của NHTM luôn ở mức sát sàn. Khủng hoảng tín dụng Mỹ bắt nguồn từ thị trường cho vay thế chấp dưới tiêu chuẩn làm USD mất giá mạnh trên thị trường quốc tế, FED liên tục cắt giảm lãi suất USD, vốn đầu tư nước ngoài và kiều hối tăng mạnh, tỷ giá USD/VND ổn định, chênh lệch cao giữa lãi suất USD và VND đã khuyến khích dân chúng bán USD gửi VND. Các công cụ của chính sách tiền tệ đã được sử dụng để điều tiết có hiệu quả khối lượng tiền cung ứng, hạn chế sức ép tăng giá VND. Cụ thể:
+ NHNN thông qua nghiệp vụ thị trường mở đã trung hoà lượng tiền cung ứng ra cho mục đích mua ngoại tệ, từ 01/03/2007 NHNN bỏ quy định về trần lãi suất tiền gửi USD của pháp nhân tại TCTD phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế, đảm bảo ổn định tiền tệ, ổn định lãi suất. Đầu tháng 8/2007 tỷ giá USD/VND có chiều hướng tăng do Cục dự trữ liên bang Mỹ và NHTW các nước triển khai các biện pháp khôi phục tài chính, nhà đầu tư Mỹ rút vốn về nước để cân đối tài chính; nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán hàng nhập khẩu tăng. NHNN bán ngoại tệ can thiệp thị trường, bán cho các NHTM có trạng thái ngoại tệ giảm xuống âm -5% thay vì -10% như trước kia.
+ Điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp 2 lần so với năm 2006, hạn chế tăng trưởng tín dụng vào những lĩnh vực kém hiệu quả, hạn chế cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá, cho vay chiết khấu trong hạn mức phân bổ, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán nhằm giảm sức ép lạm phát cuối năm.
Từ tháng 9/2007 đến tháng 3/2008 tái diễn tình trạng dư cung ngoại tệ do USD liên tục mất giá, chênh lệch lãi suất giữa VND và USD tăng, vốn ngắn hạn nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng cao. Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 khiến tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất huy động và cho vay VND tăng cao có thời điểm 21%/năm. NHNN điều chỉnh giảm mạnh tỷ giá BQLNH, mở rộng biên độ tỷ giá từ ±0,5% lên ±0,75% từ 24/12/2007, điều chỉnh lên ±1% từ 10/3/2008, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn khi bán ngoại tệ vì NHTM không muốn mua. NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc,
Hình 1.9: Chính sách tài khoá mở rộng trong điều kiện tỷ giá thả nổi và vận động vốn hoàn hảo
kiểm soát chặt việc cho vay đầu tư chứng khoán, bất động sản; tuy nhiên thông qua công cụ tái cấp vốn
NHNN hổ trợ kịp thời cho các TCTD khó khăn về thanh khoản. Điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm lên 14%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 7,5%/năm lên 15%/năm. Siết chặt kiểm soát các đại lý thu đổi ngoại tệ, kiểm soát vay ngoại tệ. Đến tháng 10/2008, NHNN thực hiện CSTT nới lỏng thận trọng, điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản từ 14%/năm xuống 7%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 15%/năm xuống 7%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 13%/năm xuống 5%/năm, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc VND từ 11% xuống 3%, hoán đổi ngoại tệ để hỗ trợ thanh khoản cho NHTM. NHNN đã can thiệp mạnh vào thị trường ngoại hối làm giảm dự trữ ngoại tệ nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế.
Để ổn định thị trường ngoại hối trong nước theo tín hiệu thị trường, ngày 07/11/2008 NHNN điều chỉnh biên độ tỷ giá USD/VND từ ±2% lên mức ±3%, điều chỉnh tăng tỷ giá BQLNH ngày 24/12/2008 tăng 3% lên mức 16.977 VND/1USD, tích cực bán ngoại tệ có chọn lọc nhằm hỗ trợ thanh khoản cho thị trường.
Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động tâm lý găm giữ ngoại tệ, các doanh nghiệp có ngoại tệ không muốn bán ngoại tệ mà chỉ muốn vay hỗ trợ lãi suất thấp bằng VND theo chủ trương kích cầu của Chính phủ. Giá cả trên thị trường thế giới và lạm phát tăng cao trong những tháng đầu năm 2008, gấp hai lần so với cùng kỳ năm trước. Đến quý IV/2008 và quý I/2009 suy thoái kinh tế toàn cầu kéo theo sự giảm giá các mặt hàng chủ chốt, lạm phát giảm. Sang quý II/2009, nhờ vào các biện pháp giải cứu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu á (ADB), ngân hàng trung ương các nước thực hiện các biện pháp giải cứu, ổn định thị trường tài chính nên kinh tế thế giới được cải thiện đẩy giá cả các mặt hàng có xu hướng tăng trở lại. Chính phủ các nước thực hiện mua lại cổ phiếu, nợ xấu của các ngân hàng, tăng số tiền được bảo hiểm tiền gửi, cơ cấu lại tài chính và hỗ trợ gói giải pháp 12.500 tỷ USD năm 2008.
Cục dự trữ liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất mục tiêu từ 5,25% xuống còn 0% -
0, 25%, nhiều nước Châu Âu cũng cắt giảm lãi suất để thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ bơm tiền ra lưu thông.
Hình 1.11: Chính sách tài khoá mở rộng trong điều kiện tỷ giá thả nổi và vận động vốn ở mức thấp
Nguồn: Mô hình tài chính quốc tế [13,131]
Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23/1/2009 thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất 4%/năm tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hộ sản xuất giảm chi phí vay vốn, giảm giá thành sản xuất.
Sang năm 2009, các NHTM niêm yết tỷ giá mua bằng tỷ giá bán, sát mức trần được phép vì tỷ giá thị trường tự do tăng mạnh. NHNN đã điều chỉnh biên độ tỷ giá từ ±3% lên ±5% từ ngày 24/03/2009 đồng thời hỗ trợ cung cầu ngoại tệ tạo thanh khoản trên thị trường, điều chỉnh tăng tỷ giá BQLNH lên mức 17.941VND/1USD, duy trì lãi suất VND hợp lý. Từ ngày 1/6/2009 giảm lãi suất USD xuống thấp từ 3- 3,5%/năm. NHNN chủ yếu sử dụng biện pháp tăng tỷ giá niêm yết, giảm biên độ dao động khi tình hình ngoại tệ căng thẳng, NHNN chủ động điều chỉnh biên độ mà không thông báo trước.
Năm 2010, NHNN điều chỉnh tỷ giá mua - bán ngoại tệ của các TCTD tăng 5,52%; thực hiện các biện pháp ổn định thị trường ngoại tệ, như kết hối ngoại tệ đối với 7 tập đoàn, tổng công ty nhà nước, quy định trần lãi suất tiền gửi USD của tổ chức kinh tế bằng 1%/năm, bán ngoại tệ cho nhập khẩu mặt hàng thiết yếu, chỉ đạo các TCTD hạn chế cho vay nhập khẩu mặt hàng không thiết yếu và không khuyến khích. Tín dụng ngoại tệ năm 2010 tăng nhanh hơn năm 2009, do nguyên nhân chủ yếu là chênh lệch lãi suất giữa VND với USD và mở rộng đối tượng cho vay ngoại tệ. Xu hướng này ngược với năm 2009 khi mà thực hiện chính sách hỗ trợ 4%/năm lãi suất vay vốn ngân hàng làm cho dư nợ tín dụng bằng VND tăng mạnh (43,5%). Năm 2010 huy động vốn VND tăng với tốc độ gần bằng năm 2009, tuy nhiên vốn huy động bằng ngoại tệ tăng rất chậm.
Năm 2010 tỷ giá niêm yết vẫn sát trần biên độ của tỷ giá chính thức trong hầu hết các tháng trong năm và khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do tăng cao vào cuối năm 2010. Ngày 11/02/2010, NHNN tăng tỷ giá chính thức USD/VND từ 17.941 lên 18.544, thực hiện các biện pháp hành chính nhằm giảm áp lực lên thị trường ngoại hối như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ, mở rộng đối tượng cho vay ngoại tệ, chấm dứt việc giao dịch vàng trên các tài khoản ở nước ngoài của các NHTM và các tổ chức tín dụng, đóng cửa các sàn vàng, và tăng lãi suất cơ bản lên 8%/năm. Kiều hối và các khoản giải ngân FDI, ODA và FII (đầu tư gián tiếp nướcngoài) đều tăng lên góp phần tăng cung và giảm càu ngoại tệ. Ngày 17/08/2010, NHNN tăng tỷ giá USD/VND thêm 2,1% lên 18.932. Ngoài ra việc giá vàng quốc tế tăng cao dẫn đến giá vàng trong nước còn
Hình 1.9: Chính sách tài khoá mở rộng trong điều kiện tỷ giá thả nổi và vận động vốn hoàn hảo
tăng cao hơn do đàu cơ cũng
gây áp lực lên tỷ giá.
