánh, phân tích và quyết định. Hơn thế nữa chi nhánh cần phân rõ trách nhiệm, quyền hạn tránh việc làm dụng quyền hạn gây tham nhũng, gian lận trong nội bộ cấu kết khách hàng làm trái pháp luật.