Cấu trúc hình thái của các trạng thái thảm thực vật KVNC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của con người đến thảm thực vật, ở xã văn hán, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 57)

TT Trạng thái thảm thực vật Số tầng Thứ tự tầng Chiều cao (m) Thành phần thực vật 1 Rừng tái sinh 50 - 65 năm 5 1 Tầng vượt tán > 35-45m

Chẹo, Nghiến, Lát hoa, Kháo, Lim xẹt, Trám..

2

Tầng tán 15- 25m

Xoan ta, Kháo vàng, Trám trắng, Trám đen, Nhội, Muồng trắng, Sấu, Đinh…

3

Tầng dưới tán <10m

Táo rừng, Mỡ, Ba soi, Thàu táu lông, Gáo, Táo rừng, Chẹo tía…

4 Tầng cây bụi 1,0- 4,0m

Dâu rừng, Me rừng, Dâu da đất, Chẹo tía, Thành ngạnh nam, Sòi lá to…

5 Tầng cỏ quyết <1m

Đinh lăng trổ, Cỏ, Ráy, Lá dong rừng,…

2 Thảm cây bụi 3 - 4 năm

2

1 1- 3

Chẹo, Mua vảy, Mua lùn, Sau sau, Vú bò, Dẻ gai,Tai nghé lông, Găng gai, Dâu rừng, Sim… 2 < 0,5 Dền gai, Cỏ mật, Cải trời, Cỏ hôi, Bọ mắm, Cỏ tranh, Cỏ rác… 3 Thảm cỏ 1-2 năm

2 1 0,5 - 1 Cỏ lào, Cỏ xước, Đuôi chồn,Vú bò đơn, Đơn

TT Trạng thái

thảm thực vật Số tầng

Thứ tự

tầng Chiều cao (m) Thành phần thực vật

nem lá to, Rau dớn, Chè vè, Cỏ chít…

2 < 0,5

Dền gai, Mào gà trắng, Dương xỉ thường, Rau Sam, Bọ mắm, Rau muối, Chân sỉ lược…

4

Rừng keo tai tượng 7-8 năm

3

1 8 - 13 Keo tai tượng

2 3 - 5 Vú bò, Thành ngạnh, Ba chạc, Đa lá bỏng… 3 < 1,0 Cỏ lá tre, Cỏ Rác, Cỏ ba cạnh, Cỏ, Cỏ chít… 5 Rừng mỡ 14 năm 3 1 12 - 15 Mỡ 2 3- 5 Trám trắng, Trám đen, Khế rừng, Vú bò, Đu đủ rừng, Sung, Sếu… 3 < 1,0

Cỏ lá tre, Ké đầu ngựa, Guột, Cỏ xước, quyển bá, Cỏ ba cạnh, … 6 Rừng thông 20 năm 4 1 12 -18 Thông … 2 7 - 8 Trám trắng, Gáo, Táo rừng, Xoan ta, Gáo, Kháo nhớt..

3 3 -5

Tre, Lau, Sếu, Nóng lá to, Thành ngạnh nam, Me rừng... 4 <1,0 Bòng bong lá nhỏ, Dạ

cẩm…

Thế hệ cây tái sinh sẽ lớn dần lên, thay thế thế hệ cây già cỗi và hình thành nên một thế hệ rừng mới. Ở trạng thái rừng này có cấu trúc 5 tầng bao gồm:

Tầng 1: Tầng vượt tán,có chiều cao trung bình 35-45m, thành phần thực

vật như:

Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss), Sồi (Lithocarpus sp.), Nghiến (Burretiodendron hsienmu), Đinh (Markhamia stipulata), Trám trắng (Canarium album Raeusch.), Táu (Vatica ordorta (Griff.), Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum (DC.)...

