Diện tích đất lâm nghiệp có rừng của xã Văn Hán từ năm 2007 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của con người đến thảm thực vật, ở xã văn hán, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 87 - 90)

từ năm 2007 - 2010

Năm

Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2010

1. Diện tích đất lâm nghiệp

- Rừng sản xuất Ha 2160 3382,2 3432,2 3723,02

- Rừng phòng hộ Ha 214 214 214 214

2. Trồng rừng

- Trồng theo dự án Ha 60 40 20 46

- Nhân dân tự trồng Ha 71 45 30 50

(Nguồn: Ban kinh tế - UBND xã Văn Hán)

Diện tích đất rừng của Xã tương đối lớn, chiếm tới hơn 60% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó chủ yếu là rừng trồng và rừng tái sinh với tổng diện tích

3723,2 ha, còn lại 214 ha là rừng phòng hộ. Mặc dù diện tích rừng của Xã lớn nhưng hiệu quả kinh tế đem lại từ rừng còn thấp, các loại cây trồng chủ yếu là keo, bạch đàn, mỡ và cây bản địa. Hơn 70% diện tích đất rừng là do Lâm trường quản lý, phần còn lại giao cho người dân quản lý. Nhưng hiện nay cơ chế quản lý và phân định ranh giới chưa rõ ràng gây khó khăn cho việc trồng và khai thác cây lâm nghiệp.

Hiện nay diện tích trồng rừng bổ sung của Xã qua 4 năm có xu hướng giảm xuống. Năm 2007, tổng diện tích rừng trồng mới là 131 ha, trong đó nhân dân tự trồng 71 ha, còn 60 ha là trồng theo dự án trồng cây phân tán. Năm 2008, diện tích trồng mới là 85 ha; năm 2009 trồng được 50 ha: năm 2010 trồng được 96 ha.

Đến năm 2011, dự án trồng rừng của xã đã tăng lên với tổng diện tích trồng rừng là 289,75ha với 180 hộ tham ra với 14 xã là: Cầu Mai, Đoàn Lâm, Làng Cả, Hòa Khê, La Đùm, Vân Hán, Làng Hỏa, La Củm, Ấp Chè, La Đàn, Phả Lý, Thịnh Đức1, Thịnh Đức 2. Tuy nhiên, hiệu quả trồng rừng của toàn xã vẫn chưa cao, do hiểu biết về kỹ thuật trồng rừng của người dân còn thấp, cây trồng sinh trưởng phát triển kém dẫn đến sản lượng gỗ thấp khoảng 25m3 /ha, gỗ lớn 20 - 25 ste củi, cành, hiệu quả kinh tế không cao. Đời sống nhân dân trên địa bàn đa phần còn gặp nhiều khó khăn nên hoạt động đầu tư vào công tác bảo vệ và phát triển rừng còn hạn chế.

Cơ cấu cây trồng rừng sản xuất bước đầu đã có sự lựa chọn theo định hưởng sản phẩm và điều kiện thực tế địa phương, từng bước hình thành vùng nguyên liệu có quy mô khá như: Keo, Bạch đàn và Mỡ. Trong trồng rừng một số tiến bộ đã được áp dụng như: chọn giống, nhân giống, làm đất, chăm sóc, dọn rừng, bảo vệ góp phần nâng cao đáng kể năng suất và hiệu quả trồng rừng. Trong quá trình thực hiện trồng rừng đã kết hợp trồng rừng tập trung và trồng rừng phân tán.

* Các loại mô hình trồng rừng ở địa phương

keo lá tràm trồng vào những năm 1995 theo dự án FAM, với mục đích ban đầu là phủ xanh đất trống đồi núi trọc; Xoan, Trám, Sấu được trồng phân tán quanh vườn nhà, trồng trên đất sau nương rẫy với mục đích tận dụng gỗ và quả trám, sấu góp phần sử dụng trong dân và bán cho người tiêu dùng. Tuy nhiên những loài cây này sinh trưởng chậm thường ít được chú ý gây trồng do đó diện tích nhỏ.