Trong những tháng cuối năm 2010, thị trường ngoại hối chứng kiến sự tăng lên nhanh chóng của cầu về ngoại tệ do: nhu cầu mua ngoại tệ để trả các khoản vay đáo hạn của các doanh nghiệp; nhu cầu nhập khẩu thường tăng cao vào cuối năm cộng thêm nhu cầu nhập khẩu vàng nhằm kiếm lời; NHNN thắt chặt tín dụng ngoại tệ; tỷ giá thị trường tự do bắt đầu tăng 20.500 VND/1USD vào giữa tháng 10 và lên 21.500 VND/1USD vào cuối tháng 11. NHNN đã phải tăng hạn ngạch nhập khẩu vàng để làm dịu tình hình. Thâm hụt thương mại năm 2010 vẫn cao ở mức 12,4 tỷ đô la (đã loại trừ 2,8 tỷ nhập khẩu ròng vàng).
Ngày 11/2/2011, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã quyết định nâng tỷ giá liên ngân hàng từ 18.932 VND/1USD lên 20.693 VND/1USD, đồng thời thu hẹp biên độ giao động từ 3% xuống còn 1%. Với sự nâng tỷ giá này, tỷ giá trần USD/VND được phép giao dịch tăng lên tới 21.314 VND/1USD. Trong vài năm trở lại đây, đợt điều chỉnh này là mạnh nhất với tỷ giá liên ngân hàng được điều chỉnh tăng tới 9,3%. Tỷ giá thị trường tự do vọt lên trên 22.100 VND/1USD trong vòng vài ngày kể từ sau lần phá giá này. Vào tháng 3 năm 2011, NHNN đã siết chặt các hoạt động trên thị trường tự do, mua thêm được 3 tỷ USD cho dự trữ ngoại hối. Nhờ đó, cả tỷ giá thị trường tự do và tỷ giá NHTM đều giảm xuống từ tháng 4 năm 2011, và có lúc còn thấp hơn tỷ giá chính thức. (Hình 2.1,2.2)
Hình 1.11: Chính sách tài khoá mở rộng trong điều kiện tỷ giá thả nổi và vận động vốn ở mức thấp
Nguồn: Mô hình tài chính quốc tế [13,131]
Nguồn Ngân hàng nhà nước Việt Nam [38]
Giai đoạn 2010-2011 cho thấy NHNN đã chủ động hơn so với những năm trước. Cụ thể, NHNN đã đi trước thị trường vào tháng 8 năm 2010 khi các áp lực thị trường còn tương đối thấp. NHNN đã bớt cứng nhắc và đã linh hoạt theo thị trường. Tín dụng ngoại tệ tăng nhanh hơn nhiều so với tín dụng VND dẫn đến cuối năm nhu cầu ngoại tệ để trả các khoản nợ đáo hạn tăng nhanh.
Hình 2.2: Diễn biến tỷ giá từ năm 2008 đến 2011
Với quan điểm việc điều chỉnh tỷ giá được thực hiện khi cán cân thanh toán thâm hụt, cần hạn chế nhập siêu và điều chỉnh tỷ giá chính là để góp phần cân đối vĩ mô, dù điều chỉnh mạnh nhưng sát với thị trường, cung cầu ngoại tệ sẽ gặp nhau. Trung và dài hạn, chính sách này sẽ mang lại lòng tin cho nhà đầu tư trong và ngoài nước, chỉ một thời gian sau, “cơn sốt” USD do tâm lý sẽ hạ nhiệt.
Theo cơ chế hiện nay các NHTM căn cứ tỷ giá BQLNH giữa USD và VND do NHNN công bố để ấn định tỷ giá mua bán USD/VND trong biên độ cho phép, còn các loại ngoại tệ khác thì do các NHTM tự tính không bị ràng buộc như USD. Tỷ giá BQLNH như một cái neo bảo đảm cho sự ổn định tương đối trong những lúc cung cầu ngoại tệ mất cân bằng, chịu tác động mạnh từ yếu tố tâm lý, đầu cơ.
