Ma trận BCG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh hệ thống sân bóng đá của công ty cổ phần đầu tư f leage tại hà nội (Trang 30 - 40)

Trên sơ đồ, trục tung thể hiện tỷ lệ gia tăng thi trƣờng tức là tỷ lệ tăng hàng năm của thị trƣờng trong đó có sản phẩm bán ra, trục hoành thể hiện mức chiếm lĩnh thị trƣờng của sản phẩm. Đối với mỗi trục có hai mức độ đánh giá cao và thấp, với các mức độ đánh gia nhƣ vậy sẽ tạo thành 4 vị trí đánh giá. Vị trí số I tƣơng ứng với vị trí mà ở đó sản phẩm bắt đầu xuất hiện trên thị trƣờng, chính vì thế mà chúng có mức chiếm lĩnh thị trƣờng thấp trong khi thị trƣờng có mức gia tăng cao. Các sản phẩm ở vị trí này có xu hƣớng phát triển nhƣng cần xem xét, nghiên cứu, đánh giá nhiều hơn. Vị trí số II là vị trí trong đó sản phẩm có mức chiếm lĩnh thị trƣờng cao trong khi tỷ lệ gia tăng thị trƣờng cũng đang ở mức cao. Khi phân tích nếu các sản phẩm của doanh nghiệp đang ở vi trị này cần có biện pháp và kế hoạch phát triển để gia tăng số lƣợng sản phẩm bán ra, tuy nhiên cũng cần chú ý đến chất lƣợng đồng thời cũng cần đề phòng những rủi ro có thể phát sinh do cạnh tranh trên thị trƣờng. Do sản phẩm đang ở vị trí hấp dẫn nên các doanh nghiệp khác có thể cũng đầu tƣ để

sản xuất loại sản phẩm đó gây nên tình trạng cung vƣợt cầu. Khi đó doanh nghiệp cần chuẩn bị phƣơng án cải tiến sản phẩm nhằm thích nghi tới mức tối đa nhu cầu của ngƣời sử dụng. Vị trí số III là vị trí mà các sản phẩm đã và đang mang lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp, tuy nhiên cần có các biện pháp đàu tƣ nhằm kích thích đầu tƣ của thị trƣờng nhƣ cải tiến chất lƣợng cũng nhƣ những mẫu mã của sản phẩm, nếu không sản phẩm sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn suy tàn. Vị trí số IV là vị trí suy tàn của sản phẩm tƣơng ứng với giai đoạn cuối cùng trong giai đoạn cuối cùng trong chu kì sản phẩm, ở vị trí này các sản phẩm có mức độ chiếm lĩnh thị trƣờng thấp trong thị trƣờng gia tăng thấp. Các sản phẩm này không còn khả năng mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp vì vậy cần nghiên cứu để chuyển hƣớng sản phẩm không nên đầu tƣ vào các sản phẩm của vị trí này Ngành kinh doanh sân bóng khi so sánh với những ngành sản xuất khác hàng hóa khác, sản phẩm ít mang tính biến động hơn, có nghĩa là tính đổi mới của sản phẩm không hẳn là yếu tố quyết định đặc biệt là những sân bóng cao cấp khi đã xây dung thƣơng hiệu và những quy chuẩn. Khoảng cách thời gian giữa những lần thay đổi sản phẩm mang tính chiến lƣợc dài hơn có khi là 10 năm, 15 năm.

Ma trận B.C.G giúp các nhà kinh doanh có cái nhìn tổng quát về các rủi ro bất trắc có thể xảy ra làm cản trở chiến lƣợc phát triển của đơn vị mình. Ở mỗi sản phẩm hàng hóa dịch vụ đều có những nguy cơ tiềm ẩn nhất định, trong lĩnh vực kinh doanh sân bóng chu trình vòng đời nó đƣợc bắt đầu từ khi doanh nghiệp sân bóng ra đời và kết thúc ở lúc sân bóng giải thể trong đó có những chu trình nhỏ hơn đó là các chính sách, chiến lƣợc của sản phẩm dịch vụ mà sân bóng cung cấp cho khách hàng.

c. Phương pháp áp dụng lý thuyết mô phỏng

Cùng với các phƣơng pháp phân tích khác, mô phỏng là một công cụ để phân tích định lƣợng trong kinh doanh, quản lý, từ đó nhận dạng các rủi ro và đề xuất các biện pháp phòng tránh hiệu quả. Ngày nay các mô hình mô phỏng là một trong các công cụ định lƣợng đƣợc sử dụng rộng rãi nhất là ở những nƣớc phát triển, ở Mỹ, qua điều tra cho thấy 30% các công ty cổ phần có sử dụng các mô hình mô phỏng trong công việc hoạch định các chiến lƣợc của công ty.

