Định hướng phân cấp ngân sách địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở tỉnh Ninh Bình Chính trị (Trang 87 - 90)

3.1. Định hƣớng phân cấp quản lý ngân sách địa phƣơng trên địa bàn tỉnh Ninh

3.1.2. Định hướng phân cấp ngân sách địa phương

3.1.2.1. Phân cấp quản lý ngân sách địa phương đáp ứng những yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và cải cách hành chính.

Đổi mới phƣơng thức quản lý NSĐP phải đảm bảo sự tƣơng thích với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội. Từng bƣớc đổi mới phân cấp quản lý NSĐP theo kết quả thực hiện các nhiệm vụ đƣợc ngân sách cấp kinh phí. Tăng cƣờng phân cấp quản lý ngân sách, bảo đảm sự thống nhất của NSĐP trong đó ngân sách tỉnh đóng vai trò chủ đạo, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của ngân sách các cấp chính quyền địa phƣơng trong quản lý và sử dụng NSĐP.

Quán triệt quan điểm của cải cách hành chính theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011-2020: tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý, xem phân cấp quản lý là tiền đề, là phƣơng tiện thực hiện cải cách hành chính, đảm bảo cải cách hành chính đạt hiệu quả cao. Trong phân cấp

quản lý NSĐP cần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao tính minh bạch, dân chủ và công khai, kiểm soát chặt chẽ hoạt động thu, chi ngân sách và quản lý tài sản công; tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra nâng cao kỷ luật, kỷ cƣơng trong quản lý tài chính ngân sách, bảo đảm thực hiện tiết kiệm chống lãng phí, chống tham nhũng.

3.1.2.2 Phân cấp quản lý ngân sách địa phương phải phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội.

Việc phân cấp ngân sách phải phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội; gắn nguồn thu với nhiệm vụ chi và khả năng quản lý của từng cấp chính quyền địa phƣơng, đảm bảo nguồn lực để các cấp chủ động thực hiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội trong phạm vi quản lý; khuyến khích các cấp tăng cƣờng quản lý thu, chống thất thu; hạn chế phân chia các nguồn thu có quy mô nhỏ cho nhiều cấp; hạn chế sử dụng nhiều tỷ lệ phân chia khác nhau đối với từng khoản thu cũng nhƣ giữa các đơn vị hành chính trên địa bàn.

Bảo đảm ổn định nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện, xã trong thời gian 5 năm, gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền địa phƣơng. Việc phân cấp nguồn thu cần quan tâm đến đặc điểm cụ thể cũng nhƣ chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của từng huyện, thị xã, thành phố.

Trong điều kiện hiện nay, khi tích luỹ từ kinh tế ở địa phƣơng nói chung và của NSĐP nói riêng còn hạn hẹp thì việc phân cấp mạnh cho chính quyền cấp dƣới sẽ san sẻ gánh nặng ra nhiều cấp, vừa làm giảm bớt khó khăn cho một cấp ngân sách đồng thời tạo động lực khai thác tối đa nguồn lực tiềm tàng để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.2.3. Phân cấp quản lý NSĐP theo hướng phân cấp rộng hơn cho ngân sách các cấp đi đôi với tăng cường trách nhiệm quản lý.

dựng tài chính địa phƣơng lành mạnh, cân đối, tích cực, tăng trƣởng bền vững. Trong thời gian tới cần hoàn thiện phân cấp NSĐP theo các hƣớng sau:

Một là: Đẩy mạnh phân cấp quản lý ngân sách cho cấp dƣới nhằm tăng cƣờng quyền chủ động gắn với tăng cƣờng trách nhiệm cho chính quyền cấp dƣới, cho phép họ giải quyết kịp thời, hiệu quả những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, đẩy mạnh việc huy động tổng thể các nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng.

Hai là: Việc đẩy mạnh phân cấp quản lý ngân sách cho chính quyền cấp dƣới phải đảm bảo tính tập trung thống nhất của NSNN. Tức là phải đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách cấp tỉnh trong việc thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thực hiện những nhiệm vụ quan trọng ở địa phƣơng, các chính sách xã hội lớn, có thể chi phối, điều hoà sự mất cân đối trong phát triển giữa các địa phƣơng trong tỉnh với nhau nhằm đảm bảo tính công bằng, hợp lý. Mặt khác, đi đôi với đảm bảo tính độc lập của ngân sách cấp dƣới phải đảm bảo sự kiểm tra, giám sát của ngân sách cấp trên. Đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch và phát triển cân đối nguồn ngân sách giữa các khu vực trên địa bàn để chủ động thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, đồng thời đảm bảo tập trung điều hành ngân sách các cấp trong phạm vi địa phƣơng.

Ba là: Phân cấp nhiều hơn và rộng rãi hơn cho chính quyền cấp dƣới. Trong phân cấp nguồn thu, cần theo hƣớng tăng nguồn thu cho ngân sách cấp dƣới, đặc biệt là cho ngân sách xã nhằm tăng nguồn lực cho ngân sách xã. Trong phân cấp nhiệm vụ chi, ngoài việc căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp chính quyền, phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, cần căn cứ vào nhu cầu về hàng hoá công cộng của ngƣời dân trên địa bàn và khả năng cung cấp có hiệu quả hàng hoá công cộng của mỗi cấp chính quyền. Những hàng hoá công cộng gắn với địa phƣơng, có tính chất toàn vùng thì phân cấp cho ngân

sách tỉnh cung cấp, những hàng hoá công cộng gắn trực tiếp với cộng đồng dân cƣ trên địa bàn xã thì nên phân cấp cho ngân sách xã cung cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở tỉnh Ninh Bình Chính trị (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)