Đặc điểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở tỉnh Ninh Bình Chính trị (Trang 50 - 53)

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Ninh Bình ảnh hƣởng đến phân

2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội

Trong giai đoạn những năm gần đây 2010-2013 tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Bình đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng và toàn diện. Cụ thể là:

- Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân đạt 12,2%/năm, tuy thấp hơn mục tiêu đề ra (14%) nhƣng đây là mức tăng trƣởng hợp lý trong điều kiện còn nhiều khó khăn. Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tích cực, đến năm 2013 tỷ trọng GDP của khu vực nông, lâm, thuỷ sản giảm xuống còn 13,9%; tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng 48,1%; tỷ trọng ngành dịch vụ tăng lên 38%. Cơ cấu sản xuất trong nội bộ các ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hƣớng khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế của tỉnh, gắn với nhu cầu thị trƣờng.

- Cơ cấu vùng kinh tế từng bƣớc có sự chuyển dịch theo hƣớng hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhƣ: vùng chuyên canh cây lúa chất lƣợng cao ở Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô; chuyên canh cây dứa ở thị xã Tam Điệp; Cây lạc ở Nho Quan… Các khu, cụm công nghiệp ở thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp, huyện Hoa Lƣ, Gia Viễn.

- Cơ cấu thành phần kinh tế: Các doanh nghiệp Nhà nƣớc đƣợc tổ chức, sắp xếp lại, nhiều doanh nghiệp đƣợc cổ phần hoá hoặc giao khoán cho ngƣời lao động nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Bên cạnh đó tạo môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh lành mạnh, thông thoáng để khuyến khích các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc phát triển cả số lƣợng và qui mô, nhiều doanh nghiệp có dự án lớn nhƣ nhà máy xi măng The Vissai, nhà máy cán thép POMIHOA, nhà máy xi măng Hƣớng Dƣơng, nhà máy xi măng Duyên Hà, nhà máy kính nổi, công ty may Đài Loan, công ty may Nienshing… đã có những đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

- Sản xuất công nghiệp tăng trƣởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm giai đoạn 2011 - 2013 tăng 22,5%, cao hơn mục tiêu 6,5%. Các sản phẩm công nghiệp chủ lực truyền thống (thép, phân lân, ximăng, gạch...) tiếp tục duy trì mức tăng trƣởng khá. Một số dự án sản xuất mới hoàn thành đi vào hoạt động nhƣ: nhà máy kính nổi Tràng An, nhà máy phân đạm, nhà máy ô tô Thành Công, nhà máy lắp ráp cần gạt nƣớc… một số dự án lớn đang đƣợc đầu tƣ xây dựng sẽ hoàn thành đi vào hoạt động nhƣ: nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, nhà máy sản xuất kính nổi CGF, nhà máy sản xuất thép chất lƣợng cao, nhà máy nhiệt điện Khánh Phú....là yếu tố chủ yếu trong tăng trƣởng của ngành. Tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn của tỉnh đƣợc quan tâm chỉ đạo và có bƣớc phát triển, tạo nhiều sản phẩm có thƣơng hiệu, gắn với du lịch, hình thành các tua du lịch gắn với làng nghề, nghề truyền thống.

- Sản xuất nông nghiệp ổn định và có bƣớc phát triển; chƣơng trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới đƣợc tập trung chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả. Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất ƣớc đạt 2,2%/năm. Sản lƣợng lƣơng thực bình quân đạt trên 51 vạn tấn/năm; vùng lúa chất lƣợng cao đƣợc mở rộng. Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp và tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản trong toàn khu vực tăng lên. Chƣơng trình phát triển rừng bền vững và chƣơng trình trồng rừng ngập mặn đƣợc triển khai thực hiện nghiêm túc. Công tác xây dựng nông thôn mới đƣợc đẩy mạnh nhất là trong công tác xây dựng đƣờng giao thông nông thôn; nạo vét, nâng cấp và kiên cố hoá kênh mƣơng; mở rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn. Sản lƣợng lƣơng thực hằng năm bình quân đạt trên 51,4 vạn tấn, vƣợt mục tiêu; Sản xuất thủy sản phát triển cả về đánh bắt, nuôi trồng và dịch vụ hậu cần nghề cá. Tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản trong toàn khu vực tăng từ 10,6% năm 2010 lên 17,4% vào năm 2013 (mục tiêu là 17%); sản lƣợng thuỷ, hải

sản năm 2013 đạt 40,3 nghìn tấn, tăng 62% so với năm 2010. Phát triển lâm nghiệp đạt kết quả khá toàn diện. Trồng mới đƣợc 332 ha rừng tập trung; tỷ lệ che phủ rừng năm 2013 duy trì mức 19,8%; mô hình nông, lâm kết hợp ở miền núi tiếp tục phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng; Có 03 xã đƣợc công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới

- Dịch vụ phát triển đa dạng, có sự chuyển biến tích cực, giá trị gia tăng bình quân 13,8%/năm. Hoạt động thƣơng mại đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2013 gấp 2,4 lần; kim ngạch xuất khẩu năm 2013 gấp 6,1 lần so với năm 2010. Hoạt động du lịch, lễ hội diễn ra sôi động; quần thể danh thắng Tràng An đang làm hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản thế giới. Số lƣợng khách du lịch đến Ninh Bình, doanh thu và đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc không ngừng tăng. Dịch vụ vận tải phát triển đa dạng, khối lƣợng luân chuyển hàng hoá tăng bình quân 11,5%/năm; khối lƣợng luân chuyển hành khách tăng 17,0%/năm. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng tiếp tục phát triển theo hƣớng đa dạng và thuận tiện, nợ xấu đƣợc kiểm soát ở mức thấp.

- Huy động vốn cho đầu tƣ phát triển đạt gần 19,5 nghìn tỷ/năm, tỷ trọng vốn ngân sách nhà nƣớc giảm, vốn tín dụng đầu tƣ và vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng nhanh; một số dự án lớn, quan trọng đã đƣợc ký hiệp định tài trợ vốn ODA và đang triển khai thực hiện. Công tác vận động, xúc tiến đầu tƣ và hoạt động kinh tế đối ngoại đƣợc tỉnh đặc biệt quan tâm; đã tổ chức thành công Hội nghị Xúc tiến đầu tƣ năm 2012 với quy mô lớn. Nguồn vốn đầu tƣ phát triển đƣợc tập trung thực hiện theo đúng hƣớng chỉ đạo của Trung ƣơng. - Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội đƣợc đảm bảo, công tác giảm nghèo đạt kết quả tốt, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt.

Giáo dục đào tạo phát triển khá toàn diện. Chất lƣợng giáo dục phổ thông đƣợc nâng lên; giáo dục miền núi từng bƣớc đƣợc cải thiện; giáo dục mũi nhọn đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực; tỷ lệ kiên cố hoá trƣờng lớp toàn

tỉnh đạt 82,6%; Các hoạt động văn hóa – thông tin phát triển ngày càng đa dạng; hoạt động thể dục - thể thao đƣợc đẩy mạnh, tập trung hƣớng vào các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị, văn hoá xã hội (Kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh, 53 năm kết nghĩa và ký kết hợp tác phát triển Ninh Bình- Bạc Liêu...), quảng bá du lịch, xúc tiến đầu tƣ;

Đời sống của nhân dân ổn định; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đƣợc thực hiện tốt; công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm đƣợc chú trọng; công tác giảm nghèo đạt kết quả tốt; an sinh xã hội đƣợc đảm bảo. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 còn 7,0%, bằng mục tiêu đề ra đến năm 2015. Trong giai đoạn 2011 - 2013 đã giải quyết việc làm cho gần 19.000 lao động/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2013 đạt 36%, tăng 8% so với năm 2010; Các chính sách an sinh xã hội, chính sách ngƣời có công đƣợc thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tƣợng.

Chất lƣợng công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, khám, chữa bệnh cho nhân dân tại các cơ sở y tế từng bƣớc đƣợc nâng lên. Công tác y tế dự phòng đƣợc giám sát chặt chẽ, tình hình dịch bệnh đƣợc phát hiện, xử lý, bao vây và dập dịch kịp thời nên không xảy ra dịch bệnh lớn. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại các địa phƣơng đƣợc đẩy mạnh; vệ sinh môi trƣờng và nƣớc sạch đƣợc quan tâm.

Những đặc điểm về kinh tế - xã hội cũng nhƣ quá trình phát triển trong những năm gần đây (2010-2013) có ảnh hƣởng sâu sắc đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh, từ đó ảnh hƣởng đến hoạt động thu, chi cũng nhƣ phân cấp quản lý ngân sách địa phƣơng trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở tỉnh Ninh Bình Chính trị (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)