CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA TỔ CHỨC
3.2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM XÂY DỰNG VĂN HÓA TỔ
3.2.1. Nâng cao vai trò của lãnh đạo chủ chốt của cơ quan Huyện ủy
trong việc quản lý và xây dựng văn hóa tổ chức
Định hƣớng xây dựng và phát triển văn hóa tổ chức của cơ quan không phải chỉ bài phát biểu hay khẩu hiệu đƣợc trƣng bày. Công việc này đặc biệt cần tới sự cam kết, gƣơng mẫu đi đầu của cấp lãnh đạo trong cơ quan.
Văn hóa của ngƣời đứng đầu trong cơ quan là nguồn đầu vào có ảnh hƣởng mạnh mẽ đối với văn hóa tổ chức, chỉ sau ảnh hƣởng của văn hóa dân tộc. Họ chính là biểu tƣợng để các thành viên trong cơ quan noi theo. Các
thành viên thƣờng chịu ảnh hƣởng từ tác phong, cử chỉ, kỹ năng, hành vi ứng xử,… của ngƣời đứng đầu với mong muốn đƣợc thành công nhƣ ngƣời lãnh đạo của mình. Ngƣời xƣa thƣờng dùng câu “chủ nào tôi ấy” để lấy tiêu chuẩn đạo đức hay văn hóa của ngƣời làm thuê trung thành miêu tả về nhân cách ông chủ. Câu nói này có ý nghĩa triết lý vì nó phản ảnh mức độ tác động nhất định của văn hóa lãnh đạo tới văn hóa của các nhân viên trong cùng một đơn vị.
Cho nên muốn đạt đƣợc hiệu quả thì nhà lãnh đạo phải có tính kế hoạch, tính khoa học cao trong việc tổ chức công việc của cơ quan và công tác cá nhân song song với việc trau dồi thêm kiến thức để am hiểu tất cả các lĩnh vực mà cơ quan đang có mục tiêu hƣớng đến. Mặt khác, cần phải đƣa ra những tuyên bố công khai về những giá trị mà cơ quan hƣớng tới và phải cam kết thực hiện bằng việc gƣơng mẫu và chuyển tải chúng thƣờng xuyên, liên tục vào các hoạt động của cơ quan. Thực tế này sẽ tạo dựng niềm tin và hành vi noi theo cho các thành viên trong cơ quan.
Bên cạnh đó, lãnh đạo cơ quan phải là ngƣời coi trọng việc định hƣớng xây dựng văn hóa tổ chức, phải xác định mục tiêu hoạt động của cơ quan và chịu trách nhiệm đề ra quy định, lề lối làm việc nhằm khuyến khích quá trình sáng tạo của CBCNV. Ngƣời lãnh đạo cũng phải có những quyết định hợp lý trong việc xây dựng hệ thống giá trị văn hóa để phát huy lợi thế của văn hóa dân tộc và tiếp thu những giá trị văn hóa học hỏi từ bên ngoài. Dù trong lĩnh vực nào, ngƣời lãnh đạo cũng phải là ngƣời đi đầu trong việc thực hiện những mục tiêu đã đề ra để làm động lực gắn kết các thành viên trong cơ quan. Đó chính là cơ sở cho một nền văn hóa tổ chức bền vững.
Ngoài ra, lãnh đạo cơ quan Huyện ủy cũng nên quan tâm xây dựng một hệ giá trị chung trong cơ quan (tinh thần cống hiến, trách nhiệm trong công việc, sự quan tâm chia sẻ đối với CBCNV,..) và làm cho mọi thành viên trong cơ quan hiểu rõ, cùng mong muốn thực hiện những giá trị cốt lõi đó. Trong
khi cố gắng xây dựng những giá trị cốt lõi của văn hóa chính thống cần chú ý đến sự phát triển của các đoàn thể trong tổ chức, khuyến khích hình thành và phát huy văn hóa từng phòng ban có tác dụng hỗ trợ tích cực cho văn hóa chính thống (tinh thần đoàn kết, sự thƣơng yêu, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong từng phòng ban,…) đồng thời cũng phát hiện kịp thời những giá trị văn hóa của từng phòng ban, của đoàn thể mâu thuẩn với văn hóa chính thống, ảnh hƣởng xấu đến bầu không khí của tổ chức (tƣ tƣởng bè phái, mất đoàn kết, hiềm khích lẫn nhau, bê trễ công việc,…)
Do văn hóa tổ chức của cơ quan Huyện ủy là sự kết hợp giữa văn hóa nhiệm vụ và văn hóa gƣơng mẫu cho nên việc xây dựng nguồn nhân lực với phong cách CBCNV đóng vai trò cực kỳ quan trọng để thúc đẩy văn hóa tổ chức tại cơ quan ngày càng phát triển.
Chính vì thế, cơ quan Huyện ủy cần phải thực hiện một số giải pháp nâng cao vai trò lãnh đạo đầu đàn và gƣơng mẫu của cán bộ quản lý nhƣ sau: Xây dựng các tiêu chí quy hoạch, bồi dƣỡng cho cấp bậc quản trị: quản lý chuyên môn lẫn kỹ năng lãnh đạo cho lực lƣợng cán bộ từ cấp phó trở lên. Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ chủ chốt hàng năm nhằm đảm bảo kịp thời trong việc phát triển cán bộ kế thừa. Song song đó cần ban hành, bổ sung tiêu chí tuyên dƣơng, khen thƣởng, đề bạt để khuyến khích, động viên kịp thời các nhân tố tích cực. Sau khi thực hiện các giải pháp để nâng cao vai trò lãnh đạo đầu đàn và gƣơng mẫu của cán bộ quản lý, để chắc chắn các nhân viên của mình hiểu đƣợc mục tiêu và hƣớng phát triển của cơ quan Huyện ủy, nhà lãnh đạo cần:
- Luôn luôn có những cái nhìn mở và tạo độ tin cậy đối với nhân viên và đánh giá nhân viên bằng những thành quả của họ chứ không bằng thời gian làm việc.
- Phân định quyền hạn của các cấp bậc quản lý: trong việc xây dựng bộ máy tổ chức cần đảm bảo các yêu cầu tinh gọn, thiết thực, hiệu quả, linh hoạt, tính kinh tế; phân cấp, phân quyền hợp lý trong khuôn khổ pháp luật theo nguyên tắc; phân định trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của từng thành viên trong bộ máy quản lý, tránh tình trạng đùn đẩy, dựa dẫm, thiếu trách nhiệm hoặc bạo biện, chồng chéo công việc của nhau.