Bài học rút ra cho phân cấp quản lý NSĐP trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở tỉnh Ninh Bình Chính trị (Trang 44 - 46)

1.3. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong nƣớc về phân cấp quản lý ngân

1.3.3. Bài học rút ra cho phân cấp quản lý NSĐP trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình

Qua tìm hiểu phân cấp quản lý NSĐP tại thành phố Hải Phòng và tỉnh Nam Định, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho tỉnh Ninh Bình nhƣ sau:

- Việc phân cấp quản lý ngân sách các cấp chính quyền luôn bám sát nội dung phân cấp quản lý về kinh tế - xã hội và bộ máy hành chính. Ngân sách cấp trên luôn giữ vai trò chủ đạo, ngân sách cấp dƣới có tính tự chủ và độc lập tƣơng đối.

- Trong phân cấp quản lý ngân sách, các địa phƣơng đều tuân thủ các nguyên tắc thống nhất, nguyên tắc trung thực, công khai, nguyên tắc đầy đủ và trọn vẹn của ngân sách nhà nƣớc.

- Về phân cấp nguồn thu: Chính quyền cấp trên quản lý các nguồn thu lớn để đảm bảo vai trò chủ đạo và điều tiết với chính quyền cấp dƣới. Ngân sách cấp dƣới đƣợc phân giao các nguồn thu ổn định để đảm bảo nhu cầu chi theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao. Phần lớn các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn định mức đều do Trung ƣơng ban hành, chính quyền địa phƣơng đƣợc phân cấp ban hành một số loại thuế, phí và lệ phí nhỏ, phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng.

- Về phân cấp nhiệm vụ chi: Trong phân cấp nhiệm vụ chi luôn gắn liền với nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp chính quyền, phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phƣơng. Nhƣng nhìn chung, mục tiêu của phân cấp nhiệm vụ chi phải nhằm tạo ra những dịch vụ công cộng thuận tiện cho ngƣời dân với chi phí thấp nhất. Chính quyền địa phƣơng thƣờng đƣợc phân cấp chi cung cấp những dịch vụ công cộng mang tính chất địa phƣơng nhƣ giao thông, điện, nƣớc, cứu hỏa… nhằm tăng cƣờng chất lƣợng và hiệu quả của những dịch vụ công này.

địa phƣơng đƣợc phân cấp ban hành một số định mức tiêu chuẩn phù hợp với khả năng NSĐP và trong giới hạn khung do Trung ƣơng quy định.

- Về tính phụ thuộc của NSĐP: NSĐP luôn đóng vai trò phụ thuộc vào NSTW, ngân sách cấp dƣới phụ thuộc vào ngân sách cấp trên. Chính quyền trung ƣơng kiểm soát, chi phối hoạt động tài chính của chính quyền địa phƣơng, chính quyền cấp trên kiểm soát, chi phối hoạt động tài chính của chính quyền cấp dƣới thông qua trợ cấp bổ sung, chính sách thu, chi, nguồn thu phân giao cho địa phƣơng.

Tóm lại, NSĐP ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc giúp chính quyền địa phƣơng thực hiện các nhiệm vụ đƣợc phân cấp. Xu hƣớng là phân cấp ngày càng nhiều hơn cho địa phƣơng nhằm phát huy tính chủ động, năng động sáng tạo của chính quyền địa phƣơng trong việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng. Muốn vậy, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phƣơng phải đƣợc quy định rõ ràng, ổn định và đƣợc luật hoá, ổn định phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi trong phân cấp quản lý ngân sách. Đảm bảo sự kiểm tra của chính quyền cấp trên đối với cấp dƣới để lành mạnh hoá và ổn định NSĐP.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƢƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2010-2013

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở tỉnh Ninh Bình Chính trị (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)