Tầng 2: Tầng tán, có chiều cao trung bình 15-25m, gồm các cây gỗ lớn,

tán rộng, đan kín. Đại diện một số loài như: Kháo (Cinnamomum glaucescen

(Ness) Drury.), Xoan ta (Melia azedarach L.), Chẹo (Engelhardtia chrysolepis Hance),Giổi thơm (Tsoongiodendron odorum)...

Tầng 3: Tầng dưới tán, có chiều cao thấp <10m, tầng này đa phần cây non

của tầng trên và một số ít loài khác như: Găn gai (Randia spinosa Thunb. Poir), họ Gừng (Zingiberaceae), Bòng bong (Lygodiumflexuosum L.Sw)...

Tầng 4: Tầng cây bụi, chiều cao trung bình từ 1-4m, đại diện như: Dâu

rừng (Baccaurea sapida), Vối rừng (Syzygium cumini (L.) Skeels), Chi khúc khắc (Smilax), Me rừng (Phyllanthus emblica)... tầng này các loài phân bố chỗ lộ ánh sáng.

Tầng 5: Tầng cỏ quyết, gồm các cây thảm cỏ dưới 1m như: Ráy (Alocasia macrorrhizos), Dong rừng (Phrynium placentarium (Lour.) Merr), Rẻ quạt (Iris domestica)...

4.2.2. Thảm cây bụi

Hình thành trên đất sau nương rẫy bị bỏ hóa. Ở trạng thái rừng này có cấu trúc 2 tầng bao gồm:

Tầng 1: Hình thành do quá trình khai thác quá mức, chặt phá nương rẫy,

có chiều cao trung bình từ 1,0 - 3,0, thành phần thực vật như: Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastomacandidum), Vú bò (Ficus hirta), Dẻ gai (Castanopsis indica), Mua vảy (Melastoma candidum)…

Tầng 2: Có chiều cao dưới 0,5m chủ yếu gồm các cây cỏ và một số cây

bụi như: Dền gai (Amaranthus spinosu), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ rác (Microstegium vagans), Dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus)…

Thực vật ngoại tầng gồm một số loài: Hà thủ ô nam (Streptocaulon juventas), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Bòng bong (Lygodium flexuosum)…

Trạng thái thảm cây bụi là giai đoạn tiếp theo của quá trình diễn thế đi lên từ thảm cỏ - thảm cây bụi.

4.2.3. Thảm cỏ

Ở trạng thái này chỉ có cấu trúc 2 tầng đó là:

Tầng 1: có chiều cao trung bình từ 0,5 - 1,0m bao gồm các cây bụi và một

số cây thân cỏ như: Vú bò đơn (Ficus simplicissima), Cỏ chít (Thysanolaena maxima), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Cỏ xước (Achyranthes aspera), Chè vè (Miscanthus floridulus)…

Tầng 2: gồm các loài thân cỏ có chiều cao trung bình dưới 0,5m như: Dền

gai (Amaranthus spinosus), Dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus), Rau sam (Portulaca oleracea), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Bòng bong (Lygodium flexuosum), Rau muối (Chenopodium album)...

4.2.4. Rừng keo tai tượng

Trạng thái rừng này có 3 tầng:

Tầng 1: Có chiều cao trung bình 8 - 10m, chỉ có loài cây Keo tai tượng

(Acacia mangium), đường kính trung bình 10cm.

Tầng 2: Có chiều cao trung bình 3 - 5m, gồm các loài: Thành ngạnh

(Cratoxylum cochinchinense), Vú bò (Ficus hirta), Ba chạc (Euodia lepta)...

Tầng 3: Có chiều cao < 1m, gồm các loài Cỏ Rác (Paspalum distichum), Cỏ ba cạnh (Scleria radula), Cỏ lá tre (Lophatherum gracile Brongn), Sim

(Rhodomyrtus tomentosa), Cỏ tranh (Imperata cylindrica)...

