1.5.1.1.Kinh nghiệm của Trung Quốc: Hình 1.16. Diễn biến NEER và REER của đồng Nhân dân tệ

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao vai trò của tỷ giá hối đoái trong quá trình hội nhập đối với nền kinh tế tại Việt Nam (Trang 78 - 79)

Trung Quốc thực hiện 1 loại tỷ giá thống nhất của đồng CNY với các ngoại tệ nước ngoài, đồng CNY từ tỷ giá chính thức 5,86 CNY/1USD sang tỷ giá thị trường tự do là 7,6 CNY/1USD. Từ năm 1997 đến 21/7/2005, đồng nhân dân tệ neo cố định với đôla Mỹ 8,28 CNY/USD. Trung Quốc thực hiện giảm giá đồng tiền so với giá trị thực của đồng bản tệ để thu hút ngoại tệ các nước thông qua hoạt động xuất khẩu. Dưới sức ép của Mỹ và các đối tác thương mại lớn, từ tháng 7/2005 Trung Quốc phải điều chỉnh tỷ giá. Đây là bước cải cách to lớn của Trung Quốc trong việc chuyển sang nền kinh tế thị trường, chuyển sang chế độ thả nổi, neo tỷ giá theo một rổ tiền tệ với biên độ dao động tỷ giá 2%/năm (Band) và biên độ dao động hàng ngày 0,06% (Crawl). Đây là dạng của chế độ tỷ giá dựa vào rổ tiền tệ với biên độ dao động được điều chỉnh định kỳ BBC (Basket, Band and Crawl Regime). Chính sách kết hối kéo dài 13 năm (từ 1994 - 2007), tỷ giá danh nghĩa của đồng CNY tăng mạnh, chủ yếu phá giá theo giá trị đồng USD. Tháng 7/2005 nâng giá đồng CNY lên 2%, từ 8,28CNY/1USD lên 8,11CNY/1USD, gắn đồng CNY vào rổ bao gồm 10 đồng tiền của đối tác thương mại. Tháng 7/2008, đồng CNY tăng giá, duy trì tỷ giá cố định 6,83CNY/1USD và trở lại gắn đồng CNY vào USD. Đến 22/6/2010, tiếp tục nâng giá đồng CNY từ 6,83CNY/1USD lên 6,79CNY/1USD.

Hình 1.16. Diễn biến NEER và REER của đồng Nhân dân tệ

120 ■ ~ no ■

Hình 1.11: Chính sách tài khoá mở rộng trong điều kiện tỷ giá thả nổi và vận động vốn ở mức thấp

Nguồn: Mô hình tài chính quốc tế [13,131]

Trung Quốc đã thực hiện thành công việc cải cách tỷ giá với phí tổn thấp, ít có phản ứng phụ bất lợi cho nền kinh tế, duy trì đồng tiền yếu kết hợp kiểm soát lạm phát, nên tỷ giá thực CNY vẫn trên mức 100 tức định giá thực thấp nhằm hỗ trợ xuất khẩu, thặng dư cán cân thương mại bổ sung dự trữ ngoại hối đáng kể (Hình 1.16). Với chính sách tỷ giá nhạy bén, nhằm đảm bảo cung ứng ngoại tệ được duy trì thường xuyên, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.

Trung Quốc là quốc gia có chính sách kiểm soát tỷ giá hối đoái khá nghiêm ngặt khi có những biến động bất lợi cho nền kinh tế. Trung Quốc đang phấn đấu để đồng CNY có thể trở thành đồng tiền chuyển đổi tự do, và kiên quyết không phá giá mạnh đồng tiền mà chỉ điều chỉnh dần theo lộ trình. Trung Quốc duy trì chính sách tỷ giá mềm dẻo kết hợp phá giá vào những thời điểm cần thiết, kết hợp cải cách chế độ quản lý ngoại hối đã làm mức dự trữ ngoại tệ tăng lên vào bậc nhất trên thế giới.

Việc tìm kiếm một cơ chế tỷ giá hối đoái thích hợp, cũng như việc thực hiện điều chỉnh tỷ giá trước hết cần phải tính đến nhửng đặc điểm có tính quyết định của nền kinh tế như nhịp độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, cán cân thương mại, cân bằng đối nội và đối ngoại.

- Trung Quốc đã phối hợp hiệu quả giữa cải cách tỷ giá hối đoái và cải cách thương mại, đặc biệt trong điều kiện mở cửa và hội nhập quốc tế.

- Chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt cho phép mức tỷ giá danh nghĩa dao động trước các cú sốc lạm phát, đảm bảo lợi ích cho nhà xuất khẩu.

- Việc giảm giá đồng Nhân dân tệ phải thực hiện từng bước và thận trọng.

- Kiên quyết cải cách hệ thống tài chính-tiền tệ sao cho không gây xáo trộn kinh tế - xã hội.

1.5.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc:

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao vai trò của tỷ giá hối đoái trong quá trình hội nhập đối với nền kinh tế tại Việt Nam (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w