Tốc độ lạm phát trong nước và nước ngoài:

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao vai trò của tỷ giá hối đoái trong quá trình hội nhập đối với nền kinh tế tại Việt Nam (Trang 25)

trên. Tuy nhiên mức chênh lệch lạm phát của hai nước ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá. Giả sử trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh, năng suất lao động của hai nước

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

tương đương như nhau, cơ chế quản lý ngoại hối tự do, khi đó tỷ giá biến động phụ thuộc vào mức chênh lệch lạm phát của hai đồng tiền. Nước nào có mức độ lạm phát lớn hơn thì đồng tiền của nước đó bị mất giá so với đồng tiền nước còn lại.

Chênh lệch lạm phát dựa vào thuyết ngang giá sức mua của đồng tiền PPP. Theo thuyết này, mức giá của một nước tăng lên tương đối so với mức tăng giá của nước khác trong dài hạn sẽ làm cho đồng tiền của nước đó giảm giá và ngược lại. Như vậy, yếu tố chênh lệch lạm phát chỉ có ảnh hưởng đến biến động của tỷ giá trong dài hạn. Việc nghiên cứu yếu tố này để làm cơ sở dự đoán biến động của tỷ giá trong ngắn hạn sẽ đem lại kết quả không đáng tin cậy. Lạm phát vừa phải và ổn định sẽ kích thích cầu đầu tư, tiêu dùng, nhờ đó thúc đẩy sản xuất, đảm bảo tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, tỷ giá có xu hướng giảm giá nhẹ. Trong trường hợp lạm phát cao hoặc siêu lạm phát, đồng tiền sẽ mất giá mạnh, một sự gia tăng lạm phát lớn hơn mức tăng tỷ giá có thể sẽ dẫn đến một sự “phá giá”, bóp méo cơ chế truyền dẫn vốn có giữa lạm phát và tỷ giá, sự vận động của lạm phát sẽ trở nên độc lập với tỷ giá hối đoái và rất khó kiểm soát.

1.1.2.2. Cán cân thanh toán quốc tế:

Cán cân thanh toán quốc tế (BP: balance of payments) là bảng tổng hợp có hệ thống toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa Người cư trú và Người không cư trú trong một thời kỳ nhất định.

*"Giao dịch kinh tế" là các giao dịch về hàng hoá, dịch vụ, thu nhập của người lao động, thu nhập về đầu tư, chuyển giao vãng lai một chiều, chuyển giao vốn một chiều, chuyển vốn vào trong nước, chuyển vốn từ trong nước ra nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp, đầu tư vào giấy tờ có giá, vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài, các hình thức đầu tư khác và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật, làm tăng hoặc giảm tài sản có hoặc tài sản nợ giữa Người cư trú với Người không cư trú. *"Người cư trú" là tổ chức hoặc cá nhân, bao gồm:

- Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty, hợp tác xã và các tổ chức kinh tế khác thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam được thành lập và hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức kinh tế Việt Nam);

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; chi nhánh công ty nước ngoài, nhà thầu nước ngoài, nhà thầu liên danh với nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác có vốn nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư nước

ngoài tại Việt Nam;

- Tổ chức tín dụng Việt Nam, tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức tín dụng ở Việt Nam);

- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam;

- Cơ quan đại diện: ngoại giao, lãnh sự, lực lượng vũ trang và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động ở nước ngoài; công dân Việt Nam làm việc trong các tổ chức này và những cá nhân đi theo họ;

- Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế Việt Nam, văn phòng đại diện của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam và văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hoạt động tại nước ngoài;

- Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng;

- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên;

- Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài (không kể thời hạn).

* "Người không cư trú" là tổ chức hoặc cá nhân, bao gồm:

- Tổ chức kinh tế nước ngoài được thành lập và hoạt động kinh doanh tại nước ngoài; - Tổ chức kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hoạt động kinh doanh tại nước ngoài;

- Tổ chức tín dụng Việt Nam, tổ chức tín dụng nước ngoài ở Việt Nam được thành lập và hoạt động kinh doanh tại nước ngoài.

- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của nước ngoài hoạt động tại nước ngoài;

- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện các tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện các tổ chức: phi chính phủ, lực lượng vũ trang và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; người nước ngoài làm việc

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

trong các tổ chức này và những cá nhân đi theo họ;

- Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế nước ngoài; văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;

- Người nước ngoài cư trú tại nước ngoài; người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thời hạn dưới 12 tháng;

- Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn từ 12 tháng trở lên;

- Người nước ngoài đến du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng tại Việt Nam (không kể thời hạn).

Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh mức cung, cầu về ngoại tệ trên thị trường, do đó nó có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái. Bội thu cán cân thanh toán sẽ làm cho tỷ giá giảm và bội chi cán cân thanh toán sẽ làm tỷ giá tăng.

Trong trường hợp không có sự can thiệp của NHTW, tỷ giá được xác định trên cơ sở cung cầu ngoại tệ. Cung cầu về ngoại tệ trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. Cung cầu ngoại tệ lại chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau trong đó có cán cân thanh toán quốc tế. Nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa có thể dẫn đến khả năng cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ và ngược lại. Sự cân bằng của cán cân thanh toán quốc tế lại phụ thuộc vào các nguồn cung và cầu ngoại tệ cấu thành nên cán cân thanh toán quốc tế. Khi nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu sẽ tăng do đó nhu cầu về ngoại tệ cho thanh toán hàng nhập khẩu tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái thì các hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu bị đình trệ làm cho nguồn cung ngoại tệ giảm đi. Trong khi nhu cầu nhập khẩu chưa kịp thời được điều chỉnh trong ngắn hạn việc giảm cung ngoại tệ sẽ đẩy tỷ giá lên cao.

Trong đó: S: mức cung về ngoại tệ. D: mức cầu ngoại tệ .

T: tỷ giá hối đoái đồng bản tệ và USD.

T0: là tỷ giá được xác lập trên cơ sở cân đối giữa cung và cầu về ngoại tệ, tức tại 0 là điểm giao nhau giữa đường S và đường D.

Tuy nhiên nếu NHTW muốn xác lập tỷ giá T thấp hơn tỷ giá T0 (tức muốn đồng bản tệ lên giá so với ngoại tệ), thì chính phủ phải bù đắp khoản thiếu hụt AB về ngoại tệ do mức cầu về ngoại tệ tăng lên. Trong trường hợp này, NHTW phải giảm bớt dự trữ và bán ra thị trường một khối lượng ngoại tệ tương đương với khoản thiếu hụt AB. Trong trường hợp NHTW khống chế tỷ giá ở mức thấp hơn mức cân đối giữa cung và cầu, nhưng lại không bán ra thị trường một khối lượng ngoại tệ thì sẽ dẫn đến thị trường chợ đen phát triển với tỷ giá cao hơn hẳn thị trường chính thức.

Thặng dư cán cân thanh toán có nghĩa là các khoản thu ngoại tệ lớn hơn các khoản chi ngoại tệ và thâm hụt đồng nghĩa với chi ngoại tệ lớn hơn thu ngoại tệ. Với tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán, chính phủ có thể tăng lãi suất, giảm nhu cầu nhập khẩu, tiến hành kiểm soát xuất nhập khẩu, ngoại hối cũng như sự chu chuyển các luồng vốn nhằm mục đích ổn định tỷ giá.

Cán cân thanh toán thường được chia thành ba bộ phận cấu thành chủ yếu sau:

- Cán cân vãng lai: được tổng hợp toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa

Người cư trú và Người không cư trú về hàng hoá, dịch vụ, thu nhập của người lao động, thu nhập từ đầu tư trực tiếp, thu nhập từ đầu tư vào giấy tờ có giá, lãi vay và lãi tiền gửi nước ngoài, chuyển giao vãng lai một chiều và các giao dịch khác theo quy định của pháp

Lượng ngoại tệ

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

luật.

Nếu cán cân thương mại thâm hụt, đồng nghĩa với việc nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, cung nội tệ để nhập hàng sẽ tăng lên vượt quá cầu nội tệ, phá vỡ mức cân bằng ngắn hạn, nếu các biến số vĩ mô khác là không đổi, thì nội tệ sẽ bị đặt trước sức ép giảm giá, ngược lại nếu xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu tức cán cân thương mại thặng dư thì nội tệ sẽ đứng trước sức ép tăng giá, nếu trong cơ chế thả nổi tỷ giá, hiệu ứng này sẽ xảy ra, tức thì, nội tệ tăng giá kéo theo nhập khẩu tăng.

- Cán cân vốn và tài chính: được tổng hợp toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế

giữa Người cư trú và Người không cư trú về chuyển vốn từ nước ngoài vào trong nước và chuyển vốn từ trong nước ra nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp, đầu tư vào giấy tờ có giá, vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài, chuyển giao vốn một chiều, các hình thức đầu tư khác và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật làm tăng hoặc giảm tài sản có hoặc tài sản nợ.

Việc xem xét tác động của mỗi nhân tố trong cán cân vốn lên tỷ giá phải được đặt trong mối tương quan giữa sự vận động của các nhân tố khác trong tổng thể cán cân vốn. Song xét một cách tổng quát, có thể nói mọi lượng vốn chảy vào một nước sẽ làm tăng tài sản ngoại tệ của nước đó và ngược lại, bất kỳ lượng vốn nào chảy ra cũng làm suy giảm tài sản ngoại tệ. Các nhân tố làm thay đổi luồng di chuyển các dòng vốn sẽ làm thay đổi cán cân vốn - tài chính và làm thay đổi quan hệ cung cầu trên thị trường tài sản, quan hệ cung cầu đó đến lượt nó lại làm thay đổi tỷ giá hối đoái và giá trị đồng tiền trong ngắn hạn.

- Cán cân tổng thể: là tổng hợp của cán cân vãng lai, cán cân vốn và tài chính. Số dư

trên cán cân này rất quan trọng vì cho biết số tiền bổ sung vào dự trữ quốc gia hay phải thanh toán nợ quốc gia.

