2.1.2.Giai đoạn từ khủng hoảng tài chính Đông Na mÁ đến nay 2.1.2.1.Chế độ tỷ giá cố định với biên độ dao động giai đoạn (7/199 7- 26/02/1999):

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao vai trò của tỷ giá hối đoái trong quá trình hội nhập đối với nền kinh tế tại Việt Nam (Trang 99 - 103)

Á, điểm xuất phát là Thái Lan, sau đó lan nhanh khắp khu vực và có tầm ảnh hưởng rộng khắp trên phạm vi thế giới, Việt Nam cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Xét trên góc độ vĩ mô, nền kinh tế Việt Nam phải đối đầu với những cơn sốc

Hình 1.9: Chính sách tài khoá mở rộng trong điều kiện tỷ giá thả nổi và vận động vốn hoàn hảo

rộng khắp trong các lĩnh vực như tài chính - ngân hàng; ngoại thương; đầu tư; chính sách tài khoá; tăng trưởng kinh tế, dự trữ ngoại tệ và nợ nước ngoài. Mặt khác, những hạn chế của chính sách tỷ giá hối đoái thời kỳ từ năm 1993-1997 đã trở nên trầm trọng khi cuộc khủng hoảng xảy ra và đặt chúng ta trước những vấn đề nan giải cấp bách trong việc lựa chọn, điều chỉnh chính sách tỷ giá hối đoái. Cuộc khủng hoảng đã làm cho một loạt đồng tiền của các nước trong khu vực như: đồng Won (Hàn Quốc), đồng Baht (Thái Lan), đồng Rupiah ( Indonesia), đồng Ringgit (Malaysia) giảm giá mạnh so với đồng USD. Điều này vô hình trung làm cho VND bị định giá cao hơn thực tế so với các đồng tiền của các nước trong khu vực. Nếu trong giai đoạn từ cuối năm 1992 đến tháng 7/1997 chỉ có một lần duy nhất điều chỉnh biên độ giao dịch từ ± 1% lên ± 5% vào ngày 27/02/1997, thì từ tháng 7/1997 đến đầu năm 1999 NHNN đã nhiều lần thay đổi biên độ (khoảng 10 lần).

NHNN công bố tỷ giá chính thức và biên độ nhưng liên tục được điều chỉnh để phản ánh và điều tiết tỷ giá thị trường. Trong giai đoạn này nhu cầu mua ngoại tệ luôn lớn hơn nhu cầu bán ngoại tệ và hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng có lúc bị ngừng trệ. Cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á gây ảnh hưởng tâm lý xã hội, đẩy tỷ giá thị trường tự do tăng mạnh.

Chính phủ đã triển khai các giải pháp mạnh trong điều hành chính sách tiền tệ như cung ứng tiền cho mở rộng tín dụng, xây dựng cơ bản, thu mua lúa tạm trữ chờ xuất khẩu, cấp vốn lưu động cho các doanh nghiệp nhà nước. Ngày 14/02/1998, Chính phủ ban hành quyết định 37/1998/QĐ - TTg “ Về một số biện pháp quản lý ngoại tệ ” nhằm kiểm soát hoạt động ngoại tệ trên khắp lãnh thổ Việt Nam, quy định các tổ chức có nguồn thu ngoại tệ từ bán hàng hóa và dịch vụ phải chuyển ngay vào tài khoản ngoại tệ của mình ở các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ và phải bán hết số dư ngoại tệ còn lại sau khi đã trừ các nhu cầu chi ngoại tệ hợp lý. Chính phủ khẳng định quyền và kiểm soát duy nhất của Nhà nước đối với mọi nguồn ngoại tệ lưu hành trên thị trường cũng như việc chu chuyển ngoại tệ của nền kinh tế trên lãnh thổ Việt Nam. Đi đôi với việc triển khai QĐ 37, các cơ quan chức năng đã ra quân một cách đồng bộ, xử lý một cách kiên quyết các sai phạm đã làm nhu cầu tăng giả tạo ngoại tệ giảm hẳn.

Hình 1.11: Chính sách tài khoá mở rộng trong điều kiện tỷ giá thả nổi và vận động vốn ở mức thấp

Nguồn: Mô hình tài chính quốc tế [13,131]

“Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái”. Với sự xuất hiện của quy chế này, hoạt động kinh doanh ngoại hối đã có được những cơ sở pháp lý cần thiết.

Sau hàng loạt các biện pháp kiểm soát tỷ giá, giảm lãi suất tiền gửi ngoại tệ, kiểm tra trạng thái ngoại hối tại các ngân hàng, ngày 30/9/1998, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định 173 và NHNN đã có thông tư 08 hướng dẫn thực hiện nhằm giải tỏa tình trạng găm giữ ngoại tệ một cách mạnh mẽ hơn, giúp nền kinh tế có thể điều hòa cung cầu ngoại tệ thông qua việc mua bán bình thường. Có thể khẳng định QĐ 173 của Thủ tướng chính phủ về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ là hoàn toàn đúng đắn. Nó giúp việc điều hòa cung cầu ngoại tệ trong nền kinh tế giữa các tổ chức có ngoại tệ nhưng chưa hoặc không có nhu cầu sử dụng, trong khi đó các tổ chức khác có nhu cầu thanh toán nhưng lại không có ngoại tệ. Biện pháp này còn giúp cho nền kinh tế sử dụng nguồn vốn ngoại tệ năng động hơn, thay vì tập trung đóng băng ở một vài đơn vị; góp phần xóa bỏ đầu cơ, găm giữ ngoại tệ chờ hưởng chênh lệch giá. Đây cũng là biện pháp bình thường, trở thành thông lệ đối với các nước có lượng dự trữ ngoại hối tính trên đầu người thấp hoặc đối với các nước có đồng bản tệ chưa trở thành đồng tiền chuyển đổi; quan hệ cung cầu ngoại tệ còn mất cân đối.

Những biện pháp đồng bộ đã làm hạ nhiệt nhanh chóng cơn sốt tỷ giá ngoại tệ. Giá USD ở thị trường tự do giảm hơn. Tỷ giá thị trường tự do, thị trường có tổ chức (ngân hàng, thị trường liên ngân hàng) đã sát lại gần nhau, mức chênh lệch không đáng kể.

Chính phủ và NHNN đã đưa ra hàng loạt giải pháp kinh tế để điều hành chính sách tiền tệ như: điều chỉnh lãi suất cho vay ngắn hạn khu vực thành thị từ 1% lên 1,2%/tháng bằng trần lãi suất khu vực nông thôn; nâng trần lãi suất cho vay trung d ài hạn từ 1,1% lên 1,25%/tháng, tạo biên độ rộng hơn để các ngân hàng thương mại thu hút vốn. NHNN đồng thời điều chỉnh giảm trần lãi suất ngoại tệ của các tổ chức kinh tế nhằm hạn chế, triệt tiêu tình trạng găm giữ USD trên tài khoản của một số doanh nghiệp và QĐ 37, cũng không buộc dân chúng có ngoại tệ phải bán cho ngân hàng nên đã tránh được xáo động không cần thiết đã được người dân đồng tình.

NHNN cũng đã điều chỉnh tỷ giá USD/VND chính thức từ 11.175 lên 11.800, đã làm tỷ giá mua bán của thị trường có tổ chức gần sát với thị trường tự do, khoảng cách về tỷ giá triệt tiêu. Ngân hàng có lợi vì mua được, bán được ngoại tệ; các doanh nghiệp và dân chúng

Hình 1.9: Chính sách tài khoá mở rộng trong điều kiện tỷ giá thả nổi và vận động vốn hoàn hảo

có lợi vì bán được ngoại tệ với tỷ giá thực, không bị ép giá; Nhà nước có điều kiện thu hút ngoại tệ từ bên ngoài bổ sung cho nhu cầu dự trữ. NHNN cũng đã quy định giới hạn mua bán ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi đối với các ngân hàng thương mại được phép kinh doanh ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi (28 ngân hàng) nhằm đảm bảo hạn chế rũi ro cho các doanh nghiệp và ngân hàng khi có biến động tỷ giá .

