QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG XÂY DỰNG VĂN HÓA TỔ CHỨC

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng văn hóa tổ chức tại cơ quan Huyện ủy Hòa Vang (Trang 79 - 83)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA TỔ CHỨC

3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG XÂY DỰNG VĂN HÓA TỔ CHỨC

CỦA CƠ QUAN HUYỆN ỦY TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2020

3.1.1. Quan điểm xây dựng văn hóa tổ chức của cơ quan Huyện ủy Hòa Vang: Hòa Vang:

Xây dựng văn hoá tổ chức ở trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc là một trong những chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc đã đƣợc đặt ra từ Đại hội V của Đảng. Đây là một chủ trƣơng quan trọng, có ý nghĩa chiến lƣợc đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm nền tảng tinh thần của xã hội, tạo động lực để đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới của đất nƣớc. Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đƣợc Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định: “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”. Trên cơ sở chủ trƣơng, đƣờng lối quan điểm của Đảng đề ra, cơ quan Huyện ủy tiếp tục quán triệt sâu sắc và toàn diện các chính sách về xây dựng nền văn hóa hành chính trong các cơ quan Đảng tạo nên sự thống nhất giữa các tổ chức.

Hiện nay, cải cách hành chính đang là yêu cầu khách quan của mọi nền hành chính trên cả về bốn mặt: chức năng, nhiệm vụ; tổ chức bộ máy; nhân sự và phƣơng thức hoạt động. Để nâng cao chất lƣợng hoạt động cải hành chính, đòi hỏi cơ quan Huyện ủy phải nổ lực duy trì những giá trị văn hóa truyền thống hiện có và phát huy nguồn lực ngoại sinh, những giá trị văn hóa mới,

trong đó yếu tố con ngƣời làm trọng tâm. Trƣớc hết, xây dựng cơ quan Huyện ủy trở thành cơ quan văn hóa gắn với cải cách hành chính, có môi trƣờng thuận lợi cho cán bộ công chức viên chức (CBCCVC) phát huy trí tuệ và năng lực cho sự nghiệp phát triển đất nƣớc, duy trì và giữ vững các phẩm chất đạo đức của ngƣời cán bộ; phát huy sức mạnh đoàn kết nội bộ, phát huy tính năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa văn nghệ, hƣởng ứng phong trào xây dựng cơ quan “Xanh – sạch – đẹp”, “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cƣới, việc tang, lễ hội”.

Tích cực xây dựng cơ quan văn hóa, ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc, quy định cụ thể về trang phục, văn hóa giao tiếp và ứng xử của cán bộ công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ nhằm tiến tới xây dựng đội ngũ cán bộ công chức viên chức chuyên nghiệp, hiện đại, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và mục đích yêu cầu cải cách hành chính nhà nƣớc, góp phần xây dựng hình ảnh ngƣời cán bộ công chức viên chức “Trung thành – Tận tụy – Sáng tạo – Gương mẫu”.

3.1.2. Định hƣớng xây dựng văn hóa tổ chức của cơ quan Huyện ủy Hòa Vang

Xây dựng văn hóa tổ chức là một quá trình lâu dài, mỗi đơn vị có những cách thức riêng nhằm tạo nên một nền văn hóa với những nét đặc thù độc đáo. Tuy vậy, dù là nền văn hóa của cơ quan nào đi nữa cũng cần hai đặc điểm sau: Đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc (để đảm bảo tính bền vững), có khả năng thích nghi và hội nhập với môi trƣờng bên ngoài (để đảm bảo tính linh hoạt).

Không có một công thức chung nào cho việc vận dụng các giá trị văn hóa dân tộc vào từng đơn vị bởi nền văn hóa Việt Nam vốn phong phú và đa dạng, cộng thêm cách nhìn nhận và tiếp cận nền văn hóa dân tộc khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu của mỗi ngƣời. Tuy vậy, để có thể xây dựng một nền

văn hóa bền vững vì con ngƣời trong tổ chức thì không thể bỏ qua yếu tố bản sắc văn hóa dân tộc, vốn là “những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đƣợc vun đắp nên qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc”. Có thể nhận dạng một số bản sắc văn hóa dân tộc trong tính cách con ngƣời Việt Nam nhƣ: Lòng yêu nƣớc nồng nàn, ý thức tự cƣờng dân tộc, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý, đức tính cần cù sáng tạo trong học tập, lao động,...

Sứ mệnh của cơ quan Huyện ủy không chỉ đơn thuần là sứ mệnh của một tổ chức mà còn là thực hiện nhiệm vụ chính trị. Chính vì vậy, việc xây dựng văn hóa tổ chức đặc thù của cơ quan Huyện ủy cần có tính giáo dục về tƣ tƣởng chính trị, tinh thần đoàn kết, về tinh thần trách nhiệm của văn hóa truyền thống và tiếp thu văn hóa hiện đại. Bên cạnh đó, cơ quan Huyện ủy cũng phải thƣờng xuyên tuyên truyền, phổ biến các biểu tƣợng, hành vi văn hóa, chuẩn mực và quan tâm đến việc duy trì tạo dựng các giá trị văn hóa tốt đẹp của những đặc trƣng văn hóa của cơ quan Huyện ủy Hòa Vang đến toàn bộ CBCNV trong cơ quan.

