2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Ninh Bình ảnh hƣởng đến phân
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Ninh Bình là một tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng, cách Hà Nội hơn 90km về phía Nam, nằm trên tuyến giao thông huyết mạch Bắc- Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Đông Bắc giáp tỉnh Nam Định; phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Hoà Bình và tỉnh Thanh Hoá.
Tỉnh Ninh Bình có tổng diện tích tự nhiên là 1.390km2, với dân số trên 91,5 vạn ngƣời bao gồm 8 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện): thành phố Ninh Bình (11 phƣờng, 3 xã), thị xã Tam Điệp (5 phƣờng, 4 xã); huyện Nho Quan (1 thị trấn, 26 xã); huyện Gia Viễn (1 thị trấn, 20 xã), huyện Hoa Lƣ (1 thị trấn, 10 xã), huyện Yên Khánh (1 thị trấn, 18 xã) huyện Kim Sơn (1 thị trấn, 26 xã) và huyện Yên Mô (1 thị trấn, 17 xã).
Ninh Bình là một trong những tỉnh có diện tích tự nhiên vào loại vừa và nhỏ trong khu vực đồng bằng sông Hồng và trong cả nƣớc, nhƣng địa hình rất đa dạng vừa có đồng bằng, có vùng nửa đồi núi và đồi núi, vừa có vùng trũng, ven biển. Ngay trong một khu vực cũng có địa hình cao thấp chênh lệch. Vùng đồi núi, nửa đồi núi với các dãy đá vôi, núi nhiều thạch sét, sa thạch, đồi đất đan xen các thung lũng lòng chảo hẹp, đầm lầy, ruộng trũng ven núi, có tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là đá vôi, có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, nhất là xi măng, có nhiều hang động danh lam thắng cảnh, tiềm năng phát triển ngành du lịch, cây công nghiệp, cây ăn
quả... Vùng ven biển và biển có nhiều điều kiện phát triển cây công nghiệp (cây cói), nuôi trồng thuỷ sản, khai thác các nguồn lợi ven biển và ngoài khơi.
Địa hình Ninh Bình đa dạng và cấu tạo phức tạp nhƣ vậy, song chính điều đó đã tạo hoá cho Ninh Bình nhiều nguồn tài nguyên nhƣ suối nƣớc nóng Kênh Gà, nƣớc khoáng Cúc Phƣơng, lƣợng núi đá vôi có thể khai thác hàng tỉ m3... đây là tiềm năng phát triển ngành công nghiệp. Đặc biệt chính sự cấu tạo phức tạp của địa hình đã tạo hoá cho Ninh Bình nhiều phong cảnh đẹp nhƣ Tam Cốc Bích Động (Nam thiên đệ nhị động) ở Hoa Lƣ; Địch Lộng (Nam thiên đệ nhị động) ở Gia Thanh - huyện Gia Viễn; rừng nguyên sinh quốc gia Cúc Phƣơng ở huyện Nho Quan... cùng với hàng loạt các di tích, danh lam thắng cảnh khác trong tỉnh là điều kiện rất tốt để phát triển ngành du lịch. Hơn nữa đó là những điều kiện để phát triển nền kinh tế tổng hợp với hƣớng kết hợp vùng kinh tế ven biển, đồng bằng với kinh tế vùng đồi núi; kết hợp giữa các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp với dịch vụ.
- Về khí hậu thuỷ văn: Ninh Bình là vùng tiểu khí hậu, mang những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hƣởng sâu sắc của gió mùa đông bắc, gió mùa đông nam, còn nhiều ảnh hƣởng của khí hậu rừng núi và khí hậu vùng ven biển. Thời tiết hàng năm chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Trong đó 2 mùa khá rõ là mùa đông: đầu mùa tƣơng đối lạnh và khô, cuối mùa thì ẩm ƣớt; mùa hạ thì nắng nóng, nhiều mƣa bão.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng trên 230C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất thƣờng là tháng 1 khoảng 10-150C và cao nhất là tháng 6, tháng 7 khoảng 30-350C. Trong năm có tới 8-9 tháng có nhiệt độ trung bình trên 200C. Chế độ mƣa có 2 mùa rõ rệt, mùa mƣa tƣơng ứng vào mùa hạ (từ tháng 4 đến tháng 10) và mùa mƣa ít tƣơng ứng với mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng trên 1.800 ly đến 1.900 ly; song lƣợng mƣa phân bố không đều, tập trung 70% thậm chí có
Khí hậu - thuỷ văn ở Ninh Bình nhƣ đã nêu trên đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc tự nhiên từ nhiều miền địa lý khác nhau (nhiệt đới, ôn đới...). Trên cơ sở đó có thể phát triển nền nông nghiệp đa dạng. Mùa đông với khí hậu khô và lạnh, vụ đông có thể trồng nhiều loại cây ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Đồng thời với khí hậu và thuỷ văn nhƣ vậy cũng là điều kiện thuận lợi phát triển các ngành kinh tế khác nhƣ du lịch, dịch vụ...