Phƣơng pháp mô phỏng gồm các bƣớc sau:

 Xác định vấn đề

 Định nghĩa các bƣớc liên quan đến vấn đề

 Xây dựng mô hình mô phỏng

 Chuẩn bị các tình huống có thể xảy ra để thử nghiệm

 Tiến hành thử nghiệm mô phỏng

 Phân tích và kiểm tra các kết quả

 Quyết định và lựa chọn phƣơng án

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng rộng rãi vì nó có một số ƣu điểm nổi trội nhƣ sau:

 Đó là một phƣơng pháp trung thực, khách quan

 Có thể áp dụng để phân tích các tình huống phức tạp

 Cho phép đối thoại trực tiếp với chƣơng trình tính toán để giải quyết vấn đề với việc đặt ra các câu hỏi và điều kiện

 Có khả năng cho phép nghiên cứu ảnh hƣởng luân phiên của các biến lên kết quả của bài toán, từ đó giúp ta xác định biến quan trọng nhất ảnh hƣởng đến kết quả.

 Cho phép giải quyết các tình huống phức tạp so với các phƣơng pháp khác.

 Các mô hình mô phỏng tuy có khả năng áp dụng rộng rãi nhƣng lại có những nhƣợc điểm cụ thể là:

 Cần có một thời gian nhiều năm để phát triển một mô hình mô phỏng hoàn chỉnh mà mô hình này lại chỉ có thể áp dụng cho một bài toán duy nhất trong quản trị chứ không vận dụng đƣợc để giải bài toán tƣơng tự .

 Phải đầu tƣ khá tốn kém.

 Không đƣa ra những lời giải tối ƣu của bài toán một cách cụ thể nhƣ các phƣơng pháp khác.

1.3.5.3. Đo lường rủi ro

Tất cả các rủi ro phải đƣợc quản trị chăt chẽ, do đó đo lƣờng rủi ro nhằm 3 mục tiêu chính sau đây:

- Để hiểu biết và đánh giá đúng rủi ro

- Để tính các chi phí giảm thiểu rủi ro và các khoản bồi thƣờng tổn thất - Để kiểm soát các loại rủi ro và tổn thất

Đo lƣờng rủi ro chính xác sẽ giúp nhà quản trị đƣa ra các quyết định nhƣ: loại rủi ro nào đƣợc chấp nhận hoặc không đƣợc chấp nhận? Vấn đề rủi ro và kiểm soát tổn thất sẽ đƣợc thực hiện nhƣ thế nào? Loại tổn thất nào đƣợc tài trợ và mức tài trợ sẽ là bao nhiêu?

Và để đo lƣờng rủi ro, ngƣời ta sử dụng phƣơng pháp sau:

a.Phương pháp đo tường tần số tổn thất của Richart prouty

Cách đây gần 50 năm, một nhà quản lý rủi ro của một doanh nghiệp lớn ở Mỹ tên Richart Prouty đã đề xuất mang tính định tính để tính ƣớc lƣợng các các xác suất xảy ra do các biến cố rủi ro. Đó là các khái niệm:

 Hầu nhƣ không xảy ra.

 Hiếm khi xảy ra.

 Thỉnh thoảng xảy ra.

 Thƣờng xảy ra.

Phƣơng pháp đo lƣờng tần số tổn thất của Prouty có ƣu điểm là không cần giả định một lƣợng thông tin lớn về rủi ro, tuy nhiên nó tƣơng đối mơ hồ khó xác định và việc ƣớc lƣợng một cách khó chính xác.

b. Phương pháp ước lượng tồn số tổn thất theo số liệu thống kê và dự báo

Qua các số liệu thống kê, xác định xác suất để một nguy hiểm sẽ gây ra tổn thất gây ra trong một năm ví dụ khi tổn thất xảy ra trung bình 10 năm thì xác suất xảy ra trung bình trên 1 năm là 1/10, trên cơ sở đó nhà quản trị rủi ro dự báo tần số tổn thất xảy ra trong những năm tiếp theo.

c. Lượng hóa rủi ro

sử dụng nhiều nhất là cho điểm các tổn thất. Theo đó tùy vào mức độ nghiêm trọng theo tính toán và kinh nghiệm nhà QTRR đƣa ra những thang điểm đánh giá khác nhau cho mỗi loại tổn thất, một rủi ro xảy sẽ gây ra nhiều hậu quả, mỗi hậu quả lại có thể có những mức độ khác nhau vì vậy trong bảng đánh giá các hậu quả cần đƣa ra những mức độ của hậu quả với thang điểm cho chúng.

