3.3. Một số kiến nghị nhằm bổ sung, sửa đổi Luật NSNN về phân cấp quản lý
3.3.3. Về thẩm quyền ban hành chế độ, chính sách
- Luật NSNN đã quy định cụ thể các cơ quan đƣợc ban hành các chính sách chế độ về định mức phân bổ ngân sách, chế độ chi tiêu ngân sách. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số Bộ ngành vẫn thực hiện hƣớng dẫn các định mức phân bổ, chế độ chi tiêu trái với quy định của Luật NSNN, dẫn đến việc thực hiện ở các địa phƣơng gặp rất nhiều khó khăn.
Mặt khác, việc phân cấp thẩm quyền ban hành chính sách, chế độ chƣa rõ ràng, chƣa phù hợp. Hiện nay, một số chế độ chính sách, Trung ƣơng phân cấp cho địa phƣơng quyết định (nhƣ chế độ đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã). Do đó, các địa phƣơng quyết định đối tƣợng hƣởng, chế độ hƣởng khác nhau, mức chênh lệch giữa đối tƣợng và mức trợ cấp giữa các địa phƣơng là tƣơng đối lớn, trong khi ở các xã thực hiện nhiệm vụ cơ bản là nhƣ nhau. Nhiều địa phƣơng còn ban hành nhiều khoản phí, lệ phí và các khoản đóng góp chƣa hợp lý, chênh lệch lớn giữa các địa phƣơng.
Đề xuất hướng sửa đổi: Quy định rõ hơn trong Luật NSNN thẩm quyền ban hành chế độ, chính sách theo 3 nhóm:
+ Những chế độ, chính sách lớn cần phải áp dụng thống nhất trong toàn quốc thì trung ƣơng (Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ,...) ban hành.
+ Những chế độ, chính sách cần đáp ứng yêu cầu phù hợp với đặc điểm của từng địa phƣơng và phải tƣơng đối thống nhất trong toàn quốc thì trung ƣơng ban hành khung, địa phƣơng quyết định trong khung do trung
ƣơng ban hành. Đối với các Bộ, đơn vị dự toán đƣợc ban hành các chế độ chi tiêu nội bộ trong phạm vi ngân sách đƣợc giao.
+ Những chế độ, chính sách khác thì do HĐND cấp tỉnh tự quyết định căn cứ khả năng của NSĐP; trong tổ chức thực hiện HĐND cấp tỉnh có thể giao cho UBND cấp tỉnh quyết định.
- Về chế độ thu phí, lệ phí, huy động đóng góp:
Hiện hành đã phân cấp cho HĐND cấp tỉnh quyết định một số khoản thu phí, lệ phí và huy động đóng góp của nhân dân nhƣng chƣa quy định cụ thể danh mục các khoản phí, lệ phí cũng nhƣ quy định cụ thể về phƣơng thức huy động đóng góp của nhân dân nên trong tổ chức thực hiện còn nhiều vƣớng mắc.
Đề xuất hướng sửa đổi: Quy định cụ thể cơ quan ban hành phí, lệ phí đảm bảo quy định của pháp luật; đối với các khoản đóng góp của nhân dân, quy định rõ thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, không giao chỉ tiêu huy động từ cấp trên cho cấp dƣới, không gắn việc huy động đóng góp với việc cung cấp các dịch vụ công.