Hạn chế của khí hậu thuỷ văn đó là mùa mƣa bão thƣờng xảy ra úng lụt ở nhiều nơi, mùa khô thiếu nƣớc gây khó khăn trong sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh...
- Về tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản có trữ lƣợng đá vôi hàng chục tỷ m3, có hàng chục triệu tấn Đôlômít chất lƣợng cao. Có nguồn nƣớc khoáng Kênh Gà, Cúc Phƣơng trữ lƣợng tƣơng đối lớn có thể sử dụng cho ngành công nghiệp giải khát và chữa bệnh. Đặc biệt có có trữ lƣợng đất sét tƣơng đối lớn phân bổ rải rác ở vùng thấp thuộc thị xã Tam Điệp, huyện Gia Viễn, Yên Mô. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng nhƣ xi măng, gạch ngói. Ngoài ra, còn có than bùn trữ lƣợng nhỏ, khoảng 2,6 triệu tấn, phân bố ở huyện Gia Viễn, Nho Quan và thị xã Tam Điệp, dùng để sản xuất phân vi sinh phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp.
- Về tài nguyên du lịch: Ninh Bình với địa hình rất đa dạng, có thể nói là hình ảnh của “Việt Nam thu nhỏ” vừa có núi cao, đồi núi thấp (bán sơn địa), đồng bằng, vùng trũng và đồng bằng ven biển. Là tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên đƣợc sử dụng với mục đích du lịch. Lợi thế của tài nguyên du lịch tự nhiên của Ninh Bình là phần
lớn các điểm, khu du lịch đều thuận lợi về giao thông, nhiều điểm, khu du lịch ngay tại thành phố Ninh Bình và gần kề thành phố, tạo thành quần thể du lịch đa dạng, từ đó từng bƣớc hình thành nên đô thị du lịch; nhiều điểm, khu du lịch du khách có thể thăm quan du lịch cả bằng đƣờng bộ lẫn đƣờng thuỷ, phần lớn các điểm, khu du lịch ở Ninh Bình đều có thể kết nối với các điểm, khu du lịch của các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thanh Hoá để tạo thành không gian du lịch rộng lớn, với nhiều tuyến, tour du lịch độc đáo, hấp dẫn.
Tài nguyên du lịch nhân văn và tâm linh, vùng đất vốn là Cố đô xƣa với 3 triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, chứa đựng nhiều giá trị văn hoá, lịch sử và xã hội nhân văn giao thoa giữa vùng châu thổ sông Hồng với dải đất miền Trung.
Du lịch làng nghề và du lịch cảnh quan sinh thái nông nghiệp đồng bằng, cảnh quan sinh thái ven biển cũng là tiềm năng du lịch nhiều triển vọng nhƣ làng nghề thêu ren Văn Lâm (Hoa Lƣ), đá mỹ nghệ Xuân Vũ (Ninh Vân), làng nghề sản xuất hàng cói mỹ nghệ (Kim Sơn), đây đều là những điểm du lịch tham quan hấp dẫn. Ngoài ra còn các truyền thuyết xa xƣa về cửa biển Thần Phù (Yên Mô), cửa biển Đại Nha các thời vua Hùng dựng nƣớc, các huyền thoại về núi cánh Diều, núi Dục Thuý, những làn điệu hát xẩm, hát chèo truyền thống và những áng thơ văn của biết bao thi nhân mặc khách. Văn hoá ẩm thực với những sản phẩm đặc sắc của Ninh Bình nhƣ thịt dê, gỏi nhệch, cơm cháy, cá rô Tổng Trƣờng, cá tràu tiến vua, nem Yên Mạc, rƣợu Kim Sơn cũng là một phần tạo nên sự hấp dẫn đối với du lịch của tỉnh.
Những đặc điểm tự nhiên cho thấy những lợi thế, những đặc điểm riêng có của Ninh Bình nhƣ tài nguyên thiên nhiên về vật liệu xây dựng, điều kiện thiên nhiên để phát triển du lịch. Phát huy đƣợc những thế mạnh của địa phƣơng sẽ giúp cho kinh tế phát triển, kéo theo là sự phát triển của các mặt đời sống xã hội. Từ đó ảnh hƣởng đến phân cấp quản lý NSĐP trên địa bàn tỉnh.