Kinh nghiệm phát triển dịch vụ bảo lãnh của một số ngân hàng nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đông Anh (Trang 44)

tại Việt Nam

- Ngân hàng Citibank là ngân hàng nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam với các

chi nhánh tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với mạng lưới hợp tác trên toàn quốc tại 64 tỉnh thành ở Việt Nam. Citibank cung cấp đa dạng các sản phẩm đa dạng ở Việt Nam như: dịch vụ bán lẻ, dịch vụ tài trợ thương mại thị trường vốn và tiền tệ, dịch vụ chứng khoán,… nói đến việc phát triển dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng này tại Việt Nam thì ngân hàng tập trung chủ yếu vào đối tượng các khách hàng là tập đoàn lớn, công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới. Mới đây nhất, ngân hàng tài trợ vốn cho hợp đồng máy bay. Citibank có mối quan hệ lâu bền với Việt Nam Airline trong thương vụ vốn tài trợ có bảo lãnh của tổ chức bảo lãnh tín dụng xuất khẩu Mỹ. Nhận ra tiềm năng, sự hiểu biết sâu, toàn diện về tình hình tài chính phức tạp, kết hợp dịch vụ tài chính hàng đầu, đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, Citi

bank đã cung cấp rất nhiều các sản phẩm như thanh toán, vay trả góp, bảo hiểm và không thể thiếu dịch vụ bảo lãnh.

Citibank quan tâm về chính sách kinh tế cũng như môi trường đầu tư liên quan. Citibank xem mở rộng thị trường hoạt động trong đó có hoạt động bảo lãnh là ưu tiên hàng đầu.

Trước đây, Citibank tập trung đối tượng khách hàng là các tập đoàn xuyên quốc gia, các doanh nghiệp liên doanh nước ngoài, lĩnh vực tài trợ xuất nhập khẩu như tập đoàn công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam thì nay đã quan tâm đến khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân.

Sản phẩm dịch vụ bảo lãnh phong phú, ngoài các loại hình dịch vụ bảo lãnh mà hầu hết các ngân hàng thương mại có, thì Citi bank còn chú trọng đến bảo lãnh phát hành trái phiếu, cổ phiếu. Đây có lẽ là chiến lược hướng đi riêng của ngân hàng khi mà các ngân hàng nội địa còn chưa quan tâm nhiều.

Quy trình dịch vụ bảo lãnh chặt chẽ, rõ ràng dựa trên quy tắc quốc tế và đặc biệt tính chuyên nghiệp cao của Citibank. Trong quy trình dịch vụ bảo lãnh có một hệ thống giám sát nội bộ từ trụ sở xuống chi nhánh. Bộ phận này làm việc độc lập với giám đốc chi nhánh nhằm đảm bảo tính khách quan. Điều đặc biệt, Citibank đã xây dựng hệ thống quản trị rủi ro chặt chẽ, ban thẩm định dịch vụ bảo lãnh riêng biệt, xếp hạng khách hàng để có phương pháp phòng rủi ro.

Bài học rút ra đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đông Anh từ thành tựu mà Citibank đạt được là hướng tới doanh nghiệp nước ngoài, bảo lãnh lĩnh vực tài trợ xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó luôn mở rộng việc cung ứng dịch vụ đến với mọi đối tượng khách hàng, đặc biệt chi nhánh cần có bộ phận giám sát nội bộ, hệ thống quản lí rủi ro giúp giảm thiểu đối đa rủi ro chi nhánh.

- Ngân hàng ANZ là ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam từ năm

1993. Đến nay, ngân hàng đã và đang phát triển rất mạnh tại Việt Nam. Với việc hiểu được phong tục tập quán, thi hiếu nhu cầu về dịch vụ, ngân hàng đã cung cấp rất nhiều các danh mục sản phẩm đa dạng như dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán,

chuyển tiền…đối với dịch vụ bảo lãnh ngân hàng cũng đã được chú trọng do dịch vụ này mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Tận dụng lợi thế mạng lưới và uy tín quốc tế ngân hàng đã xây dựng dịch vụ bảo lãnh theo yêu cầu và nghiệp vụ chuyên nghiệp. Chiến lược, mục tiêu phát triển dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng ANZ rất rõ ràng và chiến lược sâu thể hiện ở các khía cạnh sau đây:

Phân loại hình bảo lãnh: nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, cơ chế mở cửa giao thương, các dự án xây dựng yêu cầu vốn lớn,… trước đây, ngân hàng chỉ tập trung vào dịch vụ bảo lãnh tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán thì nay ngân hàng đã và đang có chiến lược cung cấp giải pháp tốt cho doanh nghiệp là dịch vụ bảo lãnh hợp đồng, dự thầu,… với tiềm lực và tính chuyên nghiệp ngân hàng từng bước đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng.

