Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro trong Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh hệ thống sân bóng đá của công ty cổ phần đầu tư f leage tại hà nội (Trang 67 - 74)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.2.Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro trong Công ty

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh hệ thống sân

4.2.2.Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro trong Công ty

4.2.2.1. Nâng cao khả năng nhận dạng rủi ro

Con ngƣời là chủ thể trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh. Do đó, nguy cơ xảy ra rủi ro trong Công ty có thể giảm đi rất nhiều nếu các nhân viên và các nhà quản trị có nhận thức đúng và đầy đủ về kiểm soát rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Nhận dạng rủi ro là bƣớc quan trọng giúp doanh nghiệp phát hiện sớm những nguy cơ rủi ro, nhận dạng đúng còn giúp doanh nghiệp đƣa ra các giải pháp hợp lý và hiệu quả hơn tránh các tổn thất, mất mát.

Tại F – Leage, công tác quản trị rủi ro nói chung và việc nhận dạng rủi ro nói riêng đã đƣợc Công ty quan tâm. Tuy nhiên hiệu quả của việc nhận dạng rủi ro còn

thấp, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm chủ quan của ngƣời chủ chốt, không có sự thống kê nào, do đó Công ty cần nâng cao nhận thức của các nhà quản trị cũng nhƣ nhân viên về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh nhận dạng chúng theo một danh sách cụ thể. Sau đó tiến hành phân nhóm các rủi ro nhƣ rủi ro môi trƣờng bên trong, rủi ro từ môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp. Nhƣ đã phân tích, điều tra và tìm hiểu thì nguồn rủi ro của Công ty có thể xuất phát từ đối thủ cạnh tranh, biến động của giá cả thị trƣờng, từ phía nhà cung cấp, rủi ro quay vòng vốn trong quản lý tài sản, rủi ro giờ nghỉ giờ đá trong quản lý điều hành sân bóng. Từ đó Công ty có những đánh giá, xem xét rủi ro thƣờng xuyên xảy ra, rủi ro ít khi xảy ra qua đó xem xét nên tập trung vào ngăn ngừa rủi ro nào, có thể né tránh loại bỏ chúng hay không.

Đây là kiến thức cơ bản đầu tiên và cũng rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của nhà quản trị, nhân viên về kiểm soát rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Công ty, hiểu rõ về nguyên nhân, nguồn gốc hình thành, tính chất, phạm vi ảnh hƣởng và đối tƣợng tác động của mỗi loại rủi ro giúp tránh mắc phải những sai lầm là nguyên nhân dẫn đến rủi ro và có biện pháp để phòng ngừa chúng một cách chủ động. Các nhà quản trị cũng quan tâm theo dõi và kiểm tra sát sao hơn việc thực hiện của các nhân viên, thận trọng hơn trong việc đƣa ra bất kỳ một quyết định có liên quan đến hoạt động kinh doanh nào.

Hiện tại mỗi bộ phận đều sẽ tự chịu trách nhiệm và quản lý rủi ro cho bộ phận mình song rủi ro không chỉ phát sinh riêng lẻ và ảnh hƣởng tới từng bộ phận mà ảnh hƣởng tới toàn Công ty. Rủi ro của bộ phân này sẽ dẫn đến rủi ro cho bộ phận khác vì vậy công tác nhận diện cần có sự hợp tác các bộ phân với nhau. Mỗi tháng hoặc mỗi quý các bộ phận nên họp lại với nhau và bàn bạc, thảo luận đƣa ra những danh sách rủi ro của bộ phận mình để các bộ phận khác cùng phân tích và đƣa ra giải pháp.

Để có một quá trình nhận dạng hệ thống, khoa học hơn Công ty việc thực hiện nhận dạng rủi ro phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên liên tục và có hệ thống, việc nhận dạng cần đƣợc quan tâm ở mọi cấp độ quản trị, có thể áp dụng phƣơng

pháp thanh tra hiện trƣờng kết hợp làm việc với bộ phận khác trong Công ty. Nhƣ vậy, vừa giúp ban lãnh đạo Công ty gần gũi với nhân viên trong Công ty, vừa có thể nắm bắt đƣợc tình hình hoạt động tại phòng ban, mỗi bộ phận, mỗi cá nhân. Đồng thời giữa các bộ phận luôn có sự liên kết ngay cả khi việc nhận dạng rủi ro đƣợc phân chia cho từng bộ phận. Từ đó ban lãnh đạo có thể dễ dạng nhận thấy các mối hiểm họa và nguyên nhân rủi ro logic và hệ thống hơn.

