Khai thác dược liệu Crinum asiaticum L

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của con người đến thảm thực vật, ở xã văn hán, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 87)

Tên cây Số hộ khai thác Các bộ phận khác Sử dụng chữa bệnh

Tên khoa học Tên địa

phương Hoa (+) Quả (-) Hạt (x) Thân Lá Cả cây

Acanthus leucostachyus Wall. Ô rô 45 + Thông tiểu,

hen, lỵ.

Artemisia vulgaris L. Ngải cứu 60 x

Điều kinh, an thai, kinh

không đều.

Tinospora sinensis Merr. Dây đau

xương 60 x

Chữa tê thấp, đau xương.

Sida rhombifolia L. Ké hoa

vàng 60 x

Chữa mụn nhọt, lợi tiểu,

nóng đỏ

Crinum asiaticum L. Náng hoa

trắng 60 x x

Sai khớp bong gân khi ngã, tê thấp, nhức

mỏi.

Tinospora crispa (L.) Miers. Dây ký

ninh 44 x Chữa sốt rét

Rau ăn

Do sống dựa vào nguồn tài nguyên rừng lên hàng ngày người dân vẫn vào rừng để lấy rau, quả, củ... làm thực phẩm. Các loại rau người dân hay lấy như: Rau ngót, Măng, Hoa chuối, Bò khai... chủ yếu phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, một số ít thì mang đi bán.

Măng được khai thác nhiều nhất, những loại rau khác được khai thác không nhiều chủ yếu phục vụ gia đình. Măng khai thác dùng làm thức ăn hằng ngày của người dân và mang ra chợ bán đây cũng là một nguồn thu nhập của người dân. Măng được khai thác vào mùa xuân và mùa hè. Lượng măng thu hái trung bình của một người trung bình từ 10-15 kg/người/ngày (giá bán dao động

từ 5.000-13.000đ/kg). Hoạt động khai thác măng có ảnh hưởng mạnh tới tài nguyên rừng, với cường độ khai thác như vậy thì khả năng tái sinh của rừng không thể đáp ứng được, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng phòng hộ, giữ nước của rừng.

Ngoài việc thu hái các loài cây để làm thực phẩm cho con người thì người dân còn phải lên rừng lấy các loại rau rừng như: Cây chuối rừng, cây ráy… về để nấu cám lợn; lấy lá cây và các loại cỏ ở trên rừng làm thức ăn cho trâu, bò.

Tóm lại: các hoạt động khai thác trên đã gây ảnh hưởng lớn đến khả năng tái sinh bằng hạt và chồi mầm của rừng, ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của thảm thực vật rừng, làm cho nhiều loài trở nên ít xuất hiện tại KVNC. Vì vậy, cần có biện pháp sử dụng và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên này.

Khai thác cây cảnh và các vật liệu khác

Nhóm này gồm cây làm cảnh, nguyên liệu đan lát các công cụ, cây làm thủ công mỹ nghệ, công cụ sử dụng hàng ngày trong gia đình. Do chỉ khai thác để sử dụng trong gia đình nên mức độ khai thác không nhiều. Số lượng của chúng cũng không có nhiều và phân bố rải rác ở các khu rừng tự nhiên núi đất như: Tre gai phân bố chủ yếu ở ven rừng, ven đường đi. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi cho sự phục hồi các nhóm tài nguyên rừng.

Như vậy, sử dụng LSNG ở khu vực nghiên cứu cho thấy sự phụ thuộc của người dân ở đây là không nhiều mặc dù số lượng các loài LSNG được sử dụng là tương đối phong phú. Chủ yếu người dân khai thác tự do khi có nhu cầu, chủ yếu là để sử dụng trong gia đình. Tuy nhiên, do nhận thức chưa đầy đủ về giá trị của rừng với đời sống và bảo vệ môi trường, cũng như trong các biện pháp quản lý chưa hiệu quả nên tài nguyên rừng ở đây nói chung và LSNG nói riêng vẫn có nguy cơ tiếp tục bị suy giảm.