Phân khúc khách hàng: trước đây ngân hàng chủ yếu cung cấp dịch vụ này cho đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp lớn, tập đoàn xuyên quốc gia, thì này lại có chiến lược quan tâm hơn đến khách hàng cá nhân có thu nhập cao, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Phân khúc thị trường: ngân hàng chủ yếu triển khai loại hình dịch vụ này ở các thành phố lớn, khu vực kinh tế trọng điểm,… thì này đã triển khai phát triển dịch vụ này ở các chi nhánh ngoại thành, các khu công nghiệp, khu chế xuất có vốn đầu tư của nước ngoài. Xây dựng chiến lược rõ ràng nhằm mở rộng quy mô, số lượng khách hàng.

Để giảm thiếu rủi ro dịch vụ này, ngân hàng chú trọng đến khâu thẩm định khách hàng trước và sau khi ký hợp đồng bảo lãnh. Kế hoạch cụ thể xây dựng ban thẩm định riêng dịch vụ này, đặc biệt luôn đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn, cũng như trình độ ngoại ngữ cho nhân viên.

Dựa vào chiến lược kinh doanh, định hướng rõ ràng phát triển dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng quốc tế thì các ngân hàng thương mại cũng có cơ sở, kinh nghiệm rút ra từ các ngân hàng quốc tế để xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ này phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của mình.

Khác với Citibank bài học kinh nghiệm rút ra cho chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp huyện Đông Anh từ ngân hàng ANZ là ngân hàng phải có chiến lược phân khúc thị trường, phân khúc khách hàng từ đó có chính sách Marketing phù hợp để cung ứng dịch vụ một cách hiệu quả. Đặc biệt chi nhánh dựa vào tiềm năng của mình cùng với xu hướng khách hàng từ đó có các sản phẩm đa dạng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Nhìn vào hoạt động kinh doanh của hai ngân hàng quốc tế, chi nhánh còn phải nỗ lực hơn nữa để đáp ứng nhu cầu khách hàng đa quốc gia.

Kết luận chương 1

Chương 1 của luận văn cho biết tính tổng quan của việc phát triển dịch vụ bảo lãnh, các cơ sở lí luận làm về phát triển dịch vụ bảo lãnh. Đặc biệt là chương này đã chỉ ra các tiêu chí đánh giá phát triển dịch vụ bảo lãnh, nhân tố ảnh hưởng và các kinh nghiệm của một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Đây chính là cơ sở lý luận, tiêu chí để phân tích, đánh giá phát triển bảo lãnh ở chương 3 của luận văn.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.1 Phương pháp thu thập thông tin

- Là phương pháp rất quan trọng vì nó cung cấp nền tảng lý thuyết và định hướng nghiên cứu. Bên cạnh đó nó làm rõ ý nghĩa của việc liên kết những giá trị đã đề xuất nghiên cứu với những nghiên cứu trước đó từ đó giúp chọn lọc những phương pháp nghiên cứu phù hợp. Tóm lại phương pháp này là bước quan trọng để định hướng tìm số liệu, thiết lập các câu hỏi cần nghiên cứu.

- Tiến trình thực hiện: thu thập các tài liệu từ bên trong ngân hàng và từ các phương tiện thông tin hiện đại. Yêu cầu các thông tin phải chính xác, đáng tin cậy và có kiểm chứng các công trình đã được công bố…kế thừa các lý thuyết và kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện nghiên cứu vấn đề. Việc thực hiện thu thập thông tin là các nguồn thứ cấp và sơ cấp. Từ đó có định hướng nghiên cứu đề tài.

