Tên thôn
Hộ điều tra Hộ khai thác
LSNG Số người khai thác LSNG chia ra Số hộ Số người Số hộ Số người Củi Cây ăn được Cây dược liệu Khác Vân Hán 20 76 18 35 45 10 8 13 La Đùm 20 85 15 55 38 8 11 16 Cầu Mai 20 75 8 38 11 5 9 5 Thịnh Đức 1 20 77 16 27 25 5 4 3 Phả Lý 20 75 13 31 27 7 0 11 Tổng 100 388 70 186 146 35 41 37
Kết quả điều tra cho thấy, trong tổng số 100 hộ điều tra có tới 70 hộ tham gia khai thác LSNG chiếm tỷ lệ cao 70%. Trong các hộ khai thác LSNG thì hộ ở gần rừng có tỷ lệ cao nhất chiếm tỷ lệ 81% bao gồm các hộ là: Vân Hán, La Đùm, Cầu Mai, Thịnh Đức 1, còn các hộ ở trung tâm xã Phả Lý chiếm tỷ lệ 19%.
Các loại LSNG mà người dân thường khai thác để sử dụng là củi, cây ăn được, dược liệu và các loại khác. Trong đó số người khai thác củi là 146 người chiếm tỷ lệ cao nhất 56,4%, số người khai thác cây ăn được là 35 người chiếm tỷ lệ 13,5%, số người khai thác cây dược liệu là 41 người chiếm tỷ lệ 15,8%, số người khai thác các loại khác là 37 người chiếm tỷ lệ 14,3%.
Khai thác cây làm thuốc
Thực trạng khai thác dược liệu tại KVNC, tuy chiếm tỷ lệ thấp nhưng nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến TTV rừng. Người dân địa phương ở đây còn tập trung khai thác để mang bán với số lượng không nhiều. Việc khai thác mua bán và sử dụng tràn lan chưa có quy định quản lý, chính sách cụ thể làm cho nguồn nguyên liệu dần cạn kiệt. Qua phỏng vấn người dân, chúng tôi nhận thấy việc khai thác cây thuốc đang là một việc làm thường xuyên của một số người dân địa phương. Với việc khai thác quá mức như hiện nay, nhiều cây thuốc sẽ dần bị cạn kiệt, nhất là cây thuốc quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng như: Bách bộ (stemona tuberosa), Bổ cốt toái (Drynaria forunei), Hoàng đằng (Fibraurea tinctocia),… chính do sử dụng rừng và đất canh tác không hợp lý, khai thác bừa bãi đã làm suy giảm nhanh số lượng và thành phần loại cây thuốc.
Trong quá trình điều tra, chúng tôi chú ý đến cách sử dụng bộ phận của cây làm thuốc. Bởi vì nếu chỉ khai thác lá cây, hoa và quả thì khả năng sinh trưởng và phát triển của cây vẫn được duy trì, còn khi khai thác đối với thân cây, rễ cây và cả cây thì khả năng đó sẽ giảm, thậm chí là mất hẳn. Chúng tôi đã tiến hành điều tra, phỏng vấn ở 03 xóm là Vân Hán, Thịnh đức 1, Vân Hòa về việc khai thác cây dược liệu, kết quả trình bày bảng 4.14.
Từ việc điều tra về các hộ gia đình về việc khai thác cây dược liệu, một số loại cây khi được hỏi hầu như là 100% người dân đều khai thác để sử dụng thường xuyên như: Ngải cứu (Artemisia vulgaris L.), Dây đau xương (Tinospora sinensis Merr.), Ké hoa vàng (Sida rhombifolia L)… Như vậy, trên tổng số 184 loài cây thuốc trong KVNC nếu như không được quản lý chặt chẽ thì trong tương lại số lượng sẽ bị giảm sút hoặc nguy cơ tiệt chủng hoàn toàn và từ đó gây ảnh hưởng đến mất cân bằng sinh thái, TTV rừng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.