Rủi ro mà F – Leage phải đối diện thƣờng không hoàn toàn giống nhau về loại hình và mức độ tác động. Song phƣơng pháp nhận diện rủi ro thì về cơ bản không khác nhau. Để nhận diện đầy đủ về những rủi ro có thể tác động đến kế hoạch kinh doanh của mình, Công ty có thể tiến hành rà soát theo từng yếu tố nhƣ sau:

- Về nguồn tài chính: Có thể không đầy đủ, không kịp thời do các tác động của lãi suất, thay đổi tỷ giá,…

- Về cung ứng các yếu tố đầu vào: Có thể nguyên liệu, nhiên liệu không đƣợc đáp ứng kịp thời, máy móc thiết bị bị hƣ hỏng,…

- Về công nghệ: Thiết bị, công nghệ có thể đã lạc hậu, không đáp ứng đƣợc yêu cầu.

- Về nhân sự: Có thể bị đau ốm, bệnh tật, qua đời, xin nghỉ việc giữa chừng, công nhân đình công,…

- Về các đối tác cung cấp các yếu tố đầu vào hoặc đối tác tiêu thụ sản phẩm đầu ra: Có thể có hành vi gian dối, vi phạm hợp đồng, có yêu cầu thay đổi, điều chỉnh hợp đồng, hoặc đơn phƣơng hủy bỏ hợp đồng,…

- Về vận hành: các yêu cầu về an toàn có đƣợc bảo đảm hay không.

- Về thị trƣờng: Khả năng giảm sút niềm tin của đối tác kinh doanh và của nhân viên, uy tín của Công ty bị tổn hại; các đối thủ cạnh tranh.

- Vƣớng mắc về các thủ tục pháp lý, do kế hoạch kinh doanh không hoàn thiện, vi phạm quy định của pháp luật, hoặc sai sót trong nội bộ, có hành vi gian lận,…

- Phƣơng án kinh doanh chuẩn bị kém chất lƣợng, dẫn đến phát sinh những khoản chi phí ngoài dự kiến, công việc kéo dài quá lâu, chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ không đáp ứng yêu cầu,…

- Tác động của thiên nhiên – những đe dọa từ thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh,...

Và những rủi ro khác,…

Việc nhận dạng rủi ro không đơn giản chỉ là nêu tên loại rủi ro, mà cần phải mô tả và lƣợng hóa đƣợc rủi ro. Cụ thể phải chỉ rõ khi triển khai kế hoạch, doanh nghiệp phải đối diện với những loại rủi ro nào, do nhân tố nào tác động. Phải lƣợng hóa đƣợc khả năng thiệt hại rủi ro gây ra theo nhiều kịch bản khác nhau.

4.2.2.2. Nâng cao khả năng phân tích rủi ro

Phân tích rủi ro là một nội dung quan trọng của chính sách quản trị rủi ro. Phân tích rủi ro giúp Công ty nhận thức đầy đủ về những rủi ro mà Công ty có thể gặp phải. Việc phân tích rủi ro đƣợc thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho Công ty đƣa ra quyết định đúng đắn về giải pháp để giảm thiểu những ảnh hƣởng bất lợi đến kế hoạch kinh doanh, đồng thời tận dụng những yếu tố thuận lợi để đạt đƣợc thành công lớn hơn.

Các bƣớc phân tích rủi ro:

Trên cơ sở danh sách các rủi ro đã đƣợc nhận diện, cần tiến hành phân tích những rủi ro này để có thể nắm bắt đầy đủ về từng loại rủi ro thông qua các cách tiếp cận khác nhau.

- Thứ nhất, xem danh sách mô tả rủi ro nêu trên và nhận định xem rủi ro nào có thể xảy ra, cách thức và thời điểm có thể xảy ra.

- Thứ hai, đánh giá thận trọng và kỹ lƣỡng về hệ thống, bộ máy tổ chức của Công ty, phân tích những rủi ro đối với từng bộ phận, trách nhiệm của từng bộ phận có liên quan đến từng loại rủi ro đã đƣợc nhận diện.

- Thứ ba, nhận định xem Công ty có những điểm yếu nào, điểm mạnh nào khi đối diện với từng loại rủi ro; khả năng vƣợt qua thách thức.

- Thứ tƣ, trao đổi ý kiến giữa các bộ phận và cá nhân có liên quan để có những ý kiến đánh giá khách quan về rủi ro.

- Thứ năm, nhận định xác xuất và quy mô rủi ro có thể xảy ra, xếp hạng rủi ro. Rủi ro nào có xác xuất xảy ra cao, rủi ro nào xác xuất xảy ra thấp; rủi ro có khả năng gây tổn thất lớn, rủi ro chỉ gây tác động nhỏ; rủi ro chủ yếu và rủi ro thứ yếu, mức độ tác động của từng loại rủi ro,...

Từ đó, lập bảng liệt kê nguy cơ rủi ro và các biện pháp hạn chế nguy cơ rủi ro. Tại F – Leage, công tác phân tích rủi ro đƣợc thực hiện có phƣơng pháp, tuy nhiên Công ty chỉ sử dụng chủ yếu phƣơng pháp áp dụng lý thuyết mô phỏng nhƣng chƣa đạt đƣợc hiệu quả bởi sự thiếu nhân lực có chuyên môn về quản trị rủi ro, đồng thời việc sử dụng dữ liệu phân tích cũ sẽ không tạo ra sự chính xác bởi sự thay đổi của môi trƣờng kinh doanh. Vì vậy, Công ty cần phải có sự chọn lọc nguồn nhân lực có chuyên môn về rủi ro cũng nhƣ sử dụng kết hợp các phƣơng pháp khác nhau nhƣ phân tích điểm hòa vốn, ma trận BCG bằng việc sử dụng các chuyên gia trong và ngoài Công ty để đƣa ra sự phân tích xác thực về sự ảnh hƣởng của rủi ro đến Công ty.

Việc phân tích rủi ro đòi hỏi đội ngũ cán bộ nhân viên phải có trình độ, kiến thức sâu rộng về rủi ro, Công ty cần có sự quan tâm thích đáng, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ nhân viên, cử cán bộ đi học để nâng cao kiến thức vững chắc về phân tích rủi ro hoặc tuyển dụng thêm nhân viên có kiến thức và trình độ, kinh nghiệm về phân tích rủi ro.

4.2.2.3. Thực hiện đo lường và đánh giá rủi ro

Đo lƣờng và đánh giá những rủi ro làm cho Công ty có thể xác định tần xuất và biên độ rủi ro từ đó phân loại các rủi ro. Tuy nhiên công tác đo lƣờng và đánh giá rủi ro kinh doanh tại Công ty còn hạn chế, chƣa đánh giá chính xác tần số xuất hiện rủi ro, mức độ tổn thất, thiệt hại rủi ro gây ra. Việc đo lƣờng rủi ro cần áp dụng đầy đủ các phƣơng pháp định lƣợng và phƣơng pháp định tính để có thể xác định chính xác mức tổn thất và tần số xuất hiện để có biện pháp giải quyết hợp lý, hiệu quả.

Việc xác định tần số, biên độ các rủi ro cần phải dựa vào những dữ liệu thống kê của Công ty trong quá khứ nhƣ khiếu nại của khách hàng, số công nhân bỏ việc, nghỉ việc không phép, doanh thu hàng tháng. Ngoài ra cần nghiên cứu báo cáo tài chính hai, ba năm gần nhất để có những số liệu cụ thể, tin cậy, sử dụng các công cụ kỹ thuật nhằm hỗ trợ công tác thu thập dữ liệu. Bên cạnh đó Công ty nên xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên sâu có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đƣợc đào tạo những kiến thức chuyên sâu về công tác quản trị rủi ro hoặc thuê ngoài các chuyên gia tƣ vấn. Từ đó có bảng đánh giá chặt chẽ để đƣa ra con số chính xác cụ thể mức

độ nghiêm trọng thiệt hại của từng rủi ro xảy ra có biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ảnh hƣởng rủi ro tới Công ty.

Bảng 4. 1. Mẫu bảng đánh giá rủi ro theo phƣơng pháp lƣợng hóa rủi ro

Ngoài ra, Công ty có thể sử dụng phƣơng pháp lƣợng hóa rủi ro để đánh giá những ảnh hƣởng mà nó có thể gây ra với mức độ đánh giá theo thang điểm từ 1- 5 tƣơng ứng nhƣ mẫu bảng 4.1, trong đó:

1. Là không ảnh hƣởng 2. Là ảnh hƣởng nhẹ 3. Là ảnh hƣởng tƣơng đối 4. Là ảnh hƣởng lớn 5. Là ảnh hƣởng rất lớn.

4.2.2.4. Kiểm soát và tài trợ rủi ro

a/ Kiểm soát

Mặc dù công tác kiểm soát và tài rợ rủi ro của Công ty đƣợc đánh giá khá tốt song quá trình tiến hành vẫn thiếu tính hệ thống và chỉ hiêu quả với với các rủ ro nhỏ. Do vậy Công ty cần lập các phƣơng án giải quyết rủi ro để đến khi rủi ro bất ngờ xảy ra Công ty vẫn có thể chủ động giải quyết. Đối với từng đối tƣợng khác nhau cần phải có những sự kiểm soát rủi ro khác nhau. Từ bảng liệt kê đánh giá từ các quá trình nhận dạng, phân tích, đo lƣờng rủi ro, nhà quản trị có thể dễ dàng xác định đƣợc các biện pháp thích hợp để kiểm soát rủi ro. Cụ thể:

Các nhân tố ảnh hƣởng Mức độ ảnh hƣởng

1 2 3 4 5 Rủi ro biến động thị trƣờng

Rủi ro do chất lƣợng hàng hóa không đảm bảo tiêu chuẩn

Rủi ro liên quan đến nhân sự Rủi ro về thông tin

- Rủi ro đến từ khách hàng: Khách hàng của Công ty có thể là cá nhân, có thể là một nhóm ngƣời, có thể là tổ chức. Công ty cần có đội ngũ bán hàng, phục vụ nhiệt tình, tận tâm giải quyết các thắc mắc của khách hàng, có chƣơng trình khuyến mãi, chính sách giảm giá, ƣu đãi để lôi kéo, thu hút khách hàng.

- Rủi ro đến từ đối thủ cạnh tranh: Để né tránh rủi ro Công ty đã chủ động đƣa ra chính sách định giá sản phẩm thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại. Tuy nhiên công ty cần có những chƣơng trình khuyến mãi, liên kết với các công ty khác để giới thiệu quảng bá sản phẩm của Công ty. Đồng thời theo dõi động thái của đối thủ cạnh tranh để kịp thời có những phản ứng kịp thòi trƣớc các chƣơng trình xúc tiến bán của đối thủ. Đặc biệt Công ty cần tạo ra một sản phẩm riêng, đặc trƣng để tạo sự mới lạ so với các đối thủ khác.

- Rủi ro từ trang thiết bị, cơ sở vật chất: Thƣờng xuyên có những đợt cải tạo, nâng cấp, bảo dƣỡng hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất nhƣ nền sân, mặt cỏ, hệ thống chiếu sáng đèn, điện để hạn chế sự cố, tìm hiểu công nghệ tân tiến để có thể có thể nâng cao năng suất. Cử nhân viên đi học khóa đào tạo để có thể đủ năng lực vận hành và sửa chữa các thiết bị, tiết kiệm thời gian và chi phí sửa chữa đảm bảo dây chuyền luôn hoạt động hiệu quả nhất.

- Rủi ro nhân lực: Khi tuyển dụng Công ty cần chọn lọc các ứng viên có đủ cả sức khỏe lẫn trình độ chuyên môn, các kỹ năng phù hợp với từng vị trí. Có thể xây dựng các bản mô tả công việc và các yêu cầu cần có đối với từng vị trí để làm căn cứ tuyển dụng và lựa chọn nhân lực. Có khóa đào tạo ngắn ngày để họ làm quen với công việc đồng thời trong hợp đồng lao động cần có các điều khoản đền bù vi phạm khi nhân viên tự ý bỏ việc. Để nâng cao năng lực của nhân viên Công ty cần có các khóa đào tạo củng cố chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn. Có chế độ thƣởng phạt rõ ràng, minh bạch, nghiêm khắc hơn đối với những nhân viên đi muộn hoặc tự ý nghỉ không báo. Những việc làm đó sẽ phần nào né tránh, giảm thiểu đƣợc những rủi ro tổn thất cho Công ty.

b/ Công tác tài trợ rủi ro

Trong chính sách tài trợ rủi ro Công ty cần có thực thi mở rộng các giải pháp, đối với những rủi ro có tác động lớn tìm các nguồn tài trợ từ bên ngoài Công

ty để đảm bảo cho công tác mang lại hiệu quả cao. Đối với các rủi ro nhƣ rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro biến động giá cả, Công ty không thể có đủ điều kiện nhƣ các doanh nghiệp lớn (có đủ bộ máy, tổ chức, đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm,…) để tính toán và cân nhắc các mức độ rủi ro và mức độ chịu đựng tổn thất khi rủi ro xảy ra; không thể đủ điều kiện và khả năng tính toán mức thu lợi có thể đạt đƣợc, tính toán mức tổn thất có thể chấp nhận đƣợc trong trƣờng hợp xảy ra biến động xấu trên thị trƣờng. Nhƣ vậy, giải pháp tài trợ hữu hiệu nhất là n tìm kiếm và tận dụng các khoản vay dài hạn với lãi suất ƣu đãi của các tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh hệ thống sân bóng đá của công ty cổ phần đầu tư f leage tại hà nội (Trang 67 - 74)