1.1.2.3. Chênh lệch mức lãi suất giữa các nước:

Lãi suất trong nước có liên quan đến tỷ giá và cũng là một nhân tố tác động đến tỷ giá. Trong nền kinh tế thị trường, khi Nhà nước điều chỉnh tăng lãi suất tiền gởi nội tệ, thì sẽ làm tăng cầu về nội tệ, vì những người có ngoại tệ sẽ đổ xô bán ngoại tệ lấy nội tệ để gởi vào ngân hàng nhằm hưởng mức lãi suất cao. Điều đó sẽ làm cho nội tệ được giá hơn. Nhưng trong trường hợp lãi suất tiền gởi nội tệ tăng chỉ do yếu tố trượt giá (lạm phát tăng), thì sẽ không làm cho giá trị nội tệ tăng, mà chỉ là sự bù đắp lại mức giảm giá của nội tệ. Trong trường hợp này, những người có ngoại tệ sẽ không bán ngoại tệ vì sợ rủi ro

do yếu tố lạm phát, họ sẽ tìm cách cất giữ ngoại tệ. Do đó, khi xác định chính sách lãi suất tiền gởi nội tệ, cần kết hợp với chính sách lãi suất tiền gởi ngoại tệ và tỷ giá giữa nội tệ với ngoại tệ. Lãi suất được xem là công cụ của NHTW trong việc điều chỉnh tỷ giá, một sự gia tăng lãi suất nội tệ thường được sử dụng như một bửu bối để bảo vệ tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn. Theo lý thuyết ngang giá lãi suất, đồng tiền của một quốc gia nào có lãi suất thấp hơn thì nhất định sẽ bù kỳ hạn cho hợp đồng kỳ hạn đối với đồng tiền của một quốc gia nọ có lãi suất cao hơn hay nói đơn giản hơn là sự cân bằng thị trường hối đoái đòi hỏi sự ngang bằng về tiền lãi, lợi tức của hai loại tiền gửi bất kỳ là tương đương nhau khi cùng quy về một đồng tiền. Và khi tất cả các lãi suất dự kiến bằng nhau tức có sự xuất hiện ngang giá lãi suất thì thị trường hối đoái sẽ cân bằng do không thể có dư cung hoặc dư cầu. Tuy nhiên lý thuyết ngang giá lãi suất này lại được xây dựng dựa trên nguyên tắc cố định các nhân tố khác (cetacis paribas) nên độ chính xác chỉ có tính tương đối, tỷ giá hối đoái tương lai phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chứ không chỉ có riêng lãi suất, song xét cho cùng đây cũng là lý thuyết đầu tiên mô phỏng khái quát ảnh hưởng của lãi suất lên tỷ giá.

Hiệu ứng Fisher quốc tế (international Fisher effect) nêu rõ lãi suất danh nghĩa bao gồm hai phần: lãi suất thực và một chỉ số lạm phát dự kiến. Hiệu ứng Fisher được biểu diễn như sau:

1 + lãi suất danh nghĩa = (1 + lãi suất thực) (1 + lạm phát dự kiến)

Hay mức chênh lệch lãi suất trong nước so với tỷ lệ lạm phát trong nước bằng với lãi suất thực ở nước ngoài: i-n = i*-n* với i và i* là lãi suất thực ở nội địa và nước ngoài; n và n* là lạm phát trong nước và nước ngoài.

Nếu i-n > i*-n* thì vốn nước ngoài sẽ di chuyển vào trong nước và dừng lại khi lãi suất thực trong nước bằng lãi suất thực nước ngoài.

Trong thực tế, lãi suất thực giữa các quốc gia hiếm khi bằng nhau vì yếu tố rủi ro, hoặc tính thanh khoản tiền tệ hạn chế quá trình đầu tư quốc tế hay những can thiệp của chính phủ làm hạn chế sự mở cửa tài khoản vốn.

Lãi suất chính là giá cả của vốn, vì thế có thể xem yếu tố lãi suất luôn là một yếu tố hàng đầu có khả năng tác động làm thay đổi tình hình các giao dịch trong tài khoản vốn.

Mức chênh lệch về lãi suất giữa các nước là yếu tố thứ ba ảnh huởng đến TGHĐ. Nước nào có lãi suất tiền gửi ngắn hạn cao hơn lãi suất tiền gửi của các nước khác thì vốn

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ngắn hạn sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra, do đó sẽ làm cho cung ngoại tệ tăng lên, TGHĐ sẽ giảm xuống. Nói một cách tổng quát, nếu lãi suất trong nước cao hơn lãi suất nước ngoài thì sẽ dẫn đến nhập khẩu tiền tệ, còn lãi suất nước ngoài cao hơn, sẽ xuất hiện xuất khẩu tiền tệ với điều kiện lãi suất xem xét phải được cân nhắc dựa

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao vai trò của tỷ giá hối đoái trong quá trình hội nhập đối với nền kinh tế tại Việt Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w