ngoại hối sau khủng hoảng tiền tệ năm 1997, hạn chế tối đa lượng ngoại tệ mang ra nước ngoài, khôi phục tính độc lập của đồng Ringgit (MYR), thực hiện chế độ TGHĐ cố định, ấn định tỷ giá ở mức 3,8 MYR/USD, tránh việc gia tăng lãi suất nhằm giảm chi phí vay vốn, gia tăng mạnh xuất khẩu, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng khu vực.
Chế độ TGHĐ cố định và kiểm soát ngoại hối đã giúp Malaysia giảm lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 6,5% hàng năm và dự trữ ngoại tệ, cán cân vãng lai luôn thặng dư, củng cố lòng tin vào sự phục hồi kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài. 1.5.1.4. Kinh nghiệm của Thái Lan:
Trước khủng hoảng tiền tệ 1997 - 1998, Thái Lan duy trì chế độ TGHĐ cố định, neo đồng Baht vào rổ đồng tiền của các đối tác thương mại nhưng chủ yếu là USD với 80% giá trị, tỷ giá thực xấp xỉ 100 nhưng cán cân thương mại vẫn thâm hụt do chất lượng hàng hoá xuất khẩu. Nạn đầu cơ tiền tệ năm 1996 - 1997, buộc NHTW Thái Lan phải can thiệp gây cạn kiệt dự trữ ngoại hối. Các tổ chức tài chính trong nước vay ngắn hạn nước ngoài để đầu tư bất động sản dài hạn, buộc chính phủ phải phá giá ngày 2/7/1997, tỷ giá USD/Baht từ 25,61 lên 47,25. Sau khủng hoảng chuyển sang chế độ TGHĐ thả nổi có điều tiết không được thông báo trước, chuyển hướng chính sách tiền tệ theo cơ chế lạm phát mục tiêu từ năm 2000. Thái Lan thực hiện phá giá mạnh đồng Baht (40%) để hướng về xuất khẩu, hỗ trợ ngành công nghiệp chế tạo. Năm 1996 giá các mặt hàng xuất khẩu bị suy giảm làm tài khoản vãng lai bị thâm hụt 7,9%GDP; cán cân
Hình 1.11: Chính sách tài khoá mở rộng trong điều kiện tỷ giá thả nổi và vận động vốn ở mức thấp
Nguồn: Mô hình tài chính quốc tế [13,131]
thương mại từ thâm hụt -1,5 tỷ USD (đầu năm 1997) đã chuyển sang thặng dư hơn 1 tỷ USD (năm 1998). Sau phá giá chính phủ có biện pháp thích hợp để loại bỏ khả năng giảm giá kéo dài của nội tệ, củng cố các nhân tố thị trường giúp tỷ giá duy trì ở mức ổn định.
Từ năm 2001 - 2007 tỷ giá danh nghĩa của đồng Baht Thái so với USD giảm nhưng tỷ giá thực REER tăng nên đồng Baht lên giá thực (Hình 1.17), do USD liên tục giảm giá nên chính phủ thực hiện tăng giá nội tệ so với USD làm ảnh hưởng thặng dư thương mại giảm và thâm hụt vào năm 2005 -2006. NHTW Thái Lan phải thực hiện mua giao ngay đồng USD, mua lại trên thị trường thứ cấp, phát hành trái phiếu của NHTW, hoán đổi tiền tệ. Việc can thiệp linh hoạt đã ngăn đà tăng giá của đồng Baht và cải thiện được cán cân thương mại trở lại thặng dư 2.000 tỷ USD.
Hình 1.17. Diễn biến tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực của Thái Lan
Nguồn: Bank of Thailand.com[110] Sang năm 2008 do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đồng Baht tăng giá nhẹ đến cuối năm 2009.
NHTW Thái Lan đã nhận thấy việc can thiệp vào tỷ giá chỉ có hiệu quả đối với biến động do cơn sốc ngắn hạn, nên việc điều chỉnh tỷ giá phụ thuộc vào tính chất của từng cú sốc kinh tế.
Tóm lại, cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997 - 1998 đã buộc các nước chịu ảnh hưởng ở Châu Á từ bỏ việc cố định TGHĐ một thời gian quá dài và phải phá giá nội tệ (ngoại trừ Malaysia). Việc lựa chọn chế độ TGHĐ phụ thuộc vào điều kiện và trình độ
Hình 1.9: Chính sách tài khoá mở rộng trong điều kiện tỷ giá thả nổi và vận động vốn hoàn hảo
phát triển, vào mội trường kinh tế chính trị xã hội của mỗi nước mà không có khuôn mẫu chung cho tất cả các nước.
1.5.2. Bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ tại Mêhicô và Thái Lan.
1.5.2.1. Nguyên nhân của 2 cuộc khủng hoảng: