Đơn vị tính: triệu USD
Dự trữ ngoại hối (Triệu USD)
Q =) 25000 -T <!■ 20000 - H 15000 - 10000 - 5000 - 0 - ✓ Nguồn
Quỹ tiền tệ quốc tế IMF [90] Tuy nhiên so với giai đoạn trước, nhịp độ tăng trưởng kinh
tế trong giai đoạn này có phần chậm lại. Mặt khác cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông Á 1997 và khủng hoảng toàn cầu năm 2007 kéo theo sự mất giá các đồng tiền tạo áp lực phải điều chỉnh tỷ giá giữa USD và đồng Việt Nam. Việc quản lý ngoại hối ngày càng khó khăn, lượng giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng giảm sút, nhu cầu mua ngoại tệ luôn cao hơn nhu cầu bán của ngân hàng và có lúc hầu như ngưng
trệ. Ngày 24/12/2007 NHNN ban hành quyết định 3039/QĐ-NHNN ban hành quy định về giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. TGHĐ công bố của ngân hàng luôn ở mức trần cho phép, nhận thức được điều này nên từ 1/7/2002 cho đến nay, NHNN đã nới rộng biên độ giao dịch mười lần từ mức ± 0,1% lên ± 1% vào ngày 11/02/2011, ban hành thêm các quy chế mới về nghiệp vụ mua bán ngoại tệ ở các đại lý thu đổi.
Ở nước ta hiện nay hình thành 3 thị trường giao dịch ngoại hối: thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường mua bán ngoại tệ giữa TCTD với khách hàng và thị trường tự do.
-Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng: là nơi các định chế tài chính kinh doanh
ngoại tệ nhằm thoả mãn nhu cầu tiền tệ của khách hàng, cân bằng trạng thái ngoại hối của mình mà còn là nơi NHNN can thiệp có hiệu quả vào tỷ giá. Tuy nhiên hoạt động thị trường này vẫn còn nhiều khiếm khuyết; đó là sự mất cân xứng giữa lệnh mua và bán ngoại tệ; số lượng giao dịch ít, các nghiệp vụ phái sinh chưa sử dụng phổ biến. Điều này mang lại hậu quả tất yếu là thị trường không phản ánh đúng cung cầu ngoại tệ trong nền kinh tế tạo điều kiện cho thị trường tự do phát triển mạnh. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thường xuyên bị mất cân đối. Tùy theo từng giai đoạn, lúc thừa ngoại tệ các thành viên đều đặt lệnh bán (1994-1995), lúc căng ngoại tệ ai cũng đặt lệnh mua (1997-1998), (2008-2010). NHNN chưa điều tiết sự mất cân xứng trong giao dịch như mong đợi. Do cầu ngoại tệ hợp lý không được thỏa mãn, làm các thành viên mất niềm tin vào thị trường. Hậu quả khi có nhu cầu họ tự giao dịch trực tiếp với nhau, không qua thị trường liên ngân hàng.
-Thị trường mua bán ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại
tệ với khách hàng chủ yếu diễn ra với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tỷ giá mua bán trên thị trường này dựa trên cơ sở của tỷ giá thị trường liên ngân hàng cộng với biên độ được phép nên cũng kém linh hoạt và không theo sát thị trường tự do nhất là trong những giai đoạn căng thẳng ngoại tệ.
-Thị trường tự do: diễn ra giữa các cá nhân với nhau, hay cá nhân với doanh
tư nhân rất linh hoạt, thậm chí thay đổi vài lần trong ngày. Mặc dù khối lượng ngoại tệ giao dịch trên thị trường tự do không lớn bằng thị trường chính thức nhưng tỷ giá của nó phản ánh đúng cung cầu thị trường, gây sức ép lên tỷ giá giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng với khách hàng.
Việc quản lý các đại lý thu đổi ngoại tệ còn lỏng lẻo, sự chênh lệch lớn giữa tỷ giá hối đoái ở thị trường chính thức và thị trường chợ đen đã dẫn đến việc các đại lý lợi dụng danh nghĩa của Nhà nước để buôn bán trục lợi, các ngân hàng không thu mua được lượng ngoại tệ đáng kể qua nguồn này. Một mặt, tình trạng này làm hạn chế khả năng kiểm soát các luồng ngoại tệ lưu hành trong nước, làm gia tăng các giao dịch trên thị trường chợ đen bất hợp pháp, tâm lý đầu cơ, găm giữ ngoại tệ tăng mạnh. Ngày 30/10/2008 NHNN có công văn 9699/NHNN-QLNH chấn chỉnh hoạt động các đại lý đổi ngoại tệ đi vào nề nếp. Quy định một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải bán ngoại tệ cho ngân hàng theo thông tư 26/2009/TT-NHNN ngày 30/12/2009 để tăng cung ngoại tệ.
