Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở tỉnh Ninh Bình Chính trị (Trang 98 - 99)

3.2. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách địa phƣơng

3.2.6. Một số giải pháp khác

3.2.6.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức quản lý ngân sách địa phương

Một trong những nhân tố cực kỳ quan trọng trong điều hành ngân sách địa đúng pháp luật và hiệu quả là nhân tố con ngƣời hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân sách. Tài chính ngân sách là vấn đề phức tạp, hơn nữa quy định về quản lý điều hành ngân sách luôn phải thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu đổi mới, do vậy phải chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức để họ nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ, có khả năng ứng phó nhanh, tham mƣu cho lãnh đạo điều hành các cấp ngân sách địa phƣơng xử lý công việc kịp thời, đúng hƣớng.

- Tuyển dụng cán bộ có trình độ cao, làm việc đúng chuyên ngành. - Có kế hoạch tăng cƣờng đào tạo, giáo dục tƣ tƣởng chính trị, phẩm chất đạo đức, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công chức.

- Cải tiến lề lối làm việc, nâng cao trách nhiệm của mỗi cán bộ công chức. - Xây dựng chiến lƣợc quy hoạch cán bộ quản lý ngân sách bằng cách đào tạo và đào tạo lại gắn với tiêu chuẩn hóa từng chức danh và yêu cầu công tác. Bên cạnh đào tạo chuyên môn nghiệp vụ còn phải chú ý bồi dƣỡng kiến thức về quản lý nhà nƣớc, kinh tế, thị trƣờng, ngoại ngữ, tin học…

- Hàng năm phải đánh giá trách nhiệm, nhiệm vụ của cán bộ công chức, xử lý nghiêm minh các trƣờng hợp cố ý làm sai trong quản lý ngân sách.

3.2.6.2. Đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước

- Nghiên cứu xây dựng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu thuộc thẩm quyền của địa phƣơng để tham mƣu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành. Việc xây dựng các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu cần có căn cứ khoa học, dựa trên cơ sở khả năng cân đối của NSĐP.

- Tham mƣu cho UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách tài chính ngân sách nhằm tạo điều kiện cho tài chính ngân sách thực sự là công cụ mở đƣờng trong phát triển kinh tế-xã hội ở địa phƣơng.

- Giảm bớt các thủ tục hành chính. Thực hiện tốt cơ chế một cửa trong việc xử lý các công việc, tăng cƣờng hiệu quả quản lý ngân sách.

3.2.6.3. Đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý ngân sách

Trƣớc sự phát triển ngày càng đa dạng, quy mô ngày càng lớn của các hoạt động tài chính ngân sách, việc quản lý đối với các hoạt động này ngày càng phức tạp, kiểm soát khó khăn. Phƣơng pháp quản lý thủ công, truyền thống ngày càng bộc lộ những nhƣợc điểm cần phải khắc phục. Việc ứng dụng tin học vào hoạt động quản lý ngân sách là một trong những biện pháp rất quan trọng, cần thiết nhằm hiện đại hoá, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý ngân sách.

Cần phải đầu tƣ cơ sở vật chất về công nghệ thông tin để đƣa ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý ngân sách tạo sự đồng bộ, thống nhất nhanh trong số liệu thu, chi giữa các cơ quan Tài chính- Thuế- Kho bạc, phục vụ công tác cân đối ngân sách các cấp, nâng cao hiệu quả của chu trình ngân sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở tỉnh Ninh Bình Chính trị (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)