.Kinh nghiệm của các nước khu vực Châu Á

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao vai trò của tỷ giá hối đoái trong quá trình hội nhập đối với nền kinh tế tại Việt Nam (Trang 76 - 78)

Các nước này không lấy chủ thuyết phá giá làm động lực đẩy mạnh chiến lược xuất khẩu, vai trò của tỷ giá chỉ là hỗ trợ. Lúc đầu, các nước này áp dụng nhiều loại tỷ giá, nội tệ định giá cao trong cơ chế ổn định, khi chuyển sang cơ chế thả nổi (1971 - 1973) thực hiện phá giá sau đó thống nhất tỷ giá chính thức và thị trường. Khi đạt được tỷ giá thị trường cân đối thì áp dụng cơ chế điều chỉnh linh hoạt theo quan hệ cung cầu là chính, để tránh sự lệ thuộc vào USD, chuyển sang gắn nội tệ vào giỏ ngoại tệ mạnh,

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

điều chỉnh kịp thời cơ cấu dự trữ ngoại hối để tránh rủi ro.

Ôn định hoá các quan hệ tỷ giá, tỷ giá hối đoái thực tế, có dự trữ ngoại tệ thích hợp để khống chế biên độ giao động của tỷ giá ở mức thấp.

Khi tỷ giá hối đoái tăng thì kịp thời điều chỉnh để tỷ giá không cản trở xuất khẩu và hầu hết các nước này luôn nhập siêu. Chính sách tiền tệ của các nước này được hướng mạnh vào duy trì sự ổn định và nâng cao uy tín của đồng tiền quốc gia.

Hình 1.9: Chính sách tài khoá mở rộng trong điều kiện tỷ giá thả nổi và vận động vốn hoàn hảo

^ r y' y* 4* ^ ^ ^ ^ ^ -9?

RMB Nomlnal F. rTecttve Esrban Ralr —— UMB Rni Efí«thr Exdiangt Ra te

Nguồn: Busines-in-asia.com[109]

•o

■ -

•o

-

1.5.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc:

Cải cách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc gắn với việc cải cách giá cả. Từ 1/1/94 Trung Quốc thực hiện 1 loại tỷ giá thống nhất của đồng CNY với các ngoại tệ nước ngoài, đồng CNY từ tỷ giá chính thức 5,86 CNY/1USD sang tỷ giá thị trường tự do là 7,6 CNY/1USD. Từ năm 1997 đến 21/7/2005, đồng nhân dân tệ neo cố định với đôla Mỹ 8,28 CNY/USD. Trung Quốc thực hiện giảm giá đồng tiền so với giá trị thực của đồng bản tệ để thu hút ngoại tệ các nước thông qua hoạt động xuất khẩu. Dưới sức ép của Mỹ và các đối tác thương mại lớn, từ tháng 7/2005 Trung Quốc phải điều chỉnh tỷ giá. Đây là bước cải cách to lớn của Trung Quốc trong việc chuyển sang nền kinh tế thị trường, chuyển sang chế độ thả nổi, neo tỷ giá theo một rổ tiền tệ với biên độ dao động tỷ giá 2%/năm (Band) và biên độ dao động hàng ngày 0,06% (Crawl). Đây là dạng của chế độ tỷ giá dựa vào rổ tiền tệ với biên độ dao động được điều chỉnh định kỳ BBC (Basket, Band and Crawl Regime). Chính sách kết hối kéo dài 13 năm (từ 1994 - 2007), tỷ giá danh nghĩa của đồng CNY tăng mạnh, chủ yếu phá giá theo giá trị đồng USD. Tháng 7/2005 nâng giá đồng CNY lên 2%, từ 8,28CNY/1USD lên 8,11CNY/1USD, gắn đồng CNY vào rổ bao gồm 10 đồng tiền của đối tác thương mại. Tháng 7/2008, đồng CNY tăng giá, duy trì tỷ giá cố định 6,83CNY/1USD và trở lại gắn đồng CNY vào USD. Đến 22/6/2010, tiếp tục nâng giá đồng CNY từ 6,83CNY/1USD lên 6,79CNY/1USD.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao vai trò của tỷ giá hối đoái trong quá trình hội nhập đối với nền kinh tế tại Việt Nam (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w