(2) Trồng rừng theo dự án 5 triệu ha rừng, rừng trồng cây gỗ nhỏ như Keo tai tượng, Bạch đàn và Mỡ được trồng nhiều và phát triển nhanh thành hàng hóa; rừng trồng này cung cấp sản phẩm gỗ, gồm: vật liệu xây dựng, đồ mộc gia dụng, nguyên liệu giấy, ván dăm, dăm, trụ mỏ.

(3) Rừng trồng lâm sản ngoài gỗ như Tre, Vầu lấy măng, Luồng, Quế, Trám ghép... mô hình này còn nhỏ lẻ, chưa phát triển tập trung thành quy mô lớn. Mô hình này chủ yếu do người dân trồng trên đất được giao cho hộ gia đình.

(4) Rừng trồng các loài gỗ lớn, cây bản địa như: Lát hoa, Trám, Sấu còn rất hạn chế, chỉ có quy mô nhỏ lẻ do các hộ gia đình tự trồng trên đất được giao.

Qua điều tra trên thực tế tại địa phương chúng tôi thấy với mô hình (2) Trồng rừng theo dự án 5 triệu ha rừng là mô hình phổ biến nhất. Ở mô hình này người dân trồng rừng thuần loài là chính gồm: rừng trồng Keo lai, chu kỳ 7 năm; rừng trồng keo tai tượng, chu kỳ 7-9 năm; rừng trồng bạch đàn (hiện còn ít), chu kỳ là 7-10 năm; rừng trồng Mỡ, chu kỳ từ 8-15 năm.

- Các mô hình rừng nay đã góp phần nâng cao độ che phủ của rừng, có vai trò ý nghĩa môi trường rất quan trọng như:

+ Cải thiện điều kiện đất: vật rơi rụng của thực vật trên bề mặt đất qua quá trình phân giải vi sinh vật, nấm đã trả lại nguồn hữu cơ cho hệ sinh thái đất, riêng với loài cây Keo thì rễ còn có khả năng trả lại độ phì cho đất nhờ hệ thống nốt sần trên rễ.

+ Bảo vệ đất, chống xói mòn với các mô hình rừng trồng trên các loài cây mọc nhanh chỉ sau ba năm là cây đã giao tan, tạo thành tầng che phủ nên tác dụng phòng hộ bảo vệ và hạn chế xói mòn. Hiệu quả này minh chứng cho các chức năng phòng hộ của các cây rừng và có vai trò trong phát triển kinh tế xã hội

của địa phương.

Dự án được triển khai đã phần nào được giải quyết những khó khăn về mặt kinh tế tạo đà để người dân cố gắng đầu tư trồng và phủ xanh hàng ngàn ha đất trống đồi trọc.

4.5.2.2. Hoạt động khoanh nuôi xúc tiến tái sinh

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng là quá trình lợi dụng triệt để khả năng tái sinh tự nhiên với sự can thiệp hợp lý của con người nhằm thúc đẩy quá trình tái tạo thông qua các biện pháp kỹ thuật lâm sinh và vận dụng quy luật diễn thế sinh thái tự nhiên của thảm thực vật để phục hồi rừng và thông qua những biện pháp bảo vệ ngăn chặn tác động phá hoại đến thảm thực vật rừng, chặt phá của con người. Đây là giải pháp quan trọng nhằm duy trì và phục hồi một số khoảnh rừng tái sinh có diện tích nhỏ từ 0,6 đến 2ha còn sót của một số hộ dân trên địa bàn xã hiện nay.

Khi điều tra tại KVNC, hoạt động khoanh nuôi phục hồi rừng chỉ đơn thuần là khoanh vùng bảo vệ cho không có người khai thác trộm và thảm thực vật phục hồi tự nhiên, ít có tác động bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, nếu có chỉ là dọn rừng, phát quang mỗi năm 1 lần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của con người đến thảm thực vật, ở xã văn hán, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 87 - 90)