Hình 2.4. Tỷ giá chính thức USD/VND và tỷ giá thị trường tự do theo ngày từ năm 2009 - 2011
Trong năm 2011, NHNN đã ban hành và thực thi khá quyết liệt nhiều biện pháp nhằm ổn định thị trường hối đoái ở Việt Nam.
Các biện pháp điều hành tỷ giá năm 2011 được tổng kết như sau:
1. Điều chỉnh tỷ giá bình quân liên NH: Từ 18.932 lên 20.693 (11/2/2011)
2. Thay đổi biên độ dao động tỷ giá: Giảm biên độ từ ±3% xuống ±1% (11/2/2011) 3. Các biện pháp tiền tệ và hành chính khác:
- Kiểm soát chặt thị trường ngoại hối tự do
- Không được huy động và cho vay bằng vàng (1/5/2011); Tiến tới xóa bỏ hoàn toàn hoạt động kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do
- Các biện pháp nhằm hạn chế huy động và cho vay ngoại tệ:
+ Quy định đối tượng được vay bằng ngoại tệ (Thông tư 07, ngày 24/3/3011): + Áp lãi suất trần huy động USD là 3% (9/4/2011), sau đó giảm xuống 2% (2/6/2011).
+ Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 4% lên 6% (9/4/2011); và 7% (1/6/2011)
- Mở rộng đối tượng phải thực hiện kết hối ngoại tệ (Thông tư 13 ban hành 1/6, có hiệu lực 1/7/2011).
- Quy định về việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng VN tiền mặt của cá nhân khi xuất nhập cảnh (5000USD và 15 triệu VND phải khai báo với Hải quan- có hiệu lực từ 1/9/2011)
- Quy định về việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với các TCTD được phép mua 100USD/ngày (Thông tư 20 ngày 29/8//2011)
- Cam kết không điều chỉnh tỷ giá quá 1% từ ngày 7/9 đến cuối năm 2011.
- Quy định mức xử phạt đối với các giao dịch ngoại hối trái phép (Nghị định 95/2011/ND-CP ngày 20/10/2011) theo hướng tăng mức phạt.
Có thể nói rằng, các biện pháp điều hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ quyết liệt của NHNN theo tinh thần của Nghị quyết 11 được đưa ra từ tháng 3/2011 đã đem lại một số tác động khá tích cực tới tỷ giá cũng như thị trường ngoại tệ trong năm 2011. Cụ thể như sau:
* NHNN đã thể hiện vai trò khá chủ động và tự tin trong điều hành chính sách tỷ giá: chủ động phá giá mạnh của NHNN đã loại trừ tâm lý “chờ đợi phá giá thêm” của giới đầu cơ; công bố giữ ổn định tỷ giá trong quý 4 năm 2011.
* Thay đổi cách thức công bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Cụ thể, nếu trong các năm trước NHNN thường giữ cố định tỷ giá trong một thời gian dài, rồi đột ngột điều chỉnh tỷ giá, thì năm nay NHNN điều chỉnh tỷ giá thường xuyên hơn, linh hoạt hơn (có tăng, giảm tùy theo cung cầu trên thị trường).
* Thay đổi từ chế độ tỷ giá neo với USD trong giai đoạn 2008-2009 (nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu) sang chế độ tỷ giá linh hoạt hơn dựa trên rổ tiền tệ, đặc biệt kể từ ngày 11/2/2011.
* Sau một thời gian dài liên tục giảm, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã bắt đầu tăng trở lại. Tính đến ngày 20/7/2011, NHNN đã mua vào khoảng 4,8 tỷ USD đưa lượng dự trữ ngoại hối của Việt Nam đến tháng 7/2011 khoảng 17-17,5 tỷ USD, tương đương khoảng 8,5 -9 tuần nhập khẩu
* NHNN đã thực hiện khá cương quyết những biện pháp kiểm soát thị trường tự do cũng như các biện pháp hạn chế tình trạng USD hóa và vàng hóa nền kinh tế. Nhờ đó mà hiện tượng đầu cơ trên thị trường tự do có xu hướng giảm; tâm lý tích trữ đầu cơ vào vàng và ngoại tệ của người dân giảm dần. Sự liên thông cũng như tác động tiêu cực của sự biến động giá vàng trong nước và thế giới tới giá USD trên thị trường tự do đã dần dần giảm xuống.
2.1.2.4. Thực trạng của hiện tượng đôla hóa ở nước ta:
Khi nới lỏng giao dịch ngoại hối thì nền kinh tế cũng phát sinh hiện tượng đôla (USD) hóa ngày càng tăng. Hiện tượng đôla (USD) hóa không chỉ xảy ra ở nước ta mà đã và đang diễn ra tại nhiều nước. Đôla hóa được giải thích theo cách đặc trưng nhất là USD được sử dụng song song với bản tệ trong một nước và làm đầy đủ các chức năng của đồng tiền quốc gia đó.
- USD được lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam như VND, USD là một ngoại tệ, nhưng thực hiện được các chức năng của một đồng tiền trên một quốc gia có chủ quyền (tính từ thời điểm có hiệu lực (30/9/1994) của Quyết định 396/QĐ -TTg:
+ USD được sử dụng để biểu hiện giá trị và đo lường lượng giá trị của các hàng hóa dịch vụ. Thể hiện bề ngoài là giá cả các hàng hóa được công khai ấn định bằng USD và được đăng tải trên các thông tin giá cả thị trường vào những năm trước.
+ Thời kỳ ở Việt Nam có lạm phát cao, USD là phương tiện cất trữ, để dành rất được ưa chuộng để hình thành các tài sản danh nghĩa, các dự trữ tài chính của dân cư, của các tổ chức kinh tế.
USD còn là phương tiện thuận tiện, thích hợp với các hoạt động “kinh tế ngầm”, nhất là đối với các tổ chức buôn lậu ở các biên giới: trên biển, trên đất liền ...
- Hệ thống ngân hàng thương mại, ngân hàng cổ phần ở Việt Nam sử dụng rộng rãi các nghiệp vụ tiền gửi, cho vay bằng USD:
+ Kỳ phiếu, trái phiếu ngoại tệ của các ngân hàng chỉ tính theo đơn vị USD. Những người có các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi khác như EUR, GBP và JPY muốn mua kỳ phiếu, trái phiếu ghi bằng USD phải qui đổi ra USD theo tỉ giá mua của các loại ngoại tệ nói trên vào ngày ngân hàng phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.
Từ giữa cuối năm 1993 trở lại đây, tín dụng bằng ngoại tệ chủ yếu chỉ giải quyết cho các doanh nghiệp nhập khẩu các thiết bị, hàng hóa hoặc phải chi trả các dịch vụ cho nước ngoài.
- Các ngân hàng Việt Nam kinh doanh ngoại tệ gửi một khối lượng lớn USD ở các ngân hàng nước ngoài được xem như “xuất khẩu tư bản”:
Số USD của các doanh nghiệp và cá nhân gửi ở ngân hàng là thuộc sở hữu của họ. Để bảo đảm phương tiện và mục tiêu kinh doanh, các ngân hàng phải gửi một bộ phận USD ở các ngân hàng nước ngoài. Vấn đề là, tỉ lệ bao nhiêu là hợp lý?
Một mâu thuẫn nảy sinh là, trong khi cán cân thương mại của cả nước là nhập siêu, cần phải có ngoại tệ để trang trải cho các nhu cầu nhập khẩu cấp bách, thì chúng ta lại gửi một khối lượng USD không nhỏ ở nước ngoài. Sự “đảo hối” này cho thấy chính sách tiền tệ và những chính sách kinh tế vĩ mô khác định ra chưa hợp lý.
- Xu hướng sử dụng USD để tích lũy tài sản danh nghĩa:
Khuynh hướng USD hóa biểu hiện trong thời kỳ lạm phát cao, tốc độ lưu thông đồng tiền trong nước tăng nhanh, USD lên giá liên tục với tốc độ lớn hơn nhiều so với CPI, vì vậy việc sử dụng USD để tích lũy tài sản danh nghĩa trở nên hấp dẫn hơn.
- USD hóa đã nhiễm vào Việt Nam và trở thành tập tục trong các hoạt động mua bán, thanh toán sinh hoạt với những tên gọi rất đơn giản về đơn vị tiền tệ (100 USD
thường gọi là 1 tờ, 1 vé ...).