Mất cân đối cung cầu ngoại tệ liên tục xảy ra do khả năng can thiệp ngoại tệ của NHNN từ nguồn dự trữ ngoại hối còn yếu. Cơ chế điều tiết tỷ giá chưa rõ ràng, tạo kỳ vọng tỷ giá sẽ còn tăng ảnh hưởng đến tâm lý thích găm giữ ngoại tệ không chịu bán
Hình 1.9: Chính sách tài khoá mở rộng trong điều kiện tỷ giá thả nổi và vận động vốn hoàn hảo
cho NHTM.
Mục tiêu vĩ mô của chính sách tỷ giá hối đoái không thể vì một lĩnh vực, một khía cạnh nào, lại càng không phải là lợi nhuận của các doanh nghiệp như thế nào mà phải làm nguồn thu ngoại tệ, cán cân thương mại của quốc gia ra sao.
Với một thực tế là dự trữ ngoại tệ còn thấp, hệ thống thông tin chưa đủ mạnh, các công cụ can thiệp thuần túy mang tính kinh tế còn yếu kém v v. ..; thì trong một thời gian dài trước mắt, việc cần thiết phải sử dụng các công cụ hành chính trong hoạt động can thiệp vào thị trường ngoại tệ nói chung và tỷ giá hối đoái nói riêng là một tất yếu.
Tuy nhiên khi sử dụng các công cụ hành chính là để can thiệp điều phối cung cầu ngoại tệ trên thị trường, không nên có sự nhầm lẫn và lạm dụng các công cụ hành chính để can thiệp sai quy luật vào cái thuộc về kỹ thuật của thị trường.
Bảng 2.6: Diễn biến tỷ giá bình quân liên ngân hàng qua các thời kỳ từ 26/12/1999 đến nay
Hình 1.11: Chính sách tài khoá mở rộng trong điều kiện tỷ giá thả nổi và vận động vốn ở mức thấp
Nguồn: Mô hình tài chính quốc tế [13,131]
Cuối cùng là việc bù đắp ngân sách do tài trợ cho thâm hụt tài khoản vãng lai thông qua việc bán các chứng khoán tài chính (trái phiếu) bằng ngoại tệ. Trong tình hình hiện nay cho thấy, đây là một giải pháp có lợi trên nhiều mặt. Ngoài việc giúp tài trợ cho những thâm hụt, giải pháp này còn giúp thu hút lượng ngoại tệ nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư.
Bảng 2.7: Biên độ giao dịch tỷ giá từ năm 1998 đến nay Đơn vị tính: % Tỷ giá chính thức
(USD/VND)
Tăng giảm tỷ giá so với năm trước (%) 1999 14000 1.1 2000 14515 3.7 2001 15024 3.5 2002 15350 2.16 2003 15630 1.82 2004 15755 0.79 2005 15897 0.9 2006 16091 1.22 2007 16114 0.14 2008 16977 5.36 2009 17941 5.68 2010 18932 5.52 2011 20693 9.32
Hình 1.9: Chính sách tài khoá mở rộng trong điều kiện tỷ giá thả nổi và vận động vốn hoàn hảo
2.1.2.3. Thực trạng chính sách quản lý ngoại hối tại Việt Nam:
Mục tiêu chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ là quản lý và kiểm soát ngoại tệ, thu hẹp hoạt động thị trường chợ đen ngoại tệ, can thiệp vào thị trường ngoại hối khi cần thiết.
Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã nổ lực để phát triển xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán do nhập siêu vẫn còn ở mức cao, giảm gánh nặng nợ vay nước ngoài và ra sức thu hút vốn đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau. Đồng thời, nước ta ngày càng hoàn thiện thể chế, luật pháp, hệ thống tài chính, ngân hàng tạo tiền đề cho quá trình hội nhập. Có thể chia chính sách quản lý ngoại hối ra hai giai đoạn sau:
- Giai đoạn từ 1996 trở về trước: NHNN quản lý chặt các luồng ngoại hối đi ra, vào lãnh thổ. Tỷ giá hối đoái được chính phủ can thiệp mạnh để giữ mức ổn định, đó
7/8/1998 - 25/02/1999 ± 7 26/02/1999 - 01/7/2002 ±0.1 01/7/2002 - 31/12/2006 ± 0.25 31/12/2006 - 24/12/2007 ± 0.5 24/12/2007 - 09/3/2008 ± 0.75 10/3/2008 - 26/6/2008 ± 1 27/6/2008 -6/11/2008 ± 2 7/11/2008 - 23/3/2009 ± 3 24/3/2009 - 25/11/2009 ± 5 26/11/2009 - 10/02/2011 ± 3 11/02/2011 đến nay ± 1 \---1---