1.5.3.1.Các bài học cụ thể về CSTG của từng nước: 1.5.3.2.Bài học khái quát về CSTG của các nước đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao vai trò của tỷ giá hối đoái trong quá trình hội nhập đối với nền kinh tế tại Việt Nam (Trang 85 - 88)

bằng cán cân thương mại. Do đó Trung Quốc theo đuổi chính sách tăng trưởng vừa phải, thắt chặt cung tiền vừa phải và ổn định tỷ giá hối đoái thực đồng thời phát triển thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán.

- Hàn Quốc:Mục tiêu chính sách kinh tế của Hàn Quốc là hướng về xuất khẩu, Hàn Quốc đã thực hiện chế độ tỷ giá linh hoạt, phá giá nội tệ để giảm thâm hụt thương mại, gắn đồng bản tệ với một giỏ ngoại tệ.

- Malaysia: Mục tiêu chính sách kinh tế của Malaysia là khôi phục tính độc lập của đồng MYR và thu hút đầu tư nước ngoài. Chế độ tỷ giá cố định đi kèm với biện pháp kiểm soát ngoại hối đã phục hồi mạnh mẽ nền kinh tế sau khi lâm vào suy thoái, thu hút đáng kể vốn đầu tư nước ngoài.

- Thái Lan: Mục tiêu chính sách kinh tế của Thái Lan là theo đuổi chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Thái Lan đã thực hiện tỷ giá hối đoái cố định, lãi suất trong nước phụ thuộc vào lãi suất thế giới. Tuy nhiên vì chính sách tỷ giá còn nhiều hạn chế nên sau khủng hoảng tiền tệ Thái Lan thực hiện chấn chỉnh hệ thống ngân hàng, phát triển thị trường mở và thị trường chứng khoán, chuyển sang chế độ TGHĐ thả nổi có điều tiết không được thông báo trước.

Đây là bài học để những nước đi sau tránh những thiệt hại có thể xảy ra do mặt trái của quá trình hội nhập quốc tế mang lại.

1.5.3.2. Bài học khái quát về CSTG của các nước đối với Việt Nam.

- Tuỳ thuộc điều kiện cụ thể và độ tự do hoá tài chính, tự do hoá thương mại, năng lực kinh tế của mỗi nước mà lựa chọn chế độ TGHĐ thích hợp, điều hành một cách linh hoạt, đồng bộ và phối hợp chặt chẽ các chính sách kinh tế vĩ mô, hỗ trợ và bổ sung lẫn nhau nhằm đạt tới sự cân bằng trong ngắn hạn cũng như hạn chế tác động bất

Hình 1.9: Chính sách tài khoá mở rộng trong điều kiện tỷ giá thả nổi và vận động vốn hoàn hảo

lợi trong dài hạn; nếu tỷ giá thay đổi không đi liền với thay đổi chính sách thương mại thì không phát huy hiệu quả của chính sách. Trong chiến lược phát triển kinh tế cũng như điều hành vĩ mô, cần duy trì một thế cân bằng tương đối giữa các mục tiêu như: sản phẩm, tăng trưởng, tỷ giá hối đoái, lãi suất, ngân sách, cán cân thương mại nói riêng và cán cân thanh toán nói chung. Một quốc gia có thể thay đổi chế độ TGHĐ tuỳ từng thời kỳ phát triển kinh tế, không thể áp dụng rập khuôn của quốc gia khác.

- Điều chỉnh tỷ giá linh hoạt hợp lý sát với thị trường dựa trên quan hệ cung cầu có sự điều chỉnh của nhà nước theo từng giai đoạn phát triển kinh tế, chọn thời điểm và mức điều chỉnh phù hợp khi cán cân thanh toán thâm hụt. Thay đổi tỷ giá theo hướng giảm giá thực đồng tiền đáng kể như Trung Quốc (1994), Thái Lan (1997) là điều kiện để thay đổi chính sách thương mại bởi vì tỷ giá thực quyết định năng lực cạnh tranh quốc tế về giá cả thông qua điều chỉnh tỷ giá hay kiểm soát lạm phát. Tỷ giá linh hoạt là nhân tố ổn định hoá tự động giúp điều chỉnh áp lực tăng hoặc giảm giá và đưa ra được tỷ giá cân bằng.

Kinh nghiệm của Thái Lan, Hàn Quốc v.v.. .cho thấy tác động tích cực của cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt. Nền kinh tế Việt Nam có nhiều nét giống Thái Lan trước năm 1997 như cán cân thương mại thâm hụt và được bù đắp bằng thặng dư cán cân vốn; Thái Lan đã quyết định điều chỉnh linh hoạt tỷ giá để vượt qua khủng hoảng tiền tệ. Việt Nam đã học tập kinh nghiệm các nước trong việc áp dụng cơ chế tỷ giá linh hoạt phù hợp với quốc gia nhỏ đang hội nhập quốc tế và có độ mở thương mại cao. Bên cạnh đó Việt Nam đang cố gắng chuyển hướng từ xuất khẩu sản phẩm thô sang xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao; thực hiện đổi mới công nghệ và năng lực sản xuất để đa dạng sản phẩm xuất khẩu.

- Gắn liền các biện pháp can thiệp của chính phủ với điều hành TGHĐ dựa trên quan hệ cung cầu ngoại tệ; không thể dựa hẳn vào quy luật thị trường hay sử dụng quá nhiều biện pháp hành chánh. Phá giá trong điều kiện cho phép góp phần cải thiện cán cân thương mại; phải có nghệ thuật lựa chọn thời điểm và mức độ phá giá.

Để thực hiện kế hoạch mở cửa kinh tế đối ngoại, đồng thời tạo điều kiện cải thiện cán cân thương mại, Trung Quốc đã đưa tỷ giá chính thức lên ngang bằng với tỷ

Hình 1.11: Chính sách tài khoá mở rộng trong điều kiện tỷ giá thả nổi và vận động vốn ở mức thấp

Nguồn: Mô hình tài chính quốc tế [13,131]

giá thị trường. Việc điều chỉnh thống nhất hai loại tỷ giá được thực hiện từ ngày 01/01/1994. Trung quốc đã cho đồng nhân dân tệ phá giá tới 35%, tỷ giá chính thức được điều chỉnh từ mức 5,7 CNY/USD lên 8,7 CNY/USD. Kèm theo đó là các quy định các doanh nghiệp thực hiện chế độ kết hối ngoại tệ 100%, các doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ thanh toán hàng nhập khẩu được mua ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại. Riêng các giao dịch phi thương mại không được phép mua ngoại tệ của các ngân hàng.

- Mở cửa thị trường vốn không đồng nghĩa với việc buông lỏng, mất kiểm soát các dòng vốn chảy vào trong nước, tự do hoá trên tài khoản vốn nên được tiến hành thận trọng và phối hợp theo đúng trình tự, phải quan tâm đến việc duy trì một tỷ lệ hợp lý về các mối quan hệ tỷ lệ sau:

+ Giữa vốn trong nước và vốn vay nước ngoài.

+ Giữa vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong gọi vốn từ nước ngoài. + Giữa thời hạn vay vốn nước ngoài và đối tượng được đầu tư.

Mức độ tự do hóa chế độ quản lý ngoại hối sẽ phụ thuộc vào khả năng chống đỡ những cú sốc của nền kinh tế từ bên ngoài. Việt Nam cần tiếp tục duy trì kiểm soát chặt chẽ việc chuyển vốn ngoại tệ ra khỏi lãnh thổ mình đặc biệt là nguồn vốn ngắn hạn.

- Xử lý tỷ giá phải được đặt trong mối quan hệ với lãi suất, dự trữ ngoại tệ, cán cân thương mại, thâm hụt ngân sách; luôn phải cân nhắc tới lý thuyết bộ ba bất khả thi. Phải xác định nguyên nhân dẫn đến biến động bất lợi trong lạm phát và tỷ giá để NHTW quyết định có nên can thiệp hay không.

- Đảm bảo sự độc lập nhất định giữa NHTW với Chính phủ trong việc ra quyết định và điều hành chính sách tiền tệ. Thông qua dự báo về kinh tế, NHTW kiến nghị các biện pháp với Hội đồng chính sách tiền tệ quốc gia và thường xuyên công bố thông tin minh bạch rõ ràng về định hướng chính sách.

Xây dựng một hệ thống tài chính - ngân hàng đủ mạnh, có kinh nghiệm trong việc điều chỉnh chính sách tài chính tiền tệ. Nhằm đổi mới bộ phận tài chính yếu kém, một quốc gia đang phát triển cần cải thiện hạ tầng tài chính, kênh thông tin, hoàn thiện khả năng thanh toán của hệ thống tài chính trong nước.

Hình 1.9: Chính sách tài khoá mở rộng trong điều kiện tỷ giá thả nổi và vận động vốn hoàn hảo

kiện học hỏi kinh nghiệm của các nước láng giềng trong điều tiết tỷ giá và kiểm soát lạm phát nhằm điều chỉnh tỷ giá thực hiệu quả.

NHNN Việt Nam đã sử dụng các biện pháp như: điều chỉnh giảm lãi suất ngoại tệ, nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng nhằm hạn chế tăng trưởng tín dụng ngoại tệ và thúc đẩy tăng cung ngoại tệ giúp bình ổn thị trường. Sử dụng biện pháp cứng rắn, quyết liệt xử phạt các giao dịch mua bán ngoại tệ trái phép với sự phối hợp giữa Ngân hàng nhà nước và Bộ công an.

Tăng dự trữ ngoại hối thông qua việc mua ngoại tệ trên thị trường hối đoái khi nguồn cung ngoại tệ dồi dào. Thông tin công khai và nhất quán trong điều hành tỷ giá vào 2 năm gần đây, giúp tạo niềm tin trong dân chúng và các nhà đầu tư trong, ngoài nước góp phần ổn định thị trường ngoại hối.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao vai trò của tỷ giá hối đoái trong quá trình hội nhập đối với nền kinh tế tại Việt Nam (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w