1.2. Phân cấp quản lý ngân sách địa phƣơng
1.2.1. Phân cấp quản lý ngân sách địa phương và sự cần thiết phân cấp quản lý
cấp quản lý ngân sách cho địa phương
1.2.1.1. Khái niệm về phân cấp quản lý ngân sách địa phương
Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 26) có quy định nguyên tắc: Nhà nƣớc thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân, có phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý nhà nƣớc giữa các ngành, các cấp. Điều này cũng đƣợc thể hiện trong tổ chức hệ thống NSNN, tạo nên các cấp ngân sách tƣơng ứng với các cấp chính quyền nhà nƣớc.
Luật NSNN năm 2002 quy định: NSNN đƣợc quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn và trách nhiệm (Điều 3).
Phân cấp quản lý NSNN chính là giải quyết các mối quan hệ giữa chính quyền Nhà nƣớc Trung ƣơng và các cấp chính quyền địa phƣơng liên quan đến hoạt động thu chi NSNN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NSNN.
Phân cấp quản lý NSĐP là phân định trách nhiệm và quyền hạn, nghĩa vụ và lợi ích giữa cơ quan chính quyền nhà nƣớc các cấp ở địa phƣơng trong việc xử lý các vấn đề của hoạt động NSNN.
Khi nói tới phân cấp quản lý ngân sách địa phƣơng ngƣời ta thƣờng hiểu theo nghĩa trực diện, dễ cảm nhận đó là việc phân giao nhiệm vụ thu, chi giữa các cấp chính quyền địa phƣơng. Thực chất nội dung phân cấp rộng hơn nhiều. Nó giải quyết các mối quan hệ giữa các cấp chính quyền địa phƣơng trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động của NSNN bao gồm 3 nội dung sau: Quan hệ về mặt chế độ, chính sách; Quan hệ vật chất về nguồn thu và nhiệm vụ chi; Quan hệ về quản lý chu trình ngân sách.
Về chế độ, chính sách trong phân cấp quản lý NSĐP cần làm rõ những câu hỏi sau: Cơ quan Nhà nƣớc nào có thẩm quyền ra các chế độ, chính sách, định mức, tiêu chuẩn thu, chi và đó là những loại chế độ nào?
Về quan hệ vật chất trong phân chia nguồn thu và nhiệm vụ chi đây luôn là vấn đề phức tạp nhất, khó khăn nhất, gây nhiều sự bất đồng nhất trong quá trình xây dựng và triển khai các đề án phân cấp quản lý ngân sách. Sự khó khăn này bắt nguồn từ sự phát triển không đồng đều giữa các địa phƣơng, sự khác biệt về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội giữa các vùng, miền trong cả nƣớc. Vì vậy, bất kỳ phƣơng án phân chia, trợ cấp nào cũng khó làm hài lòng các cấp chính quyền địa phƣơng. Ổn định ngân sách trong một khoảng thời gian và bổ sung theo mục tiêu có lẽ là phƣơng thức hữu hiệu để giảm bớt sự ỷ lại cũng nhƣ điều hòa lợi ích giữa các địa phƣơng.
Mối quan hệ trong chu trình ngân sách nhà nƣớc qua 3 khâu: lập ngân sách; chấp hành và quyết toán ngân sách cũng cần đƣợc phân định rõ ràng, tránh tình trạng đùn dẩy trách nhiệm giữa các cấp chính quyền.
1.2.1.2. Sự cần thiết phân cấp quản lý ngân sách cho địa phương.
Khi tổ chức hệ thống NSNN gồm nhiều cấp thì việc phân cấp quản lý ngân sách cho địa phƣơng là một tất yếu khách quan. Điều đó xuất phát từ những lý do sau đây:
- Theo mô hình tổ chức bộ máy nhà nƣớc Việt Nam, chính quyền đƣợc tổ chức thành 4 cấp: trung ƣơng, tỉnh, huyện, xã. Mỗi cấp chính quyền đều có chức năng và nhiệm vụ cụ thể. Do vậy cần có nguồn tài chính nhất định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đó. Để phù hợp với cơ chế kinh tế mới, phù hợp với phân cấp quản lý hành chính, việc phân cấp quản lý ngân sách cho các cấp chính quyền địa phƣơng sẽ làm cho việc bố trí chi tiêu hiệu quả hơn so với việc áp đặt từ trên xuống.
- Việc phân cấp quản lý ngân sách cho địa phƣơng tạo động lực khuyến khích các cấp chính quyền địa phƣơng chủ động, sáng tạo khai thác các nguồn lực trên địa bàn một cách có hiệu quả, phát huy tính độc lập, tự chủ cũng nhƣ lợi thế nhiều mặt của từng vùng, từng địa bàn ở địa phƣơng nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
- Phân cấp quản lý ngân sách là một bộ phận cấu thành của phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, có tác động qua lại lẫn nhau. Việc đẩy mạnh phân cấp quản lý ngân sách cho địa phƣơng sẽ góp phần đẩy mạnh phân cấp quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn.
- Theo lý thuyết kinh tế học công cộng, hàng hoá công cộng đƣợc phân chia làm hai loại: hàng hoá công cộng có tầm ảnh hƣởng toàn quốc hay liên vùng nhƣ quốc phòng, an ninh, ngoại giao… thì do NSTW đảm nhiệm; những hàng hoá công cộng gắn với một khu vực nhất định ở địa phƣơng nhƣ: đƣờng xá nông thôn, chiếu sáng, cấp thoát nƣớc, vệ sinh… chỉ có chính quyền địa phƣơng mới biết rõ nguyện vọng, số lƣợng, chất lƣợng, những loại cần cung cấp và khả năng ngân sách tài trợ. Do vậy chỉ có chính quyền địa phƣơng mới thực hiện cung cấp loại hàng hoá công cộng này có hiệu quả nhất. Để có nguồn tài chính cung cấp hàng hoá công cộng ở địa phƣơng thì phải phân định quyền và nhiệm vụ thu, chi cho cấp chính quyền đó.
Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình mới, đất nƣớc ta đang trong quá trình phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đã đặt ra những yêu cầu mới phải tăng cƣờng phân cấp quản lý nhà nƣớc về kinh tế nói chung, về phân cấp quản lý tài chính ngân sách nói riêng. Cụ thể là:
Thứ nhất, phân cấp chính là điều kiện để kinh tế cả nƣớc nói chung,
kinh tế vùng miền nói riêng, phát huy tính năng động, chủ động, khơi thông các nguồn lực tiềm tàng và xử lý các vấn đề phát sinh kịp thời, có hiệu quả.
Thứ hai, yêu cầu hết sức cấp thiết của cải cách hành chính hiện nay đặt ra vấn đề phải tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý, xem phân cấp quản lý là tiền đề, là phƣơng tiện thực hiện cải cách hành chính; đảm bảo cải cách hành chính đạt hiệu quả cao.
Vì vậy cần tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý ngân sách giữa chính quyền địa phƣơng các cấp nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng trên cơ sở phân định rõ, cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cấp trong bộ máy chính quyền Nhà nƣớc, bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất và thông suốt của Chính phủ, tăng cƣờng kỷ luật, kỷ cƣơng hành chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nƣớc nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu và lợi ích của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phƣơng.