Văn hóa tổ chức của cơ quan Huyện ủy đang tồn tại vẫn còn một số hạn chế nhất định chƣa đảm bảo cho sự trƣờng tồn của cơ quan. Có thể hình dung, văn hóa tổ chức giống nhƣ “phần hồn”, là kim chỉ nam cho nhận thức và hoạt động của cơ quan. Cơ quan Huyện ủy cần phải cụ thể hóa tầm nhìn, sứ mạng của mình bằng những kế hoạch thực hiện với những mục tiêu đƣợc kiểm soát chặt chẽ và điều chỉnh linh hoạt.

Xây dựng văn hóa tổ chức không phải là một quá trình nhanh chóng và kịp thời với sự thay đổi xuất phát từ môi trƣờng bên ngoài lẫn bên trong của tổ chức. Do vậy, ngƣời lãnh đạo cần có nhìn nhận khách quan, đồng thời phải liên tục định hƣớng, truyền đạt và tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích để các thành viên hiểu và chấp nhận con đƣờng mà họ sẽ đi cùng với tổ chức.

Trong tƣơng lai, văn hóa tổ chức của cơ quan Huyện ủy sẽ điều chỉnh đi theo hƣớng:

- Chủ động định hƣớng xây dựng văn hóa tổ chức trong mọi hoạt động của cơ quan.

- Là một cơ quan mang tính chất chính trị, mỗi CBCNV đều phải gƣơng mẫu, đoàn kết thống nhất trong tƣ tƣởng và trong hành động.

- Xây dựng mối quan hệ công bằng, dân chủ giữa lãnh đạo và CBCNV. Việc điều chỉnh, hoàn thiện văn hóa tổ chức của cơ quan Huyện ủy cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Tiếp tục kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đã tạo nên những thành công của cơ quan trong thời gian qua. Trong giai đoạn mới, các giá trị văn hóa cốt lõi này cần tiếp tục đƣợc duy trì, củng cố và phát huy. Đồng thời, trong các phong trào sinh hoạt văn hóa, cơ quan Huyện ủy cần bổ sung thêm các nội dung hoạt động mới nhằm xây dựng theo hƣớng phát huy những đặc trƣng của văn hóa tổ chức cơ quan Huyện ủy.

- Có khả năng hoàn thiện để thích nghi từng bối cảnh lịch sử khác nhau. - Kết hợp hài hòa đặc thù văn hóa nhóm của các tổ chức chính trị, các tổ chức đoàn thể với văn hóa chính thống của cơ quan Huyện ủy có thể phát triển bền vững theo tầm nhìn và định hƣớng chung.

- Khắc phục những tồn tại, hạn chế của văn hóa tổ chức cơ quan Huyện ủy hiện nay bằng nhiều biện pháp đặc biệt là ban hành kế hoạch hành động về việc xây dựng và phát triển văn hóa tổ chức cơ quan Huyện ủy đến toàn thể CBCNV với các bƣớc:

Bước 1: Nhận thức:

+ Nhận thức cơ bản: Làm cho toàn thể CBCNV nhận biết một số vấn đề tồn tại và ảnh hƣởng mạnh mẽ đến sự nghiệp, công việc, cuộc sống hàng ngày

của mỗi ngƣời, đó là vấn đề môi trƣờng cho thời gian làm việc của họ, liên quan chặt chẽ đến văn hóa tổ chức.

+ Nhận thức sâu sắc: Làm cho toàn thể CBCNV hiểu biết về văn hóa tổ chức của cơ quan Huyện ủy nói chung, cảm nhận gần gũi với văn hóa tổ chức (không phải là vấn đề xa lạ, không phải là ý kiến chủ quan của một riêng ai đó).

Bước 2: Hiểu biết

Làm cho toàn thể CBCNV hiểu biết sâu sắc về văn hóa tổ chức, hiểu đƣợc văn hóa của cơ quan Huyện ủy nhƣ thế nào, tại sao cơ quan Huyện ủy có các giá trị văn hóa nhƣ thế.

Bước 3: Thuyết phục

Làm cho toàn thể CBCNV bị thuyết phục hoàn toàn để có thể sẵn sàng bắt tay vào hành động nhằm phát triển văn hóa tổ chức.

Bước 4: Hành động: Các bƣớc hành động + Thống nhất trong nội bộ cơ quan. + Chính thức đƣa vào hành động + Kiểm tra thực hiện

+ Tổng kết, đánh giá

+ Thực hiện (cải tiến nếu có).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng văn hóa tổ chức tại cơ quan Huyện ủy Hòa Vang (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)