1.3.5.4. Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro

Kiểm soát rủi ro là sử dụng các công cụ các biện pháp kỹ thuật, chƣơng trình đẻ né tránh, phòng ngừa và giảm thiểu tổn thất hoặc những ảnh hƣởng không tốt đến cho doanh nghiệp.

Kiểm soát rủi ro giúp doanh nghiệp đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh, nắm bắt có hiệu quả những cơ hội kinh doanh, giảm chi phí, đảm bảo an toàn cho tổ chức.

Các công cụ của kiểm soát rủi ro:

Thứ nhất là né tránh rủi ro: là một trong các biện pháp quản trị rủi ro của nhà quản trị, khi phát hiện có những rủi ro có thể xảy ra thì họ chủ động né tránh các rủi ro trƣớc khi nó xảy ra (ví dụ nhƣ từ bỏ một cơ hội kinh doanh có thể sinh lợi nếu thấy trong cơ hội đó có tiềm ẩn những nguy cơ thất bại) hoặc loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro đó.Né tránh rủi ro là một biện pháp hữu hiệu, nó đảm bảo rằng ngƣời thực hiện sẽ không phải gánh chịu những tổn thất, thiệt hại trong trƣờng hợp rủi ro đó xảy ra, nhƣng nó lại làm mất đi những lợi ích có thể có nếu nhƣ chấp nhận rủi ro đó. Hơn nữa, trong nhiều trƣờng hợp không thể né tránh rủi ro vì rủi ro và cơ hội thƣờng song song tồn tại. Trong kinh doanh nếu né tránh hoàn toàn các rủi ro thì cũng có nghĩa là đã từ bỏ hoàn toàn các cơ hội sinh lợi. Một rủi ro lại không tồn tại trong một môi trƣờng cụ thể nên tránh rủi ro này lại làm tăng hoặc phát sinh những rủi ro khác.

Thứ hai là ngăn ngừa rủi ro: đây là sử dung các biện pháp làm giảm thiểu tần suất xuất hiện của các rủi ro bằng cách tác động vào đối tƣợng chịu rủi ro hay tác động vào môi trƣờng có rủi ro.

Thứ ba là giảm thiểu tổn thất: nghĩa là làm giảm bớt giá trị của hƣ hại khi tổn thất xảy ra nói cách khác là làm giảm mức độ nghiêm trọng của tổn thất. Đây là

những biện pháp đƣợc tiến hành sau khi tổn thất đã xảy ra. Các biện pháp này cũng chứng tỏ một số tổn thất đã xảy ra mặc dù đã có những nỗ lực ngăn chặn nhất định. Do vậy, các biện pháp này cần đƣợc tiến hành một cách nghiêm túc và chặt chẽ.

Thứ tƣ là chuyển giao rủi ro: là biện pháp tìm các chủ thể khác để cùng gánh chịu rủi ro.

Thứ năm là phân tán rủi ro: là việc phân chia các rủi ro, các hoạt động thành các dạng khác nhau. Tận dụng sự khác biệt, dùng lợi ích từ hoạt động này bù đắp tổn thất cho các hoạt động khác.

1.3.5.5. Xử lý và tài trợ rủi ro

Xử lý rủi ro

Khi phát sinh rủi ro từ hoạt động kinh doanh, việc xử lý rủi ro phải đƣợc thực hiện theo nguyên tắc nhất định và sử dụng những biện pháp phù hợp.

Xử lý rủi ro phải tuân theo những nguyên tắc nhƣ: Thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật; đƣợc phép đồng thời sử dụng nhiều biện pháp xử lý rủi ro; Đảm bảo hiệu quả, nhanh chóng. Khi cần thiết xử lý rủi ro thông qua các cơ quan pháp luật. Ngoài ra phải xây dựng thành phần xử lý, thẩm quyền xử lý và chế độ làm việc của bộ phận xử lý rủi ro đảm bảo tính công khai minh bạch và hiệu quả.

Tài trợ rủi ro

Tài trợ rủi ro là việc cung cấp những phƣơng tiện để bù đắp những tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Các công cụ của tài trợ rủi ro gồm:

Thứ nhất là tự khắc phục rủi ro: việc các cá nhân hoặc tổ chức tự thanh toán các chi phí tổn thất.

Thứ hai là chuyển giao rủi ro: biện pháp chuyển các chi phí tổn thất cho các các nhân hoặc tổ chức kinh tế khác.

Thứ ba là bảo hiểm: biện pháp trong đó hang bảo hiểm chấp nhận chịu một phân hoặc toàn bộ các tổn thất tài chính khi rủi ro xảy ra.

