Hình 2.3.Dự trữ ngoại hối từ 1995 - 2011 Dự trữ ngoại hối (Triệu USD)

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao vai trò của tỷ giá hối đoái trong quá trình hội nhập đối với nền kinh tế tại Việt Nam (Trang 115 - 119)

doanh nghiệp, cấp giấy phép mua, mang, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài của cá nhân.

Năm 2003, thực hiện giảm tỷ lệ kết hối từ 30% xuống 0%, tạo điều kiện chủ động kinh doanh cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Ngày 8/12/2004 Thống đốc NHNN ban hành Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN về điều chỉnh giao dịch hối đoái của các TCTD nhằm mở rộng quyền giao dịch ngoại tệ, quy định chính thức nghiệp vụ Option, cung cấp thêm cho thị trường một công cụ phòng ngừa rủi ro. NHNN đã ban hành các quy chế thanh toán trao đổi hàng hóa tại biên giới, quy định cụ thể về giao dịch hối đoái giữa NHTM và khách hàng phù hợp thông lệ quốc tế. Ban hành Pháp lệnh quản lý ngoại hối có hiệu lực từ 1/6/2006 thúc đẩy sự phát triển của thị trường ngoại hối, góp phần tăng dự trữ ngoại hối quốc gia.(Hình 2.2)

Hình 2.3.Dự trữ ngoại hối từ 1995 - 2011

Đơn vị tính: triệu USD

Dự trữ ngoại hối (Triệu USD)

Q =) 25000 -T <!■ 20000 - H 15000 - 10000 - 5000 - 0 - Nguồn

Quỹ tiền tệ quốc tế IMF [90] Tuy nhiên so với giai đoạn trước, nhịp độ tăng trưởng kinh

tế trong giai đoạn này có phần chậm lại. Mặt khác cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông Á 1997 và khủng hoảng toàn cầu năm 2007 kéo theo sự mất giá các đồng tiền tạo áp lực phải điều chỉnh tỷ giá giữa USD và đồng Việt Nam. Việc quản lý ngoại hối ngày càng khó khăn, lượng giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng giảm sút, nhu cầu mua ngoại tệ luôn cao hơn nhu cầu bán của ngân hàng và có lúc hầu như ngưng

trệ. Ngày 24/12/2007 NHNN ban hành quyết định 3039/QĐ-NHNN ban hành quy định về giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. TGHĐ công bố của ngân hàng luôn ở mức trần cho phép, nhận thức được điều này nên từ 1/7/2002 cho đến nay, NHNN đã nới rộng biên độ giao dịch mười lần từ mức ± 0,1% lên ± 1% vào ngày 11/02/2011, ban hành thêm các quy chế mới về nghiệp vụ mua bán ngoại tệ ở các đại lý thu đổi.

Ở nước ta hiện nay hình thành 3 thị trường giao dịch ngoại hối: thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường mua bán ngoại tệ giữa TCTD với khách hàng và thị trường tự do.

-Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng: là nơi các định chế tài chính kinh doanh

ngoại tệ nhằm thoả mãn nhu cầu tiền tệ của khách hàng, cân bằng trạng thái ngoại hối của mình mà còn là nơi NHNN can thiệp có hiệu quả vào tỷ giá. Tuy nhiên hoạt động thị trường này vẫn còn nhiều khiếm khuyết; đó là sự mất cân xứng giữa lệnh mua và bán ngoại tệ; số lượng giao dịch ít, các nghiệp vụ phái sinh chưa sử dụng phổ biến. Điều này mang lại hậu quả tất yếu là thị trường không phản ánh đúng cung cầu ngoại tệ trong nền kinh tế tạo điều kiện cho thị trường tự do phát triển mạnh. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thường xuyên bị mất cân đối. Tùy theo từng giai đoạn, lúc thừa ngoại tệ các thành viên đều đặt lệnh bán (1994-1995), lúc căng ngoại tệ ai cũng đặt lệnh mua (1997-1998), (2008-2010). NHNN chưa điều tiết sự mất cân xứng trong giao dịch như mong đợi. Do cầu ngoại tệ hợp lý không được thỏa mãn, làm các thành viên mất niềm tin vào thị trường. Hậu quả khi có nhu cầu họ tự giao dịch trực tiếp với nhau, không qua thị trường liên ngân hàng.

-Thị trường mua bán ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại

tệ với khách hàng chủ yếu diễn ra với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tỷ giá mua bán trên thị trường này dựa trên cơ sở của tỷ giá thị trường liên ngân hàng cộng với biên độ được phép nên cũng kém linh hoạt và không theo sát thị trường tự do nhất là trong những giai đoạn căng thẳng ngoại tệ.

-Thị trường tự do: diễn ra giữa các cá nhân với nhau, hay cá nhân với doanh

tư nhân rất linh hoạt, thậm chí thay đổi vài lần trong ngày. Mặc dù khối lượng ngoại tệ giao dịch trên thị trường tự do không lớn bằng thị trường chính thức nhưng tỷ giá của nó phản ánh đúng cung cầu thị trường, gây sức ép lên tỷ giá giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng với khách hàng.

