(USD) hóa ngày càng tăng. Hiện tượng đôla (USD) hóa không chỉ xảy ra ở nước ta mà đã và đang diễn ra tại nhiều nước. Đôla hóa được giải thích theo cách đặc trưng nhất là USD được sử dụng song song với bản tệ trong một nước và làm đầy đủ các chức năng của đồng tiền quốc gia đó.
- USD được lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam như VND, USD là một ngoại tệ, nhưng thực hiện được các chức năng của một đồng tiền trên một quốc gia có chủ quyền (tính từ thời điểm có hiệu lực (30/9/1994) của Quyết định 396/QĐ -TTg:
+ USD được sử dụng để biểu hiện giá trị và đo lường lượng giá trị của các hàng hóa dịch vụ. Thể hiện bề ngoài là giá cả các hàng hóa được công khai ấn định bằng USD và được đăng tải trên các thông tin giá cả thị trường vào những năm trước.
+ Thời kỳ ở Việt Nam có lạm phát cao, USD là phương tiện cất trữ, để dành rất được ưa chuộng để hình thành các tài sản danh nghĩa, các dự trữ tài chính của dân cư, của các tổ chức kinh tế.
USD còn là phương tiện thuận tiện, thích hợp với các hoạt động “kinh tế ngầm”, nhất là đối với các tổ chức buôn lậu ở các biên giới: trên biển, trên đất liền ...
- Hệ thống ngân hàng thương mại, ngân hàng cổ phần ở Việt Nam sử dụng rộng rãi các nghiệp vụ tiền gửi, cho vay bằng USD:
+ Kỳ phiếu, trái phiếu ngoại tệ của các ngân hàng chỉ tính theo đơn vị USD. Những người có các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi khác như EUR, GBP và JPY muốn mua kỳ phiếu, trái phiếu ghi bằng USD phải qui đổi ra USD theo tỉ giá mua của các loại ngoại tệ nói trên vào ngày ngân hàng phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.
Từ giữa cuối năm 1993 trở lại đây, tín dụng bằng ngoại tệ chủ yếu chỉ giải quyết cho các doanh nghiệp nhập khẩu các thiết bị, hàng hóa hoặc phải chi trả các dịch vụ cho nước ngoài.
- Các ngân hàng Việt Nam kinh doanh ngoại tệ gửi một khối lượng lớn USD ở các ngân hàng nước ngoài được xem như “xuất khẩu tư bản”:
Số USD của các doanh nghiệp và cá nhân gửi ở ngân hàng là thuộc sở hữu của họ. Để bảo đảm phương tiện và mục tiêu kinh doanh, các ngân hàng phải gửi một bộ phận USD ở các ngân hàng nước ngoài. Vấn đề là, tỉ lệ bao nhiêu là hợp lý?
Một mâu thuẫn nảy sinh là, trong khi cán cân thương mại của cả nước là nhập siêu, cần phải có ngoại tệ để trang trải cho các nhu cầu nhập khẩu cấp bách, thì chúng ta lại gửi một khối lượng USD không nhỏ ở nước ngoài. Sự “đảo hối” này cho thấy chính sách tiền tệ và những chính sách kinh tế vĩ mô khác định ra chưa hợp lý.
- Xu hướng sử dụng USD để tích lũy tài sản danh nghĩa:
Khuynh hướng USD hóa biểu hiện trong thời kỳ lạm phát cao, tốc độ lưu thông đồng tiền trong nước tăng nhanh, USD lên giá liên tục với tốc độ lớn hơn nhiều so với CPI, vì vậy việc sử dụng USD để tích lũy tài sản danh nghĩa trở nên hấp dẫn hơn.
- USD hóa đã nhiễm vào Việt Nam và trở thành tập tục trong các hoạt động mua bán, thanh toán sinh hoạt với những tên gọi rất đơn giản về đơn vị tiền tệ (100 USD
thường gọi là 1 tờ, 1 vé ...).
Theo khảo sát thì đa số ý kiến đều đồng tình với quan điểm khó khăn cho việc phát triển thị trường ngoại tệ ở Việt Nam hiện nay là những hạn chế về pháp lý và sự kiểm soát của ngân hàng nhà nước làm cho giá ngoại tệ ít biến động. Giá ngoại tệ ít biến động ở đây được hiểu là giá USD/VND, là tỷ giá được nhà nước kiểm soát chặt chẽ. Các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn có thói quen giao dịch với đối tác nước ngoài bằng USD.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 27-12-2007 có đoạn viết: “Tại sao các doanh nghiệp “thích” đô la Mỹ? Ít nhất có ba lý do: Thứ nhất, tỷ giá USD/VND dễ theo dõi vì chúng được niêm yết khắp mọi nơi. Không chỉ có ngân hàng mà siêu thị, nhà hàng, tiệm vàng. đâu đâu cũng có thể nhìn thấy tỷ giá này, trong khi tỷ giá các đồng tiền khác thậm chí không phải ngân hàng nào cũng niêm yết. Thứ hai, nhiều doanh nghiệp chưa có giám đốc tài chính (CFO) để tính toán nên sử dụng các đồng tiền ra sao nhằm tránh rủi ro mà còn có thể “kiếm thêm”. Thứ ba, và có lẽ là yếu tố quan trọng nhất, đó là các doanh nghiệp được Nhà nước “bảo hộ” nên ỷ lại. Bảo hộ ở đây có nghĩa là Nhà nước đã không cho doanh nghiệp một quyền chọn bán đôla Mỹ khi mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hàng năm đề ra chỉ tiêu và cố gắng duy trì tốc độ mất giá của tiền đồng so với đô la Mỹ. Doanh nghiệp thuê CFO làm gì để trả lương cao cho phí, cũng chẳng cần mua bảo hiểm chi cho tốn tiền.
Tuy nhiên, quan điểm này sẽ phải thay đổi nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Bằng chứng là trong năm 2007, đồng USD dư thừa và giảm giá mạnh. Khác với những năm trước đây, mục tiêu duy trì mức giảm giá tiền đồng một vài phần trăm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu trở nên khó khăn hơn khi mà lượng ngoại tệ chảy vào Việt Nam gia tăng mạnh mẽ do sự bùng nổ của thị trường chứng khoán và các dòng vốn khác được khai thông tốt hơn. Đứng trước áp lực đó, trong năm 2007, nhà nước đã có đưa ra một số biện pháp can thiệp vào thị trường. Cụ thể, NHNN đã có quyết định số 2554/QĐ-NHNN ngày 02/01/2007 thay thế Quyết định số 679/2003/QĐ-NHNN ngày 01/07/2003 về việc nới rộng biên độ tỷ giá giao dịch giữa ngoại tệ USD so với VND từ mức +/- 0,25% lên mức +/- 0,5% so với tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng áp dụng cho ngày giao dịch. Quyết định này nhắm tới mở đường cho VND
giảm giá thêm so với USD trong tương lai. Tuy nhiên thực tế là ngay sau khi quyết định này được ban hành, VND không những không giảm mà còn có dấu hiệu tăng giá so với USD gây bất lợi cho xuất khẩu. Giá giao dịch thậm chí xuống đến quanh mức 16.000. Với tình hình đó, cộng với việc mong muốn gia tăng dự trữ ngoại hối cho quốc gia, NHNN đã tung tiền đồng để mua một lượng lớn ngoại tệ, nhờ vậy mà trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2007, đồng đôla đã tăng trở lại lên trên mức 16.100 thậm chí thời điểm cao nhất cuối tháng 8 lên đến 16.310. Mặc dù vậy, việc gia tăng ngoại tệ cho dự trữ quốc gia tuy là điều cần thiết, việc bơm thêm một lượng lớn tiền đồng vào nền kinh tế làm áp lực lạm phát gia tăng. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được Tổng cục thống kê công bố cho thấy, CPI tháng 12/2007 đã tăng đến 2,91%, đưa CPI năm 2007 ở mức hai chữ số lên đến 12,63%. Cho dù với việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 5% lên 10% để rút bớt tiền trong lưu thông, tăng cường sử dụng các công cụ thị trường mở, phát hành trái phiếu thì cũng không làm thay đổi được tình hình. Lạm phát phi mã và đồng USD dư thừa trên thị trường, tỷ giá USD/VND trên thị trường liên tục rớt từ mức cao 16.310 xuống đến 15.985 và NHNN không dám bỏ tiền đồng ra để mua USD nữa. Trong khi đó đồng USD lại càng lúc càng trở nên kém hấp dẫn khi lãi suất USD liên tục giảm và lãi suất VND lại có dấu hiệu tăng cao.
Dựa vào việc vận hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong năm 2007, có vẻ như cơ quan điều hành chính sách tiền tệ đang cố chứng minh tính khả thi của bộ ba bất khả thi. Dòng vốn ra vào tương đối tự do, lạm phát vẫn được khống chế và tỷ giá thì ổn định. Đó có vẻ như là điều bất ổn. Và thực tế đã cho thấy điều đó, theo Cục
Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư) năm 2007 nguồn vốn FDI thu hút được là 20,3 tỷ USD tăng tới 67,93% so với năm 2006 và vượt 53% kế hoạch. Lạm phát ở mức hai chữ số 12,63%. Lạm phát cao khiến ngân hàng nhà nước không dám mua USD tiếp tục (mua ít nhất 9 tỷ USD trong tám tháng đầu năm), thế là USD giảm giá so với tiền đồng. Nhận thấy chỉ tiêu mất giá 1% không còn đạt được nữa, NHNN điều chỉnh chỉ tiêu này xuống một nửa, tức còn 0,5% đồng thời nới rộng biên độ tỷ giá lên mức 0,75%. Cuối cùng, NHNN mất cả chì lẫn chài, tiền đồng vẫn tăng giá.
nghiệp cần làm quen với môi trường đầy biến động khi đất nước mở cửa. Việc quản trị “rổ tiền tệ” của mình như thế nào đòi hỏi các doanh nghiệp phải tham gia tích cực hơn vào thị trường ngoại hối. Điều đó hứa hẹn hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Trong bối cảnh thị trường tài chính - tiền tệ Việt Nam đang hội nhập vào khu vực và thế giới, tác động lan truyền rủi ro khủng hoảng tiền tệ và ngân hàng từ các nước trong khu vực và trên thế giới tới Việt Nam là rất lớn. Hơn thế nữa, rủi ro khủng hoảng tiền tệ và hoạt động ngân hàng dẫn đến từ các đợt tấn công đầu cơ vào đồng nội tệ có khả năng lan truyền trên phạm vi toàn cầu là rất lớn. Những diễn biến trên thị trường ngoại hối gần đây cũng phản ánh kỳ vọng và tâm lý bầy đàn trong việc đầu cơ và găm giữ ngoại tệ.
* Nguyên nhân và tác động của hiện tượng đôla hóa ở Việt Nam. - Nguyên nhân:
+ Thời kỳ lạm phát cao:
. Thời kỳ lạm phát cao phi mã với 2 và 3 con số/năm (từ 1991 trở về trước), mọi tổ chức kinh tế và công dân đều tìm cách chạy trốn lạm phát bằng cách chuyển đổi từ VND sang USD và vàng. Vì vậy nhu cầu về USD gia tăng, làm cho nhu cầu USD lớn hơn cung USD trên thị trường, điều này đã làm cho giá USD tăng lên. Giá USD tăng làm giá “đầu vào” và giá hàng tiêu dùng tăng tương ứng. Chu kỳ cứ tiếp diễn làm cho vòng xoáy của lạm phát tăng nhanh. Ở thời kỳ này, vàng và USD được sùng bái - cơ sở của USD hóa ở nước ta.
. Khi lạm phát cao, đồng tiền trong nước liên tục bị mất giá. Trên thực tế, các hoạt động kinh tế ở trong nước đã sử dụng đồng tiền mạnh là USD để thay thế cho VND lúc này đang mất giá. Hệ quả là USD nghiễm nhiên thực hiện được mọi chức năng vốn có của VND mà không cần có một quy định pháp lý nào.
Ngân sách Nhà nước (NSNN) bội chi lớn và liên tục, để trang trải sự thiếu hụt NSNN, trong thời kỳ này chủ yếu sử dụng biện pháp tiền tệ trực tiếp (phát hành tiền ....) hoặc sử dụng kênh tín dụng cả bằng VND và USD của NHNN nhưng không được hoàn trả.
Với những giải pháp để cứu vãn thâm hụt NSNN kể trên, USD “đăng quang”, là đồng tiền thứ hai. Như vậy khối lượng tiền trong lưu thông không chỉ là VND mà phải tính đến cả vàng và USD. Tuy vậy, không có căn cứ để xác định khối lượng USD tham gia trong khối tiền tệ và càng không thể tính toán được sự chuyển hóa từ vàng và USD ở dạng cất trữ nhảy sang lĩnh vực lưu thông, tham gia vào thị trường tiền tệ.
. VND liên tục mất giá, dân chúng không còn giữ được niềm tin vào đồng tiền trong nước, các hình thức gởi tiền tiết kiệm bằng VND vào hệ thống ngân hàng không còn hấp dẫn. Để có thêm nguồn vốn tín dụng đáp ứng yêu cầu vay của các doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng mở rộng các hình thức huy động tiền gởi tiết kiệm bằng USD, với cơ chế đó, trên thực tế hoàn thiện quá trình USD hóa ở nước ta.
. Lạm phát cao ở Việt Nam luôn đi đôi với “nạn” khan hiếm tiền mặt ngay trong hệ thống ngân hàng. Điều này tạo nên một tâm lý không thuận lợi trong dân chúng, một mặt luôn đòi tiền mặt nhưng đồng thời đẩy ngay số tiền có được ra thị trường qua mua bán chi trả để chống đỡ thiệt hại do lạm phát, làm cho tốc độ lưu chuyển của VND tăng nhanh; mặt khác lại kích thích mua, tàng trữ, thanh toán mọi khoản bằng USD từ các doanh nghiệp đến các cơ quan, đoàn thể và các tầng lớp dân cư.
+ Thời kỳ kiềm chế và kiểm soát được lạm phát:
Từ năm 1991 đến nay, với những thành tựu trong công cuộc chống lạm phát ở nước ta, lãi suất tín dụng ngân hàng (gồm cả lãi suất tiền gởi và lãi suất cho vay) đã được điều chỉnh hạ thấp hơn. Tuy nhiên do có sự chênh lệch giữa lãi suất tín dụng bằng USD và VND (lãi suất tín dụng bằng VND cao hơn lãi suất tín dụng bằng USD) đã tạo kẽ hở cho việc lợi dụng ăn chênh lệch lãi suất, nhất là đối với các doanh nghiệp vay vốn bằng USD. Khuynh hướng USD hóa không giảm đi.
Tỷ giá hối đoái giữa USD và VND từ năm 1992 đến nay vận động theo xu hướng tương đối ổn định. Trong lúc USD mất giá kỷ lục trên thị trường tiền tệ quốc tế thì tỷ giá giữa USD/VND lại không có biến động, thậm chí có ngày giá USD vẫn tăng. Khuynh hướng trên diễn ra trong tình hình cán cân thương mại ở Việt Nam thâm hụt, tạo ra nhu cầu bổ sung về USD. USD mất giá thấp hơn so với VND, nhưng USD vẫn được sử dụng rộng rãi, chứng tỏ hiện tượng USD hóa không bị suy giảm.
Trong những năm gần đây, hệ thống ngân hàng đã mở rộng chu chuyển không dùng tiền mặt, mà nổi bật là cho lưu hành các loại séc cá nhân. Tuy vậy, các ngân hàng chưa cung ứng được kịp thời và đầy đủ các loại dịch vụ thanh toán thích hợp.
Kể từ khi triển khai Pháp lệnh ngân hàng (năm 1990) cho tới tháng 11/1994, các ngân hàng thương mại cổ phần và các ngân hàng thương mại quốc doanh không được Nhà nước cho vay tái cấp vốn. Quy định trên đã làm hạn chế nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng cổ phần và đương nhiên một số ngân hàng thương mại cổ phần hội đủ điều kiện về vốn điều lệ để được kinh doanh ngoại tệ cũng đã thực hiện một “giải pháp” tương tự như các ngân hàng thương mại quốc doanh là huy động tiền gởi bằng ngoại tệ và “giải ngân” bằng cách bán một phần lớn cho Trung tâm giao dịch ngoại tệ trước đây, cho thị trường liên ngân hàng hiện nay để tạo nguồn vốn bằng VND để cho vay.
Thời kỳ từ năm 1992 đến nay, khi lạm phát được kiềm chế ở mức độ thấp. Chính phủ đã chấm dứt sử dụng biện pháp phát hành tiền để bù đắp sự thiếu hụt NSNN, nhưng việc còn sử dụng một bộ phận vốn phát hành tiền (năm 1992) và sử dụng một bộ phận USD của quỹ điều hòa ngoại tệ của NHNN (hoặc sử dụng trực tiếp bằng USD hoặc giải ngân ra VND) làm nguồn vốn tín dụng đầu tư xây dựng cơ bản hoặc vốn cho vay trung dài hạn của các ngân hàng thương mại quốc doanh thực chất là bù đắp sự thiếu hụt của NSNN và là nguyên nhân thúc đẩy thêm quá trình USD hoá ở Việt Nam.
NHNNVN giữ vai trò là NHTW - ngân hàng của các ngân hàng, là nơi cho vay cuối cùng đối với toàn thể hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng. NHNN đương nhiên là chủ nợ của các ngân hàng thương mại. Việc để cho các ngân hàng thương mại gởi tiền và được hưởng lãi (tuy lãi suất thấp) ở NHTW, vô hình chung NHTW trở thành khách nợ của các ngân hàng thương mại (mặc dù vẫn là chủ nợ thuần túy).
+ Tác động của quá trình đôla hóa biểu hiện qua hai mặt:
Mặt tích cực thể hiện rõ nét trong thời kỳ lạm phát cao. VND mất giá liên tục, uy tín giảm sút nghiêm trọng, gần như bị đẩy lùi khỏi lưu thong, nên đưa vào 1 đồng tiền