Phương pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của con người đến thảm thực vật, ở xã văn hán, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 34)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.2. Phương pháp cụ thể

2.4.2.1. Phương pháp tìm hiểu tác động của người dân địa phương đến diện tích rừng và tài nguyên rừng tại KVNC

Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn PRA, trong đó công cụ chủ yếu được sử dụng là phỏng vấn người cấp tin chính, chú trọng tới cán bộ quản lý, cán bộ khuyến nông khuyến lâm xã, cán bộ hạt kiểm lâm huyện. Nội dung chủ yếu tập trung các vấn đề:

- Tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên rừng; sử dụng diện tích đất rừng;

- Các dự án đầu tư và phát triển vốn rừng trên địa bàn xã;

- Tình hình thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp của nhà nước; - Các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng trong việc xây dựng và phát triển rừng; - Chọn một số nơi để khảo sát đánh giá trên thực địa.

2.4.2.2. Phương pháp điều tra thu mẫu và sử lý số liệu

- Phỏng vấn cán bộ phòng NN và PTNT Huyện, trạm khuyến nông và kiểm lâm xã Văn Hán, để nắm bắt tính hình chung về tài nguyên rừng của xã và thu thấp các số liệu liên quan.

- Phương pháp điều tra các trạng thái thảm thực vật rừng được tiến hành theo tuyến trên cơ sở làm việc với chính quyền địa phương:

Bước 1. Điều tra khảo sát tổng thể để nắm được các đặc điểm chung trên cơ sở đó phân loại đối tượng và chọn các điểm điều tra tiếp theo

Bước 2. Trên cơ sở bước 1 tiến hành đánh giá chi tiết về các vấn đề: Các trạng thái thảm thực vật KVNC; những tác động của con người đến thảm thực vật; các biện pháp kỹ thuật đã sử dụng; các chính sách ảnh hưởng tới phát triển vốn rừng.

Bước 3. Xác định tuyển điều tra để thu thập số liệu, xác định OTC để đo đếm các số liệu cận thiết.

a. Phương pháp tuyến điều tra(TĐT) và ô tiêu chuẩn (OTC)

* Tuyến điều tra

Tuyến điều tra (TĐT): Căn cứ vào địa hình cụ thể của khu vực nghiên cứu lập các tuyến điều tra. Các thông tin từ ban quản lý, cán bộ chuyên môn, người dân địa phương... Các tuyến điều tra đi qua tất cả các trạng thái rừng,các dạng địa hình, đai độ cao, các trạng thái rừng bị phá huỷ hay suy thoái do tác động của con người. Tuyến điều tra có hướng vuông góc hoặc song song với đường đồng mức, khoảng cách giữa các tuyến điều tra là 50-100 m tùy vào loại hình cụ thể của từng quần xã. Dọc tuyến điều tra bố trí các ô tiêu chuẩn (OTC) và các ô dạng bản để thu thập số liệu.

* Ô tiêu chuẩn (OTC)

Điều tra theo ô tiêu chuẩn (OTC), tại mỗi trạng thái thảm thực vật, chúng tôi lập 6 OTC ở các vị trí: đỉnh đồi (2 OTC), lưng đồi (2 OTC) và chân đồi (2 OTC). Mỗi OTC có kích thước (20m x 20m) đối với trạng thái rừng, kích thước (10m x 10m) đối với thảm cây bụi và 1m2 (1m x 1m) đối với thảm cỏ thấp. Tổng số OTC được lập là 36.

Cách bố trí ô tiêu chuẩn trong các trạng thái thảm thực vật

Trong mỗi OTC, chúng tôi mô tả vị trí địa lý, hướng phơi, độ dốc, độ cao tương đối, lịch sử hình thành, thời gian phục hồi, đặc trưng thổ nhưỡng; điều tra về thành phần loài, kiểu dạng sống (dựa trên sự phân chia nhóm dạng sống của Raunkiaer (1934), số lượng cây, chiều cao, độ che phủ, sự phân tầng.

