Xóm Số hộ Tổng nhân
khẩu
Nhu cầu gỗ củi ste/khẩu/năm Tổng nhu cầu gỗ củi ste/năm Văn Hán 30 115 5.4 621 La Đùm 30 128 5.5 704 Cầu Mai 30 113 5.0 565 Tổng nhu cầu 90 356 5.3 1.886,8
Nhu cầu gỗ củi năm 2010 2.564 9.822 5.3 52.056,6
Năm 2015 2.753 10.738 5.3 56.911,4
Dự báo đến năm 2020 3.010 11.740 5.3 62.222
Kết quả điều tra việc sử dụng gỗ củi ở 3 thôn;Văn Hán, La Đùm, Cầu Mai làm tiêu chuẩn để đánh giá nhu cầu gỗ củi của xã Văn Hán thì năm 2010 toàn xã sẽ cần 52.056,5 ste gỗ củi, năm 2015 sẽ cần 56.911,4 ste gỗ củi, dự báo năm 2020 nhu cầu cần là 62.222 ste gỗ củi. Đây là một con số quá lớn và đáng báo động và thấy rõ nguy cơ của sức ép dân số đối với thảm thực vật rừng.Trước những năm 2000, người dân khai thác gỗ củi làm chất đốt ở rừng trồng và rừng tái sinh. Từ năm 2010 đến nay trên địa bàn xã người dân sử dụng gỗ củi chủ yếu từ rừng. Mặc dù là khai thác từ rừng trồng được giao khoán nhưng với nhu cầu gỗ củi cao như vậy, thì mỗi gia đình cũng phải mất nhân công đi thu hái củi, người đi lấy củi trong rừng chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.
Theo số liệu điều tra cho thấy không tồn tại mối quan hệ rõ rệt giữa các hộ giàu, trung bình và nghèo với khối lượng gỗ củi sử dụng mà sự khác biệt chủ yếu nhất giữa các hộ là do mục tiêu sử dụng gỗ củi. Những hộ chăn nuôi lợn, nấu rượu và sao Chè thì cần nhiều gỗ củi hơn. Tồn tại mối quan hệ khá chặt chẽ giữa nhu cầu gỗ củi của hộ với số khẩu trong gia đình, số người trong gia đình càng lớn thì nhu cầu sử dụng gỗ củi càng cao. Như vậy, kế hoạch hoá gia đình ngoài việc đảm bảo cho cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc, xã hội văn minh còn là một giải pháp nhằm làm giảm khối lượng gỗ củi tiêu thụ trên địa bàn.Trong quá
trình điều tra, chúng tôi thấy việc sử dụng gỗ củi cho các nhu cầu sinh hoạt trong gia đình của người dân địa phương đã có từ lâu đời nay nhưng sự ảnh hưởng của nó đến hệ sinh thái rừng chỉ thực sự thể hiện rõ nhất từ khi người dân trồng chè và tăng diện tích trồng, chế biến chè vì đây là nguồn thu nhập mang lại lợi nhuận cao hơn trồng rừng. Hơn nữa với cây chè thì người cao tuổi hoặc trẻ em đều có thể tham gia vào các giai đoạn để tạo ra sản phẩm, còn trồng rừng, bảo vệ rừng thì chỉ những người có sức khỏe mới làm được công việc này. Chính vì cây chè có thu nhập cao nên trên địa bàn xã hiện nay người dân vẫn tiếp tục tự chuyển đổi đất rừng sang đất trồng chè.
Để chè có chất lượng cao và bán được giá, người dân địa phương thực hiện việc chế biến theo truyền thống đó là dùng củi để sao chè. Hoạt động sao chè đã sử dụng một lượng củi khá lớn, chiếm hơn 50% số lượng củi dùng trong mỗi gia đình. Chúng tôi tiến hành điều tra tại 5 xóm: Văn Hán, La Đùm, Cầu Mai, Thịnh Đức 1, Thịnh đức 2 về nguồn cung cấp củi cho sao chè, kết quả tổng hợp bảng 4.10: