CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA TỔ CHỨC
1.5. 2 Ảnh hƣởng của các nhà lãnh đạo tổ chức
Lãnh đạo là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong khoa học về tổ chức nhân sự. Nhà lãnh đạo là ngƣời tạo ra những đặc thù của văn hóa tổ chức, ghi dấu ấn đậm nét nhất lên văn hóa tổ chức, khi họ ở vị trí là ngƣời
sáng lập tổ chức. Nhà lãnh đạo xây dựng tầm nhìn cho tổ chức và lựa chọn hƣớng đi, môi trƣờng hoạt động, các nguyên tắc...nói chung của tổ chức. Văn hóa tổ chức phản ánh văn hóa riêng của mỗi nhà lãnh đạo. Lãnh đạo là ngƣời đóng vai trò quan trọng đầu tiên trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa tổ chức, cho dù văn hóa tổ chức là sản phẩm chung của mọi thành viên trong tổ chức. Nhà lãnh đạo luôn có xu hƣớng tuyển chọn những ngƣời có quan điểm chung với mình và luôn luôn truyền bá, tạo động lực để các thành viên thực hiện theo những giá trị mà họ đã lựa chọn. Và các nhà lãnh đạo cũng luôn luôn cố gắng là hình mẫu để mọi ngƣời trong tổ chức noi theo.
Một trong những nhiệm vụ chính của lãnh đạo là “tìm kiếm sự tham gia tự nguyện” của cấp dƣới, gây ảnh hƣởng và dẫn dắt hành vi của cá nhân hay nhóm ngƣời trong tổ chức nhằm đạt mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo là ngƣời có vai trò rất lớn trong việc khởi xƣớng và thực hiện những thay đổi văn hóa trong tổ chức. Thay đổi văn hóa tổ chức là một trong những thách thức lớn, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có những hoạt động rất tích cực và thận trọng. Vì vậy, họ thƣờng là ngƣời thay đổi đầu tiên và từ đó họ tạo nên sự thay đổi ở mọi thành viên trong tổ chức. Trách nhiệm khích lệ, động viên và dẫn dắt một nhóm cá nhân thực thi các nhiệm vụ của tổ chức mà hoàn toàn không cần phải có những biện pháp cƣỡng ép cũng đặt lên vai ngƣời lãnh đạo. Chính lãnh đạo cũng là ngƣời làm nên phong cách ứng xử ở nơi làm việc. Hơn ai hết, lãnh đạo phải thiết lập nên những giá trị thực tế của một tổ chức và làm cho khả năng hoạt hóa tổ chức mạnh hơn, khơi dậy mọi nhân viên tinh thần làm việc sáng tạo, chuyên nghiệp và say mê cống hiến. Năm 1994, House and Podsakoff đã đƣa ra mô hình tính cách của các nhà lãnh đạo điển hình nhƣ sau: Tầm nhìn; Sự đam mê và đức hy sinh; Tin tƣởng, sự quyết tâm và tính bền bỉ; Xây dựng hình ảnh tốt; Gƣơng mẫu; Vai trò bên ngoài; Tạo sự tin
tƣởng cho những ngƣời đi theo; Có khả năng phát động khi cần; Khả năng cấu trúc tốt; Khả năng truyền cảm.
Nếu ví tổ chức nhƣ con tàu và vai trò của ngƣời lãnh đạo nhƣ thuyền trƣởng, chúng ta có thể xem xét sự thành công và phát triển của tổ chức nhìn từ phƣơng diện vai trò của ngƣời lãnh đạo: (1) Định hƣớng tổ chức bằng những tầm nhìn và viễn cảnh cụ thể; (2) Dẫn dắt tổ chức vƣợt qua những khó khăn thách thức; (3) Trao cho cấp dƣới những chức năng, nhiệm vụ rõ ràng bằng những đầu công việc có tính mục tiêu; (4) Tạo môi trƣờng tin cậy và hợp tác; và (5) Đánh giá đúng mọi quá trình và quản lý sự thay đổi trong nội bộ theo hƣớng thích nghi tích cực trên thế thƣợng phong.
Tầm quan trọng của lãnh đạo trên tƣ cách là một nguồn của văn hóa tổ chức, Davis (1984) đã khẳng định rằng: “Nếu nhà lãnh đạo là một người vĩ đại thì những tư tưởng, suy nghĩ của họ sẽ ăn sâu vào trong văn hóa của tổ chức. Nếu người lãnh đạo là một kẻ tầm thường thì những niềm tin có tính chỉ đạo sẽ rất có thể chẳng tạo được cảm hứng gì. Những niềm tin mãnh liệt tạo ra các nền văn hóa mạnh. Người lãnh đạo càng có ý niệm về những gì người ấy chủ trương thì văn hóa tổ chức đó càng rõ ràng” (Davis, 1984:8).
Các tổ chức không ra đời một cách ngẫu nhiên hay tự phát mà là do các cá nhân (hay nhóm) đề xƣớng với những mục tiêu cụ thể. Trong giai đoạn đầu của sự tồn tại của một tổ chức, những ngƣời sáng lập ra tổ chức thƣờng có vị trí hết sức đặc quyền, đặc lợi. Họ quyết định sứ mệnh, nhiệm vụ của tổ chức trong bối cảnh kinh doanh nào, họ cũng thƣờng quyết định nhận ai vào làm, nên đặt ra những quy tắc, hệ thống và thủ tục nào, và họ đƣợc hầu nhƣ toàn quyền quyết định những khuôn mẫu ứng xử đƣợc chấp nhận tại nơi làm việc. Trong việc xây dựng tổ chức của mình, những ngƣời sáng lập thƣờng có xu hƣớng áp đặt cho các thành viên khác các niềm tin và giá trị của mình về bản chất của thế giới, của các tổ chức và con ngƣời. Những ngƣời sáng lập công ty có ảnh hƣởng ban đầu đối với văn hóa của tổ chức do họ lập ra. Nếu công ty hoạt động thành công, thì văn hóa đó sẽ tồn tại lâu hơn ngƣời đã sinh ra nó. Và nhƣ vậy, những ngƣời lãnh đạo khác có thể có cơ hội nhào
nặn lại văn hóa của tổ chức theo các lý thuyết của họ về những gì là thông lệ đối với một tổ chức tốt.