Tại mỗi OTC đặt các ô dạng bản. Tùy theo kích thước OTC là 100m2hay 400m mà đặt 5 ô dạng bản có diện tích 4 m2(2m x2 m) bố trí theo hình gọng vó hoặc 9 ô dạng bản có diện tích 25 m2(5 m x 5m). S = 4 m2 S = 100 m2 S = 25 m2 S = 400 m2

Thuthập cácsốliệuvề cây gỗ:

- Đo chiều cao cây - chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc) được đo bằng thước đo chiều cao Blumeleiss, đo theo nguyên tắc lượng giác (trị số trung bình của 3 lần đo). Những cây có chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc) từ 4m trở xuống được đo bằng sào có chia vạch đến 0,1m.

- Đo đường kính cây tại điểm cách mặt đất 1,30 m (D1,30 cm) - đường kính ở độ cao ngang ngực. Những cây có đường kính từ 20cm trở xuống được đo trực tiếp bằng thước kẹp với độ chính xác 0,10 cm, đo theo 2 hướng Đông Tây và Nam Bắc, sau đó tính trị số trung bình. Cây lớn hơn 20cm được đo chu vi bằng thước dây, tra bảng tương quan đường kính - chu vi, tính được đường kính tương ứng.

- Đo đường kính tán cây gỗ (Dt): được đo bằng thước dây và sào trên hình chiếu thẳng đứng của tán lá, đo theo 2 hướng Đông Tây và Nam Bắc, sau đó tính trị số trung bình.

+ Độ che phủ được xác định bằng quan trắc và ước tính tỷ lệ phần trăm diện tích đất bị thảm thực vật che phủ. Độ che phủ được tính theo tỷ lệ phần trăm.

Đánh giá độ nhiều: Độ nhiều là mức độ tham gia của 1 loài thực vật nào đó trong quần xã về số lượng cá thể. Người ta đã đưa ra nhiều loại thang thống kê độ nhiều khác nhau; trong luận văn này, chúng tôi sử dụng thang 6 cấp hay còn gọi là thang Drude (theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008) được trình bày ở bảng 1.1.

Bảng 1.1. Ký hiệu mức độ nhiều của thực bì theo Drude

Ký hiệu Đặc điểm thực bì

Soc Số cá thể của loài mọc thành thảm rộng khắp, chiếm trên 90% Cop3 Số cá thể của loài rất nhiều, chiếm 70 - 90%

Cop2 Số cá thể của loài nhiều, chiếm 50 - 70%

Cop1 Số cá thể của loài tương đối nhiều, chiếm 30 - 50% Sp Số cá thể của loài mọc rải rác phân tán, chiếm 10 - 30% Sol Số cá thể của loài gặp rất ít, chiếm dưới 10%

b. Phương pháp điều tra phỏng vấn người dân

Trực tiếp phỏng vấn người chủ rừng hoặc các cơ quan chuyên môn (chi cục kiểm lâm, UBND xã Văn Hán) để nắm được các thông tin về điều kiện

tự nhiên ở khu vực nghiên cứu, trạng thái của rừng, tên các loài thực vật (tên địa phương), những tác động của con người và động vật…

Tiến hành thảo luận, lấy ý kiến, phân tích khó khăn thuận lợi, đề xuất giải pháp quản lý phát triển bền vững thảm thực vật rừng.

c. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Xác định các trạng thái thảm thực vật dựa theo khung phân loại của UNESCO (1973). Phân tích phổ dạng sống theo Raunkiaer (1934).

- Xác định tên các loài cây theo Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1992 - 1993), theo “Danh lục thực vật Việt Nam” (tập 1,2,3) để chỉnh lí và lập danh lục các loài thực vật tại vùng nghiên cứu.

- Xác định tên khoa học của các loài thực vật theo danh mục các loài thực vật Việt Nam (2003, 2005), những loài chưa xác định được tên thì lấy cành, lá, hoa... về phân tích trong phòng thí nghiệm của Khoa Sinh Trường ĐHSP.

- Đếm số loài, độ tuổi, sự phân tầng. - Phân loại thảm thực vật.

Chương 3

ĐIỀU KIÊN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của con người đến thảm thực vật, ở xã văn hán, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)