Theo khảo sát thì đa số ý kiến đều đồng tình với quan điểm khó khăn cho việc phát triển thị trường ngoại tệ ở Việt Nam hiện nay là những hạn chế về pháp lý và sự kiểm soát của ngân hàng nhà nước làm cho giá ngoại tệ ít biến động. Giá ngoại tệ ít biến động ở đây được hiểu là giá USD/VND, là tỷ giá được nhà nước kiểm soát chặt chẽ. Các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn có thói quen giao dịch với đối tác nước ngoài bằng USD.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 27-12-2007 có đoạn viết: “Tại sao các doanh nghiệp “thích” đô la Mỹ? Ít nhất có ba lý do: Thứ nhất, tỷ giá USD/VND dễ theo dõi vì chúng được niêm yết khắp mọi nơi. Không chỉ có ngân hàng mà siêu thị, nhà hàng, tiệm vàng. đâu đâu cũng có thể nhìn thấy tỷ giá này, trong khi tỷ giá các đồng tiền khác thậm chí không phải ngân hàng nào cũng niêm yết. Thứ hai, nhiều doanh nghiệp chưa có giám đốc tài chính (CFO) để tính toán nên sử dụng các đồng tiền ra sao nhằm tránh rủi ro mà còn có thể “kiếm thêm”. Thứ ba, và có lẽ là yếu tố quan trọng nhất, đó là các doanh nghiệp được Nhà nước “bảo hộ” nên ỷ lại. Bảo hộ ở đây có nghĩa là Nhà nước đã không cho doanh nghiệp một quyền chọn bán đôla Mỹ khi mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hàng năm đề ra chỉ tiêu và cố gắng duy trì tốc độ mất giá của tiền đồng so với đô la Mỹ. Doanh nghiệp thuê CFO làm gì để trả lương cao cho phí, cũng chẳng cần mua bảo hiểm chi cho tốn tiền.
Tuy nhiên, quan điểm này sẽ phải thay đổi nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Bằng chứng là trong năm 2007, đồng USD dư thừa và giảm giá mạnh. Khác với những năm trước đây, mục tiêu duy trì mức giảm giá tiền đồng một vài phần trăm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu trở nên khó khăn hơn khi mà lượng ngoại tệ chảy vào Việt Nam gia tăng mạnh mẽ do sự bùng nổ của thị trường chứng khoán và các dòng vốn khác được khai thông tốt hơn. Đứng trước áp lực đó, trong năm 2007, nhà nước đã có đưa ra một số biện pháp can thiệp vào thị trường. Cụ thể, NHNN đã có quyết định số 2554/QĐ-NHNN ngày 02/01/2007 thay thế Quyết định số 679/2003/QĐ-NHNN ngày 01/07/2003 về việc nới rộng biên độ tỷ giá giao dịch giữa ngoại tệ USD so với VND từ mức +/- 0,25% lên mức +/- 0,5% so với tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng áp dụng cho ngày giao dịch. Quyết định này nhắm tới mở đường cho VND
giảm giá thêm so với USD trong tương lai. Tuy nhiên thực tế là ngay sau khi quyết định này được ban hành, VND không những không giảm mà còn có dấu hiệu tăng giá so với USD gây bất lợi cho xuất khẩu. Giá giao dịch thậm chí xuống đến quanh mức 16.000. Với tình hình đó, cộng với việc mong muốn gia tăng dự trữ ngoại hối cho quốc gia, NHNN đã tung tiền đồng để mua một lượng lớn ngoại tệ, nhờ vậy mà trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2007, đồng đôla đã tăng trở lại lên trên mức 16.100 thậm chí thời điểm cao nhất cuối tháng 8 lên đến 16.310. Mặc dù vậy, việc gia tăng ngoại tệ cho dự trữ quốc gia tuy là điều cần thiết, việc bơm thêm một lượng lớn tiền đồng vào nền kinh tế làm áp lực lạm phát gia tăng. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được Tổng cục thống kê công bố cho thấy, CPI tháng 12/2007 đã tăng đến 2,91%, đưa CPI năm 2007 ở mức hai chữ số lên đến 12,63%. Cho dù với việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 5% lên 10% để rút bớt tiền trong lưu thông, tăng cường sử dụng các công cụ thị trường mở, phát hành trái phiếu thì cũng không làm thay đổi được tình hình. Lạm phát phi mã và đồng USD dư thừa trên thị trường, tỷ giá USD/VND trên thị trường liên tục rớt từ mức cao 16.310 xuống đến 15.985 và NHNN không dám bỏ tiền đồng ra để mua USD nữa.