4.5.1.9. Lửa rừng

cháy rừng không những hủy diệt toàn bộ những cây rừng trên mặt đất mà còn hầu hết các loài vi sinh vật dưới lòng đất cũng bị ảnh hưởng và phải mất một thời gian dài và tốn kém mới phục hồi được mà chỉ là những cây tiên phong phục hồi sau cháy.

Tại KVNC, công tác PCCCR đã được xã chỉ đạo sát sao, hàng năm xã cũng đã bổ sung và hoàn thiện và tổ chức diễn tập chữa cháy rừng. Năm 2007 đến 2009 trên địa bàn xã cũng xảy ra 01 vụ cháy rừng tại xóm Đoàn Lâm với tổng diện tích khi đo đếm được là 5ha tuy nhiên, được sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Ban và Chính quyền địa phương, vụ cháy đã được dập tắt và khắc phục bằng cách đốn tỉa cây bị cháy và trồng mới. Nguyên nhân xảy ra cháy là do người dân đốt bãi để trồng cây, thời tiết khô hanh nên không khống chế được đám cháy. Tuy nhiên, do làm tốt công tác tuyên truyền quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng nên từ năm 2010 đến nay không xảy ra vụ cháy rừng nào trong xã.

Do người dân tác động sâu sắc đến tài nguyên rừng, nhưng đời sống người dân ở KVNC vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, với tốc độ phát triển dân số và lao động hiện tại là 1,3%, sẽ làm cho diện tích đất nông nghiệp giảm đi, nghèo và sức ép dân số tới tài nguyên rừng ngày càng cao và đang là hiện hữu. Do vậy, chính quyền địa phương cần có những biện pháp và chính sách để cải thiện tình trạng gia tăng dân số, tăng cường vận động người dân trong biệc bảo vệ thảm thực vật rừng.

Như vậy, các nguyên nhân chính của con người tác động đến thảm thực vật ở xã Văn Hán làm suy giảm diện tích rừng, suy giảm tính đa dạng sinh học... là do: (1) hoạt động chuyển đổi đất rừng thành mục đích sử dụng khác (2) hoạt động khai thác gỗ, củi để làm nhà, đồ dùng, chuồng trại chăn nuôi và làm chất đốt; trung bình mỗi người dân ở xã mỗi năm phải sử dụng 5,3 ste gỗ củi làm chất đốt trong đó gỗ củi cho sao chè chiếm hơn 50%; (3) thả rông gia súc; (4) hoạt động canh tác nương rẫy trước những năm 2000; (5) hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; (6) hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ; (7) cháy rừng. Các

nguyên nhân trên là để giải quyết nhu cầu về chỗ ở và đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân KVNC.

4.5.2. Những tác động tích cực của con người đến tài nguyên rừng

Bên cạnh những hoạt động tiêu cực có ảnh hưởng tới tài nguyên rừng, thì người dân địa phương cũng có những hoạt động tích cực nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên rừng. Chúng tôi tập chung nghiên cứu một số hoạt động mang tính tích cực như: Hoạt động trồng rừng, công tác quản lý, bảo vệ rừng.

4.5.2.1. Hoạt động trồng rừng

Hoạt động trồng rừng có vai trò hết sức to lớn đối với đời sống con người, đảm bảo cho phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên. Tại KVNC, diện tích và chất lượng rừng tự nhiên đã giảm đi nhiều. Do đó, cần phải có những chính sách, kế hoạch, dự án trồng rừng cụ thể và sớm nhất để nâng cao độ che phủ rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo thu nhập và làm giàu từ rừng, đem lại nguồn lợi kinh tế cho người dân.

Dưới đây là bảng kết diện tích đất lâm nghiệp có rừng của xã Văn Hán từ năm 2007 - 2010:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của con người đến thảm thực vật, ở xã văn hán, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 87)