CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA TỔ CHỨC
1.6. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐỐI VỚI HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC:
Văn hóa đƣợc tạo ra nhƣ một cơ chế khẳng định mục tiêu của tổ chức, hƣớng dẫn và uốn nắn những hành vi và ứng xử của các thành viên trong tổ chức. Tác động của văn hóa tổ chức tới hoạt động của tổ chức có cả yếu tố tích cực và yếu tố cản trở. Rất nhiều chức năng của nó là có giá trị đối với tổ chức cũng nhƣ các thành viên trong tổ chức. Văn hóa khuyến khích tính cam kết trong một tổ chức, sự kiện định trong cách ứng xử của các thành viên.
Những tác động của văn hóa tổ chức:
-Tạo ra nhận dạng riêng cho tổ chức đó, để nhận biết sự khác nhau giữa tổ chức này và tổ chức khác.
-Truyền tải ý thức, giá trị của tổ chức tới các thành viên trong tổ chức đó. -Văn hóa tạo nên một cam kết chung vì mục tiêu và giá trị của tổ chức, nó lớn hơn lợi ích của từng cá nhân trong tổ chức đó.
-Văn hóa tạo nên sự ổn định của tổ chức: chính vì vậy có thể nói rằng văn hóa nhƣ một chất keo dính các thành viên trong tổ chức, để giúp việc quản lý tổ chức bằng cách đƣa ra những chuẩn mực để hƣớng các thành viên nên nói và làm gì.
Những tác động này mang tính hai mặt : tích cực và tiêu cực
Mặt tích cực:
- Giảm mâu thuẩn, xây dựng khối đại đoàn kết: phần lớn các nghiên cứu về văn hóa nhấn mạnh vai trò quan trọng của văn hóa trong việc khuyến khích sự gắn kết xã hội trong một tổ chức. Việc tạo ra văn hóa chung sẽ tạo sự thống nhất trong quan điểm nhìn nhận, đánh giá, lựa chọn và lợi ích chung cho các thành viên. Điều này đƣợc phản ánh qua sự đoàn kết nhất trí của các
thành viên trong tổ chức, thể hiện ở việc trao đổi thông tin dựa trên chức năng, nhiệm vụ; phản ánh qua các nguyên tắc tạo ra mối quan hệ giữa các cá nhân trong công việc.
- Phối hợp và kiểm soát: nhìn một cách rộng hơn, văn hóa thúc đẩy sự thống nhất trong nhận thức, cũng chính là tạo thuận lợi trong phối hợp và kiểm soát. Văn hóa biểu hiện trong truyền thống của tổ chức, tạo ra khuôn mẫu ứng xử của tổ chức đó, đƣợc các thành viên chấp nhận và tuân thủ, thể hiện sự hòa đồng bên trong của tổ chức. Văn hóa không chỉ xem nhƣ một yếu tố thuận lợi cho phối hợp, mà trong hình thái giá trị, niềm tin, cách ứng xử, đặc biệt là các nhận thức chung. Văn hóa còn tạo ra sức mạnh để kiểm soát tổ chức.
- Giảm rủi ro trong công việc hàng ngày khi mà mỗi tổ chức đều phải đối mặt với phức tạp và rủi ro.
- Tạo động cơ: Văn hóa tổ chức có một vị trí quan trọng thúc đẩy động cơ làm việc cho các thành viên của tổ chức: yếu tố quyết định đi đến hiệu suất và hiệu quả làm việc của tổ chức. Hầu hết các tổ chức đều cố gắng để tạo động cơ làm việc cho nhân viên của họ thông qua cơ chế thƣởng phạt. Mọi hình thái văn hóa tổ chức phù hợp và thống nhất có tác động tạo ra sự trung thành, thúc đẩy niềm tin và giá trị chân chính, khuyến khích mọi thành viên mang hết nhiệt huyết để phục vụ tổ chức.
- Tăng lợi thế cạnh tranh: các nhà nghiên cứu cho rằng, một văn hóa tổ chức mạnh sẽ tạo đƣợc lợi thế cạnh tranh cho tổ chức. Bởi vì văn hóa tổ chức mạnh sẽ tạo đƣợc sự thống nhất, giảm thiểu rủi ro, tăng cƣờng phối hợp và giám sát, thúc đẩy động cơ làm việc của mọi thành viên, tăng hiệu suất và hiệu quả của tổ chức, từ đó tăng đƣợc sức cạnh tranh và khả năng thành công của tổ chức trên thị trƣờng.
Mặt tiêu cực- văn hóa tổ chức như một rào cản trước yêu cầu thay đổi và đa dạng:
- Ngăn cản sự thay đổi: văn hóa tổ chức có thể sẽ tạo một lực cản đối với những mong muốn thay đổi để thúc đẩy của tổ chức. Điều này sẽ xuất hiện trong một môi trƣờng năng động, thay đổi nhanh chóng. Văn hóa tổ chức lúc đó có thể sẽ trở thành lực cản đối với sự thay đổi.
- Ngăn cản tính đa dạng của tổ chức: việc tuyển dụng những thành viên mới có nguồn gốc đa dạng về kinh nghiệm, xuất xứ, dân tộc hay trình độ văn hóa dƣờng nhƣ làm giảm bớt những giá trị văn hóa mà mọi thành viên của tổ chức đang cố gắng để phù hợp và đáp ứng.
- Ngăn cản sự đoàn kết và hiệp lực của việc hợp tác giữa các doanh nghiệp. Nhiều liên doanh đã vấp phải thất bại do sự đối nghịch của văn hóa đƣợc hợp thành bởi hai tổ chức thành viên.