Việc quản lý các đại lý thu đổi ngoại tệ còn lỏng lẻo, sự chênh lệch lớn giữa tỷ giá hối đoái ở thị trường chính thức và thị trường chợ đen đã dẫn đến việc các đại lý lợi dụng danh nghĩa của Nhà nước để buôn bán trục lợi, các ngân hàng không thu mua được lượng ngoại tệ đáng kể qua nguồn này. Một mặt, tình trạng này làm hạn chế khả năng kiểm soát các luồng ngoại tệ lưu hành trong nước, làm gia tăng các giao dịch trên thị trường chợ đen bất hợp pháp, tâm lý đầu cơ, găm giữ ngoại tệ tăng mạnh. Ngày 30/10/2008 NHNN có công văn 9699/NHNN-QLNH chấn chỉnh hoạt động các đại lý đổi ngoại tệ đi vào nề nếp. Quy định một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải bán ngoại tệ cho ngân hàng theo thông tư 26/2009/TT-NHNN ngày 30/12/2009 để tăng cung ngoại tệ.

Hình 2.4. Tỷ giá chính thức USD/VND và tỷ giá thị trường tự do theo ngày từ năm 2009 - 2011

Trong năm 2011, NHNN đã ban hành và thực thi khá quyết liệt nhiều biện pháp nhằm ổn định thị trường hối đoái ở Việt Nam.

Các biện pháp điều hành tỷ giá năm 2011 được tổng kết như sau:

1. Điều chỉnh tỷ giá bình quân liên NH: Từ 18.932 lên 20.693 (11/2/2011)

2. Thay đổi biên độ dao động tỷ giá: Giảm biên độ từ ±3% xuống ±1% (11/2/2011) 3. Các biện pháp tiền tệ và hành chính khác:

- Kiểm soát chặt thị trường ngoại hối tự do

- Không được huy động và cho vay bằng vàng (1/5/2011); Tiến tới xóa bỏ hoàn toàn hoạt động kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do

- Các biện pháp nhằm hạn chế huy động và cho vay ngoại tệ:

+ Quy định đối tượng được vay bằng ngoại tệ (Thông tư 07, ngày 24/3/3011): + Áp lãi suất trần huy động USD là 3% (9/4/2011), sau đó giảm xuống 2% (2/6/2011).

+ Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 4% lên 6% (9/4/2011); và 7% (1/6/2011)

- Mở rộng đối tượng phải thực hiện kết hối ngoại tệ (Thông tư 13 ban hành 1/6, có hiệu lực 1/7/2011).

- Quy định về việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng VN tiền mặt của cá nhân khi xuất nhập cảnh (5000USD và 15 triệu VND phải khai báo với Hải quan- có hiệu lực từ 1/9/2011)

- Quy định về việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với các TCTD được phép mua 100USD/ngày (Thông tư 20 ngày 29/8//2011)

- Cam kết không điều chỉnh tỷ giá quá 1% từ ngày 7/9 đến cuối năm 2011. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quy định mức xử phạt đối với các giao dịch ngoại hối trái phép (Nghị định 95/2011/ND-CP ngày 20/10/2011) theo hướng tăng mức phạt.

Có thể nói rằng, các biện pháp điều hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ quyết liệt của NHNN theo tinh thần của Nghị quyết 11 được đưa ra từ tháng 3/2011 đã đem lại một số tác động khá tích cực tới tỷ giá cũng như thị trường ngoại tệ trong năm 2011. Cụ thể như sau:

* NHNN đã thể hiện vai trò khá chủ động và tự tin trong điều hành chính sách tỷ giá: chủ động phá giá mạnh của NHNN đã loại trừ tâm lý “chờ đợi phá giá thêm” của giới đầu cơ; công bố giữ ổn định tỷ giá trong quý 4 năm 2011.

* Thay đổi cách thức công bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Cụ thể, nếu trong các năm trước NHNN thường giữ cố định tỷ giá trong một thời gian dài, rồi đột ngột điều chỉnh tỷ giá, thì năm nay NHNN điều chỉnh tỷ giá thường xuyên hơn, linh hoạt hơn (có tăng, giảm tùy theo cung cầu trên thị trường).

* Thay đổi từ chế độ tỷ giá neo với USD trong giai đoạn 2008-2009 (nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu) sang chế độ tỷ giá linh hoạt hơn dựa trên rổ tiền tệ, đặc biệt kể từ ngày 11/2/2011.

* Sau một thời gian dài liên tục giảm, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã bắt đầu tăng trở lại. Tính đến ngày 20/7/2011, NHNN đã mua vào khoảng 4,8 tỷ USD đưa lượng dự trữ ngoại hối của Việt Nam đến tháng 7/2011 khoảng 17-17,5 tỷ USD, tương đương khoảng 8,5 -9 tuần nhập khẩu

* NHNN đã thực hiện khá cương quyết những biện pháp kiểm soát thị trường tự do cũng như các biện pháp hạn chế tình trạng USD hóa và vàng hóa nền kinh tế. Nhờ đó mà hiện tượng đầu cơ trên thị trường tự do có xu hướng giảm; tâm lý tích trữ đầu cơ vào vàng và ngoại tệ của người dân giảm dần. Sự liên thông cũng như tác động tiêu cực của sự biến động giá vàng trong nước và thế giới tới giá USD trên thị trường tự do đã dần dần giảm xuống.

2.1.2.4. Thực trạng của hiện tượng đôla hóa ở nước ta:

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao vai trò của tỷ giá hối đoái trong quá trình hội nhập đối với nền kinh tế tại Việt Nam (Trang 115 - 119)