.Chế độ tỷ giá linh hoạt từ 26/2/1999 đến nay

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao vai trò của tỷ giá hối đoái trong quá trình hội nhập đối với nền kinh tế tại Việt Nam (Trang 102 - 115)

2.1.2 .Giai đoạn từ khủng hoảng tài chính Đông Na mÁ đến nay

2.1.2.2.Chế độ tỷ giá linh hoạt từ 26/2/1999 đến nay

- Giai đoạn từ 26/2/1999 đến 2002:

Giai đoạn này NHNN công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng; thực hiện mở rộng quyền giao dịch ngoại tệ, từng bước thực hiện tự do hóa các giao dịch trên tài khoản vãng lai và tài khoản vốn thích ứng với yêu cầu hội nhập.

Ngày 26/2/1999, NHNN thay đổi cách công bố tỷ giá phù hợp với yêu cầu thị trường thông qua hai quyết định số 64/1999/QĐ-NHNN về việc công bố tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam so với ngoại tệ. Hàng ngày NHNN công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của đồng Việt Nam với đồng đôla Mỹ thay cho việc công bố tỷ giá chính thức. Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN về việc quy định nguyên tắc xác định tỷ giá mua bán giao ngay của đồng Việt Nam đối với đôla Mỹ tối đa không vượt quá biên độ ±0,1% do NHNN quy định so với tỷ giá NHNN công bố hàng ngày. Có thể nói, các biện pháp tổng hợp này đã phát huy hiệu quả tích cực và có thể rút ra bài học kinh nghiệm: Chỉ có thể can thiệp vào hoạt động kinh tế bằng những biện pháp kinh tế có tính toán đến lợi ích nhiều chiều, thỏa đáng cho mỗi bên.

Năm 1999 NHNN thực hiện giảm lãi suất cho vay VND để kích cầu ở mức 10,2%/năm, nhưng lãi suất tiền gửi USD kỳ hạn 3 tháng trở xuống cao hơn lãi suất tiền gửi VND đã thu hút một lượng lớn USD vào ngân hàng, và tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia, cải thiện cán cân thương mại, cán cân vãng lai. Ngày 5/8/2000, NHNN điều hành lãi suất VND

Hình 1.11: Chính sách tài khoá mở rộng trong điều kiện tỷ giá thả nổi và vận động vốn ở mức thấp

Nguồn: Mô hình tài chính quốc tế [13,131]

thông qua lãi suất cơ bản, lãi suất cho vay USD dựa trên lãi suất Sibor kỳ hạn 3 tháng. Sang năm 2001, NHNN thực hiện cắt giảm lãi suất cơ bản VND từ 8,7%/ năm (tháng 3/2001) xuống 7,2%/năm (tháng 10/2001), lãi suất tiền gửi ngoại tệ không thay đổi nhưng tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 8% lên 15%. Ngày 1/6/2001 NHNN thực hiện tự do hoá lãi suất cho vay ngoại tệ theo sát lãi suất thị trường quốc tế. Do những hạn chế của cơ chế tỷ giá con rắn tiền tệ trong một biên độ rộng (crawling band), NHNN đã có những bước điều chỉnh căn bản trong tỷ giá. Đây là một sự thay đổi về cơ chế tỷ giá cho phù hợp với quy luật thị trường. Việc chuyển đổi sang cơ chế điều hành tỷ giá mới, tỷ giá biến động theo chênh lệch lãi suất giữa USD - VND và theo xu hướng tăng cùng với biện pháp quản lý ngoại hối ngày càng thông thoáng đã đem lại những bước phát triển đáng được ghi nhận trong các chỉ báo tiền tệ. Trong khoảng thời gian này, tỷ giá danh nghĩa thực sự đã được điều chỉnh khá sát theo chênh lệch lạm phát trong nước và thế giới. Đây là bước tiến đáng ghi nhận trong điều hành tỷ giá.

- Giai đoạn từ 2002-2006:

Ngày 1/6/2002 NHNN thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận đối với VND ở mức 8,5% - 9,5%/năm, tỷ giá thị trường tự do tăng cao so với tỷ giá ở ngân hàng, tình hình ngoại tệ căng thẳng, một số ngân hàng thực hiện hoán đổi sang đồng tiền thứ ba, hợp thức hoá USD cho doanh nghiệp mua ngoại tệ trên thị trường tự do.