4.2.5. Rừng mỡ

Với đội che phủ 90% quần xã này có 3 tầng sau:

Tầng 1: Có chiều cao trung bình từ 12 - 15m, gồm các loài là: Mỡ

Tầng 2: Cao trung bình 3 - 5m gồm các loài:Khế rừng (Rourea minor ssp.microphylla), Vú bò (Ficus hirta), Đu đủ rừng (Trevesia palmata), Sung (Ficus racemosa), Dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus)...

Tầng 3: Có chiều cao <1,0m gồm các loài: Guột (Dicranopteris linearis), Cỏ lá tre (Lophatherum gracile Brongn), Cỏ xước (Achyranthes aspera), Quyển bá (Selaginella tamariscina), Ké đầu ngựa (Xanthium strumarium)...

4.2.6. Rừng thông

Ở trạng thái rừng này có cấu trúc 4 tầng:

Tầng 1: Có chiều cao trung bình từ 12 -18m, Thông (Pinus sylvestris).

Tầng 2: Có chiều cao trung bình 7- 8m, gồm có Trám trắng (Canarium album), Bứa (Garcinia oblongifolia), Kháo nhớt (Phoe tavoyana), Xoan ta (Melia azedarach), Gạo rừng (Bombax ceiba), Bồ kết (Gleditsia australis), Tai chua (GarciniaCowa)...

Tầng 3: Có chiều cao trung bình từ 3-5m, gồm có Lau (Saccharumofficinarum), Màng tang (Litsea cubeba), Sếu (Celtis sinensis), Me rừng (Phyllanthus emblica),Thành ngạnh nam (Cratoxylum cochinchinense)...

Tầng 4: Gồm các cây cao trung bình <1m, gồm một số loài như: Dạ cẩm

(Hedyotiscapitellata); Bòng bong lá nhỏ (Lygodiummicrophyllum), Dong rừng (Phrynium placentarium), Lài trâu (Tabernaemontana bovina), Cỏ quản bút (Equisetum ramosissimum)...

* Nhận xét về cấu trúc hình thái các trạng thái thảm thực vật trong KVNC

Qua nghiên cứu cấu trúc hình thái của 6 trạng thái thảm thực vật ở KVNC chúng tôi có một số nhận xét sau đây:

Trong 6 trạng thái thảm thực vật ở KVNC thì 2 trạng thái: Thảm cây bụi, thảm cỏ đều có cấu trúc 2 tầng. Hai trạng thái này đang trong quá trình phục hồi, vì vậy tổ thành loài trong 2 trạng thái chủ yếu là các loài cây ưa sáng sống ngắn và thích hợp với điều kiện đất nghèo dinh dưỡng. Trong tương lai, 2 trạng thái

này còn có sự thay đổi mạnh về cấu trúc và tổ thành loài giữa các tầng trong quần xã.

Trạng thái thảm thực vật: Rừng keo tai tượng và rừng mỡ đều có cấu trúc 3 tầng. Đây là trạng thái rừng đã từng có sự tác đông của con người, vì vậy chiều cao trung bình tương đối, khả năng sinh trưởng và phát triển của các loài cây trong trạng thái này đang diễn ra.

Trạng thái thảm thực vật: Rừng thông có cấu trúc 4 tầng: thành phần loài tương đối ổn định, có sự phân tầng khá rõ ràng.

Trạng thái thảm thực vật: Rừng tái sinh (50 - 65 năm) có cấu trúc 5 tầng, đất rừng sau khai thác hoặc sau đất nương phát rẫy.

4.3. Đa dạng về giá trị sử dụng

Tại KVNC, chúng tôi đã xác định được giá trị sử dụng của các loài thực vật bao gồm các nhóm công dụng sau:

Cây lấy gỗ (G), Cây dược liệu (T), Cây làm vật liệu xây dựng (Xay), Cây ăn được (A), Cây làm thức ăn gia súc (Ags), Cây làm cảnh (Ca), Nhóm cây cho quả và hạt (Q). Kết quả được thống kê ở bảng 4.3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của con người đến thảm thực vật, ở xã văn hán, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 57)