- Nguồn tài liệu: chủ yếu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp, là các tài liệu bên trong và bên ngoài công ty. Do tính bảo mật thông tin nghiêm ngặt của ngân hàng nên nhiều thông tin không được phép công khai rộng rãi.Vì vậy cũng gây khó khăn trong công tác thu thập thông tin. Ngoài ra còn nguồn dữ liệu sơ cấp thông qua các phương tiện thông tin hiên đại như internet, website. báo chí,…

- Phạm vi nghiên cứu: số liệu thứ cấp là các số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu, phạm vi số liệu của ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Đông Anh giai đoạn 2012-2014. Đó là các báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo thường niên,…

Nguồn dữ liệu sơ cấp là các công trình nghiên cứu trước đó, các tạp chí khoa học được công bố, giáo trình,… có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

2.1.2. Phương pháp xử lý thông tin

- Sau quá trình thu thập thông tin, thì tổng hợp các thông tin rồi sàng lọc, tóm tắt, xử lí thông tin theo hai hướng cơ bản là nhóm thông tin định tính và định lượng.

Thông tin định tính là việc thu thập thông tin, xử lí thông tin về chất của vấn đè nghiên cứu. Tùy thuộc vào khả năng thu thập thông tin, số liệu sẽ được trình bày dưới bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị,… thông tin định lượng là thông tin số lượng của vấn đề nghiên cứu.

- Tiến trình thực hiện: sau quá trình thu thập thông tin, các dữ liệu được kiểm tra, điều chỉnh một cách đầy đủ, chính xác, chắt lọc các thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu, xử lí dữ liệu dưới các cách thức phù hợp.

- Công cụ sử dụng cho công tác xử lí thông tin là: máy tính, phần mềm excel. - Phạm vi nghiên cứu: xử lí các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các số liệu của ngân hàng, các chỉ tiêu đánh giá phù hợp với đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu (NHNo&PTNT) chi nhánh huyện Đông Anh. Các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn năm 2012-2014.

2.1.3 Phương pháp phân tích và so sánh

Là phương pháp sử dụng các dữ liệu tìm được mang xử lí sau đó thì phân tích. bóc tách từng khía cạnh, vấn đề liên quan nhằm đánh giá từ vấn đề nghiên cứu. Phân tích số liệu theo phương thức so sánh, đối chiếu các con số, chỉ tiêu đã được nêu, phản ánh thực trạng, xu hướng biến động của vấn đề nghiên cứu.

- Tiến trình thực hiện: từ các số liệu thống kê, các thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các nhân tố ảnh hưởng, các tiêu chí đánh giá sự phát triển như so sánh dư nợ bảo lãnh của năm sau so với năm trước thông qua các tỷ số, tỷ lệ nợ quá hạn bảo lãnh dưới dạng tỷ trọng…dựa vào các báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo thường niên mang phân tích, so sánh nhằm mục đích phản ánh rõ thực trạng của đối tượng nghiên cứu.

- Công cụ sử dụng để phân tích so sánh là máy tính, phần mềm excel, phần mềm powerpoint.

- Phạm vi phân tích và so sánh là dựa vào các báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo thường niên của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Đông Anh giai đoạn năm 2012-2014, để phân tích, so sánh số liệu qua các năm. Vì các số liệu này được

lượng hóa dưới dạng số tuyệt đối nên đánh giá khá chính xác thực trạng của vấn đề nghiên cứu.

2.1.4 Phương pháp sơ đồ và đồ thị

- Là phương pháp mô phỏng các số liệu, tài liệu, các chỉ tiêu tài chính bằng sơ đồ, đồ thì nhằm đưa ra cái nhìn trực quan vấn đề nghiên cứu thông qua các sơ đồ, đồ thị hình quạt, hình cột,… Nhìn vào đó có thể thấy rõ thực trạng vấn đề nghiên cứu, tốc độ phát triển ra sao, đặc biệt dựa vào một số chỉ tiêu đánh giá, biểu hiện các số liệu, cơ cấu phát triển vấn đề dưới dạng các biểu đồ hợp lí để thể hiện rõ nét vấn về nghiên cứu.

- Tiến trình thực hiện là dựa vào các chỉ tiêu đánh giá, các số liệu thu thập được, mang phân tích, so sánh rồi thể hiện chúng dưới dạng sơ đồ, đồ thị. Điều này sẽ phản ánh, mô tả tiến trình biến đổi qua các năm bằng các chỉ tiêu lợi ích từ dịch vụ bảo lãnh, dư nợ quá hạn,… qua đó thấy được xu hướng biến đổi của các chỉ tiêu, mức độ ra sao để rút ra chiến lược phát triển vấn đề nghiên cứu.

- Phạm vi nghiên cứu là thể hiện sự biến động của vấn đề thông qua các chỉ tiêu đánh giá, số liệu thứ cấp của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Đông Anh giai đoạn 2012-2014.

- Công cụ sử dụng là phần mềm excel.

2.1.5 Phương pháp chuyên gia

Thực chất đây là phương pháp sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các chuyên gia có trình độ cao để xem xét vấn đề nghiên cứu, từ đó đưa ra giải pháp tối ưu cho vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp chuyên gia rất cần thiết cho người nghiên cứu không chỉ trong quá trình nghiên cứu, đánh giá kết quả mà ngay cả trong chọn phương pháp nghiên cứu…

Phương pháp này giúp người nghiên cứu tiết kiệm chi phí, thời gian, sức lực để triển khai vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên phương pháp này chủ yếu dựa trên cơ sở trực quan, hay kinh nghiệm của chuyên gia nên độ chính xác không cao. Vì vậy cần kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác để làm rõ được vấn đề nghiên cứu.

- Tiến trình thực hiện: trong quá trình nghiên cứu cũng như chọn phương pháp nghiên cứu… người nghiên cứu cần sử dụng phương pháp chuyên gia để nhận được ý kiến nhận xét của các chuyên gia về vấn đề nghiên cứu. Họ sẽ giúp người nghiên cứu có cái nhìn, phương pháp nghiên cứu đúng đắn hơn.Trong quá trình nghiên cứu vấn đề, nhờ có sự giúp đỡ, nhận xét, định hướng quý báu của giáo viên hướng dẫn, hội đồng đánh giá của trường Đại học Kinh tế. Đồng thời nhận được các ý kiến, góp ý của cán bộ, phó giám đốc NHNo&PTNT chi nhánh huyện Đông Anh, giúp người nghiên cứu có hướng đi, cách phân tích, đưa ra các chỉ tiêu đánh giá…phù hợp với đối tượng nghiên cứu.

2.2 Thiết kế nghiên cứu

2.2.1 Lý luận cơ bản về khung thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu là việc định hướng các câu hỏi nghiên cứu, vấn đề cần nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu từ đó có thể làm rõ vẫn đề nghiên cứu. Và nó là lý luận cơ bản giúp quá trình nghiên cứu đến lúc hoàn thành nghiên cứu theo đúng định hướng và mang tính chất chặt chẽ, logic và khoa học.

2.2.2 Khung thiết kế nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

+ Dịch vụ bảo lãnh là gì? Phát triển dịch vụ bảo lãnh là gì? Tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ bảo lãnh là gì? Vì sao phải phát triển dịch vụ bảo lãnh? Nhân tố tác động đến phát triển dịch vụ bảo lãnh?

+ Thực trạng phát triển dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Đông Anh giai đoạn 2012 - 2014 diễn ra như thế nào? Thành tựu đạt được, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại là gì?

+ Để phát triển dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đông Anh trong thời gián tới cần giải pháp gì?

Phương pháp thực hiện

+ Dựa vào phương pháp thu thập thông tin, xử lí thông tin các tài liệu được công nhận trước đó, các công trình nghiên cứu khoa học... làm cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ bảo lãnh.

+ Dựa vào phương pháp thu thập thông tin, xử lí thông tin, phương pháp so sánh, sơ đồ, đồ thị,... dựa vào tiêu chí đánh giá về chất và lượng sự phát triển dịch vụ bảo lãnh. Bên cạnh đó phân tích, đánh giá tình hình thực tiễn, đưa ra những tồn tại, và nguyên nhân của những tồn tại đó.

+ Dựa vào các kết quả, tồn tại, nguyên nhân của tồn tại...và không thể thiếu phương pháp chuyên gia để từ đó có giải pháp nâng cao phát triển dịch vụ bảo lãnh ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đông Anh (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)