+ NHNN nới lỏng biên độ giao dịch tỷ giá, tăng quyền tự chủ cho các NHTM. Từ 1/7/2002 NHNN đã nới lỏng biên độ dao động để ổn định tỷ giá trên thị trường, biên độ giao dịch mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng đối với hầu hết các kỳ hạn giao dịch tăng lên ± 0,25% so với mức ± 0,10% trước đó đối với nghiệp vụ giao ngay; lên ± 0,50% so với mức ± 0,40% của nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn 30 ngày; lên ± 2,53% so với mức ± 2,5% của nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn trên 90 ngày. Việc điều chỉnh tăng biên độ đáp ứng yêu cầu của các TCTD cũng như của các doanh nghiệp có nhu cầu mua bán ngoại tệ với ngân hàng, không bị gò bó trong khuôn khổ chật hẹp như trước đây và phù hợp với thông lệ quốc tế. Ngày 13/9/2002 NHHN ra quyết định 958/2002/QĐ-NHNN quy định quản lý ngoại hối đối với việc mua bán chứng khoán của tổ chức, cá nhân nước ngoài; sửa đổi phương pháp tính và tỷ lệ khống chế trạng thái ngoại hối của các TCTD. Năm 2003, NHNN cho phép các

Hình 1.9: Chính sách tài khoá mở rộng trong điều kiện tỷ giá thả nổi và vận động vốn hoàn hảo

NHTM thực hiện nghiệp vụ quyền lựa chọn tiền tệ (Option), giảm tỷ lệ kết hối các doanh nghiệp xuống 0%. Các biện pháp trên giúp thu hút ngoại tệ, ổn định tỷ giá đem đến sự thặng dư của cán cân vốn, cán cân tổng thể mặc dù cán cân thương mại thâm hụt. Ngày 28/5/2004 NHNN đã cho phép các NHTM được thoả thuận tỷ giá kỳ hạn với khách hàng trên cơ sở chênh lệch lãi suất cơ bản do NHNN công bố và lãi suất USD của FED. Đây là một điểm đổi mới quan trọng trong điều hành chính sách tỷ giá, vì chúng sẽ giúp làm giải toả tâm lý của thị trường về những kỳ vọng tương lai đối với các biến động tỷ giá.

+ Ngày 8/12/2004 NHNN ban hành quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN về điều chỉnh giao dịch hối đoái của các TCTD có hiệu lực thi hành thay thế những quy định được ban hành từ năm 1998. Nội dung quyết định trên đã mở rộng quyền giao dịch ngoại tệ; nới lỏng quy định về kiểm soát, cung cấp thêm cho thị trường công cụ phòng ngừa rủi ro Option; làm thị trường ngoại tệ diễn biến linh hoạt và tỷ giá phản ánh cung cầu ngoại tệ đúng đắn hơn. Từ năm 2004 - 2006, USD bị mất giá so với các đồng tiền chủ chốt nhưng vẫn lên giá so với VND gây bất lợi trong nhập khẩu. FED điều chỉnh tăng lãi suất liên tục nên rút ngắn chênh lệch lãi suất USD và VND, góp phần ổn định tỷ giá USD/VND. Ngày 1/6/2006 chính phủ ban hành Pháp lệnh ngoại hối theo hướng tự do hoá các mức lãi suất trong nghiệp vụ Option, không kiểm tra chứng từ giao dịch ngoại tệ, bỏ mức khống chế trần tỷ giá giao dịch kỳ hạn....các quy định này phù hợp với thông lệ quốc tế theo hướng tự do hoá, giúp Việt Nam tiến sát đến việc gia nhập WTO. Quý III, quý IV/2006 vốn nước ngoài đầu tư gián tiếp trên thị trường chứng khoán tăng mạnh kéo theo dân chúng cũng chuyển đổi USD thành VND để đầu tư làm tỷ giá bán và tỷ giá mua công bố bằng nhau ở ngân hàng. Ngày 31/12/2006, NHNN ban hành quyết định 2554/QĐ-NHNN nới lỏng biên độ dao động tỷ giá USD/VND từ ±0,25% lên ±0,5%.

+ Tuy nhiên, trong năm 2005 đến 2006, tình hình thế giới bất ổn cùng với việc Mỹ tuyên chiến với các tổ chức và quốc gia có liên quan đến khủng bố và vũ khí hạt nhân làm USD giảm giá so với EUR, JPY nhưng lại tăng giá so với VND đẩy giá vàng tăng kỷ lục gây bất lợi cho xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam với các đối tác thương mại tăng cao, nhưng năm 2004 NHNN công khai duy trì tỷ giá biến động không quá 1% làm ảnh hưởng đến tính linh hoạt trong điều hành tỷ giá. IMF đã xếp Việt Nam trở lại

Hình 1.11: Chính sách tài khoá mở rộng trong điều kiện tỷ giá thả nổi và vận động vốn ở mức thấp

Nguồn: Mô hình tài chính quốc tế [13,131]

nhóm các nước có cơ chế cố định truyền thống từ năm 2005. - Giai đoạn từ 2007 đến nay:

Đầu năm 2007, trạng thái cung ngoại tệ lớn hơn cầu nên tỷ giá mua bán USD/VND của NHTM luôn ở mức sát sàn. Khủng hoảng tín dụng Mỹ bắt nguồn từ thị trường cho vay thế chấp dưới tiêu chuẩn làm USD mất giá mạnh trên thị trường quốc tế, FED liên tục cắt giảm lãi suất USD, vốn đầu tư nước ngoài và kiều hối tăng mạnh, tỷ giá USD/VND ổn định, chênh lệch cao giữa lãi suất USD và VND đã khuyến khích dân chúng bán USD gửi VND. Các công cụ của chính sách tiền tệ đã được sử dụng để điều tiết có hiệu quả khối lượng tiền cung ứng, hạn chế sức ép tăng giá VND. Cụ thể:

+ NHNN thông qua nghiệp vụ thị trường mở đã trung hoà lượng tiền cung ứng ra cho mục đích mua ngoại tệ, từ 01/03/2007 NHNN bỏ quy định về trần lãi suất tiền gửi USD của pháp nhân tại TCTD phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế, đảm bảo ổn định tiền tệ, ổn định lãi suất. Đầu tháng 8/2007 tỷ giá USD/VND có chiều hướng tăng do Cục dự trữ liên bang Mỹ và NHTW các nước triển khai các biện pháp khôi phục tài chính, nhà đầu tư Mỹ rút vốn về nước để cân đối tài chính; nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán hàng nhập khẩu tăng. NHNN bán ngoại tệ can thiệp thị trường, bán cho các NHTM có trạng thái ngoại tệ giảm xuống âm -5% thay vì -10% như trước kia.

+ Điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp 2 lần so với năm 2006, hạn chế tăng trưởng tín dụng vào những lĩnh vực kém hiệu quả, hạn chế cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá, cho vay chiết khấu trong hạn mức phân bổ, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán nhằm giảm sức ép lạm phát cuối năm.

Từ tháng 9/2007 đến tháng 3/2008 tái diễn tình trạng dư cung ngoại tệ do USD liên tục mất giá, chênh lệch lãi suất giữa VND và USD tăng, vốn ngắn hạn nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng cao. Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 khiến tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất huy động và cho vay VND tăng cao có thời điểm 21%/năm. NHNN điều chỉnh giảm mạnh tỷ giá BQLNH, mở rộng biên độ tỷ giá từ ±0,5% lên ±0,75% từ 24/12/2007, điều chỉnh lên ±1% từ 10/3/2008, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn khi bán ngoại tệ vì NHTM không muốn mua. NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc,

Hình 1.9: Chính sách tài khoá mở rộng trong điều kiện tỷ giá thả nổi và vận động vốn hoàn hảo

kiểm soát chặt việc cho vay đầu tư chứng khoán, bất động sản; tuy nhiên thông qua công cụ tái cấp vốn

NHNN hổ trợ kịp thời cho các TCTD khó khăn về thanh khoản. Điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm lên 14%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 7,5%/năm lên 15%/năm. Siết chặt kiểm soát các đại lý thu đổi ngoại tệ, kiểm soát vay ngoại tệ. Đến tháng 10/2008, NHNN thực hiện CSTT nới lỏng thận trọng, điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản từ 14%/năm xuống 7%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 15%/năm xuống 7%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 13%/năm xuống 5%/năm, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc VND từ 11% xuống 3%, hoán đổi ngoại tệ để hỗ trợ thanh khoản cho NHTM. NHNN đã can thiệp mạnh vào thị trường ngoại hối làm giảm dự trữ ngoại tệ nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế.

Để ổn định thị trường ngoại hối trong nước theo tín hiệu thị trường, ngày 07/11/2008 NHNN điều chỉnh biên độ tỷ giá USD/VND từ ±2% lên mức ±3%, điều chỉnh tăng tỷ giá BQLNH ngày 24/12/2008 tăng 3% lên mức 16.977 VND/1USD, tích cực bán ngoại tệ có chọn lọc nhằm hỗ trợ thanh khoản cho thị trường.

Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động tâm lý găm giữ ngoại tệ, các doanh nghiệp có ngoại tệ không muốn bán ngoại tệ mà chỉ muốn vay hỗ trợ lãi suất thấp bằng VND theo chủ trương kích cầu của Chính phủ. Giá cả trên thị trường thế giới và lạm phát tăng cao trong những tháng đầu năm 2008, gấp hai lần so với cùng kỳ năm trước. Đến quý IV/2008 và quý I/2009 suy thoái kinh tế toàn cầu kéo theo sự giảm giá các mặt hàng chủ chốt, lạm phát giảm. Sang quý II/2009, nhờ vào các biện pháp giải cứu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu á (ADB), ngân hàng trung ương các nước thực hiện các biện pháp giải cứu, ổn định thị trường tài chính nên kinh tế thế giới được cải thiện đẩy giá cả các mặt hàng có xu hướng tăng trở lại. Chính phủ các nước thực hiện mua lại cổ phiếu, nợ xấu của các ngân hàng, tăng số tiền được bảo hiểm tiền gửi, cơ cấu lại tài chính và hỗ trợ gói giải pháp 12.500 tỷ USD năm 2008.

Cục dự trữ liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất mục tiêu từ 5,25% xuống còn 0% -

0, 25%, nhiều nước Châu Âu cũng cắt giảm lãi suất để thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ bơm tiền ra lưu thông.

Hình 1.11: Chính sách tài khoá mở rộng trong điều kiện tỷ giá thả nổi và vận động vốn ở mức thấp

Nguồn: Mô hình tài chính quốc tế [13,131]

Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23/1/2009 thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất 4%/năm tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hộ sản xuất giảm chi phí vay vốn, giảm giá thành sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sang năm 2009, các NHTM niêm yết tỷ giá mua bằng tỷ giá bán, sát mức trần được phép vì tỷ giá thị trường tự do tăng mạnh. NHNN đã điều chỉnh biên độ tỷ giá từ ±3% lên ±5% từ ngày 24/03/2009 đồng thời hỗ trợ cung cầu ngoại tệ tạo thanh khoản trên thị trường, điều chỉnh tăng tỷ giá BQLNH lên mức 17.941VND/1USD, duy trì lãi suất VND hợp lý. Từ ngày 1/6/2009 giảm lãi suất USD xuống thấp từ 3- 3,5%/năm. NHNN chủ yếu sử dụng biện pháp tăng tỷ giá niêm yết, giảm biên độ dao động khi tình hình ngoại tệ căng thẳng, NHNN chủ động điều chỉnh biên độ mà không thông báo trước.

Năm 2010, NHNN điều chỉnh tỷ giá mua - bán ngoại tệ của các TCTD tăng 5,52%; thực hiện các biện pháp ổn định thị trường ngoại tệ, như kết hối ngoại tệ đối với 7 tập đoàn, tổng công ty nhà nước, quy định trần lãi suất tiền gửi USD của tổ chức kinh tế bằng 1%/năm, bán ngoại tệ cho nhập khẩu mặt hàng thiết yếu, chỉ đạo các TCTD hạn chế cho vay nhập khẩu mặt hàng không thiết yếu và không khuyến khích. Tín dụng ngoại tệ năm 2010 tăng nhanh hơn năm 2009, do nguyên nhân chủ yếu là chênh lệch lãi suất giữa VND với USD và mở rộng đối tượng cho vay ngoại tệ. Xu hướng này ngược với năm 2009 khi mà thực hiện chính sách hỗ trợ 4%/năm lãi suất vay vốn ngân hàng làm cho dư nợ tín dụng bằng VND tăng mạnh (43,5%). Năm 2010 huy động vốn VND tăng với tốc độ gần bằng năm 2009, tuy nhiên vốn huy động bằng ngoại tệ tăng rất chậm.

Năm 2010 tỷ giá niêm yết vẫn sát trần biên độ của tỷ giá chính thức trong hầu hết các tháng trong năm và khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do tăng cao vào cuối năm 2010. Ngày 11/02/2010, NHNN tăng tỷ giá chính thức USD/VND từ 17.941 lên 18.544, thực hiện các biện pháp hành chính nhằm giảm áp lực lên thị trường ngoại hối như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ, mở rộng đối tượng cho vay ngoại tệ, chấm dứt việc giao dịch vàng trên các tài khoản ở nước ngoài của các NHTM và các tổ chức tín dụng, đóng cửa các sàn vàng, và tăng lãi suất cơ bản lên 8%/năm. Kiều hối và các khoản

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao vai trò của tỷ giá hối đoái trong quá trình hội nhập đối với nền kinh tế tại Việt Nam (Trang 102 - 115)