1.3.6. Nghiên cứu một số phƣơng pháp xử lý rủi ro đã đƣợc sử dụng

* Chuyển rủi ro sang chủ thể kinh tế khác thông qua hợp đồng

Tùy theo loại rủi ro mà mà đối tƣợng chịu rủi ro có thể chuyển sang cho các cá nhân tổ chức khác nhƣ ngân hàng, bảo hiểm (đối với rủi ro về tài chính, kỹ thuật), nếu các đối tƣợng đó chấp nhận rủi ro để nhận lấy một lợi ích khác.

* Giữ lại các rủi ro

Rủi ro có mức độ thiệt hại và tần số tổn thất nhỏ trên cơ sở đề ra các biện pháp cụ thể nhƣ chuẩn bị các phƣơng án thay thế hoặc chuyển sang các phƣơng án ít rủi ro hơn, đa dạng hóa các sản phẩm hoặc tìm nguồn tài trợ để trang trải nếu có rủi ro xảy ra, phân phối rủi ro về các bộ phận.

Việc lựa chọn các hình thức xử lý rủi ro căn cứ chủ yếu vào vấn đề kinh phí năng lực tài chính và dự đoán về mức độ tổn thất.

QTRR là một hình thức quản trị luôn chủ động đối với những rủi ro, qua đó hƣớng tổ chức đi đến mục tiêu đã đặt ra một các hiệu quả nhất. Ngày nay, cùng với quản trị chiến lƣợc và quản trị hoạt động, QTRR là một hoạt động hết sức cần thiết đối với một tổ chức hoạt động trong nền kinh tế thị trƣờng vốn có rất nhiều yếu tố rủi ro bất định.

* Các biện pháp phòng ngừa rủi ro bằng cách tăng độ đa dạng quản lý doanh nghiệp

Có thể tóm tắt một số biện pháp sau:

Nâng cao chất lƣợng chiến lƣợc và kế hoạch kinh doanh bao gồm:

Nâng cao chất lƣợng của công tác dự báo thăm dò, điều tra các thông tin gốc để lập chiến lƣợc và kế hoạch.

Áp dụng các biện pháp lập chiến lƣợc và kế hoạch khoa học trong đó có các phƣơng pháp tính toán và phân tích rủi ro.

 Lập kế hoạch dự phòng

 Coi trọng công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện kiểm tra giám sát.

 Áp dụng các hình thức quản lý chất lƣợng tiên tiến.

 Coi trọng công tác kiểm tra, tổng kết.

 Phƣơng pháp bảo hiểm

Bảo hiểm là phƣơng pháp san sẻ rủi ro. Thực chất của bảo hiểm là một phƣơng pháp san sẻ rủi ro của một số ít ngƣời không may gặp tai nạn hoặc sự cố với số lớn ngƣời không may gặp tai nạn. Không phải mọi rủi ro đều đƣợc bảo hiểm, chỉ những rủi ro thuần túy mới đƣợc bảo hiểm.

Bảo hiểm cung cấp sự an toàn và yên tâm cho các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp, khi doanh nghiệp đóng một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm, họ sẽ yên tâm tiến hành công việc mà không sợ có thảm họa nào đó có thể phá hủy một phần hoặc toàn bộ tài sản của họ. Dù có bất kỳ tình huống nào xảy ra nếu có bảo hiểm, doanh nghiệp sẽ đƣợc bồi thƣờng để giải quyết mọi thiệt hại. Đổi lại việc thu tiền phí bảo hiểm, công ty bảo hiểm chấp nhận thanh toán bồi thƣờng những tổn thất xảy ra bởi những rủi ro mà trƣớc đó đã đƣợc thỏa thuận bằng văn bản. Công ty bảo hiểm sẽ bồi thƣờng bằng một trong ba cách sau tùy theo hợp đồng bảo hiểm:

Bằng tiền: Công ty bảo hiểm sẽ thanh toán số tiền bồi thƣờng cho tài sản gặp rủi ro đƣợc bảo hiểm bằng tiền, đây thƣờng là cách dễ nhất và nhanh nhất để công ty bảo hiểm giải quyết khiếu nại.

Khôi phục và sửa chữa: Công ty bảo hiểm sẽ thanh toán chi phí sữa chữa đối với những thiệt hại, đƣa máy móc, thiết bị, nhà xƣởng về tình trạng nhƣ trƣớc khi xảy ra tổn thất, không tốt hơn mà cũng không tồi hơn.

Thay thế: Công ty bảo hiểm có thể mua phụ tùng khác để thay thế cho các đồ vật, thiết bị đã bị hƣ hỏng.

Nhƣ vậy, để có thế yên tâm sản xuất kinh soanh, sau hàng loạt các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh hệ thống sân bóng đá của công ty cổ phần đầu tư f leage tại hà nội (Trang 30 - 40)