Nhìn chung, việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái của NHNN sau khi cuộc khủng hoảng nổ ra là hợp lý. Nhưng có thể đây mới chỉ là những biện pháp cấp bách mang tính chất đối phó để giải quyết những vấn đề bức xúc trước mắt về tỷ giá hối đoái nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc hoạch định chiến lược lâu dài, ổn định đối với vấn đề tỷ giá hối đoái.

2.1.2.2. Chế độ tỷ giá linh hoạt từ 26/2/1999 đến nay. - Giai đoạn từ 26/2/1999 đến 2002:

Giai đoạn này NHNN công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng; thực hiện mở rộng quyền giao dịch ngoại tệ, từng bước thực hiện tự do hóa các giao dịch trên tài khoản vãng lai và tài khoản vốn thích ứng với yêu cầu hội nhập.

Ngày 26/2/1999, NHNN thay đổi cách công bố tỷ giá phù hợp với yêu cầu thị trường thông qua hai quyết định số 64/1999/QĐ-NHNN về việc công bố tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam so với ngoại tệ. Hàng ngày NHNN công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của đồng Việt Nam với đồng đôla Mỹ thay cho việc công bố tỷ giá chính thức. Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN về việc quy định nguyên tắc xác định tỷ giá mua bán giao ngay của đồng Việt Nam đối với đôla Mỹ tối đa không vượt quá biên độ ±0,1% do NHNN quy định so với tỷ giá NHNN công bố hàng ngày. Có thể nói, các biện pháp tổng hợp này đã phát huy hiệu quả tích cực và có thể rút ra bài học kinh nghiệm: Chỉ có thể can thiệp vào hoạt động kinh tế bằng những biện pháp kinh tế có tính toán đến lợi ích nhiều chiều, thỏa đáng cho mỗi bên.

Năm 1999 NHNN thực hiện giảm lãi suất cho vay VND để kích cầu ở mức 10,2%/năm, nhưng lãi suất tiền gửi USD kỳ hạn 3 tháng trở xuống cao hơn lãi suất tiền gửi VND đã thu hút một lượng lớn USD vào ngân hàng, và tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia, cải thiện cán cân thương mại, cán cân vãng lai. Ngày 5/8/2000, NHNN điều hành lãi suất VND

Hình 1.11: Chính sách tài khoá mở rộng trong điều kiện tỷ giá thả nổi và vận động vốn ở mức thấp

Nguồn: Mô hình tài chính quốc tế [13,131]

thông qua lãi suất cơ bản, lãi suất cho vay USD dựa trên lãi suất Sibor kỳ hạn 3 tháng. Sang năm 2001, NHNN thực hiện cắt giảm lãi suất cơ bản VND từ 8,7%/ năm (tháng 3/2001) xuống 7,2%/năm (tháng 10/2001), lãi suất tiền gửi ngoại tệ không thay đổi nhưng tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 8% lên 15%. Ngày 1/6/2001 NHNN thực hiện tự do hoá lãi suất cho vay ngoại tệ theo sát lãi suất thị trường quốc tế. Do những hạn chế của cơ chế tỷ giá con rắn tiền tệ trong một biên độ rộng (crawling band), NHNN đã có những bước điều chỉnh căn bản trong tỷ giá. Đây là một sự thay đổi về cơ chế tỷ giá cho phù hợp với quy luật thị trường. Việc chuyển đổi sang cơ chế điều hành tỷ giá mới, tỷ giá biến động theo chênh lệch lãi suất giữa USD - VND và theo xu hướng tăng cùng với biện pháp quản lý ngoại hối ngày càng thông thoáng đã đem lại những bước phát triển đáng được ghi nhận trong các chỉ báo tiền tệ. Trong khoảng thời gian này, tỷ giá danh nghĩa thực sự đã được điều chỉnh khá sát theo chênh lệch lạm phát trong nước và thế giới. Đây là bước tiến đáng ghi nhận trong điều hành tỷ giá.

- Giai đoạn từ 2002-2006:

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao vai trò của tỷ giá hối đoái trong quá trình hội nhập đối với nền kinh tế tại Việt Nam (Trang 99 - 103)